BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy người dân nông thôn, khu vực miền núi, nâng cao nhận thức về phòng tránh thai và viêm nhiễm đường sinh sản can thiệp tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 96)

3.1. Mức độ đáp ứng nhu cầu của đối tƣợng can thiệp

Mặc dù can thiệp chỉ triển khai trong thời gian hai năm, huyện Tiên Yên vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn trong cơng tác chăm sóc SKSS ngƣời dân, tuy nhiên, kết quả từ giám sát và đánh giá can thiệp cũng cho thấy những kết quả đáng khích lệ, thể hiện trên nhiều phƣơng diện.

a) Lãnh đạo UBND huyện và xã, tham gia vào BĐH, đƣợc nâng cao năng lực về quản lý, có khả năng điều phối hiệu quả các tổ chức chính quyền, các tổ chức y tế cấp dƣới, cũng nhƣ huy động sức dân vào giải quyết vấn đề của cộng đồng. b) Cán bộ y tế từ cấp huyện, cấp xã, đến cấp thôn bản đƣợc nâng cao về kiến thức,

kỹ năng về quản lý cũng nhƣ chuyên môn, thông qua tập huấn và tham gia trực tiếp vào các hoạt động can thiệp.

c) Ngƣời dân, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản,đƣợc tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng kế hoạch can thiệp, đƣợc nhận thông tin về PTT và VNĐSS từ các hoạt động truyền thông và tƣ vấn; đƣợc tiếp cận dễ dàng các dịch vụ khám và chăm sóc sức khỏe định kỳ với chất lƣợng tốt hơn trƣớc trong khi vẫn có thể duy trì mọi sinh hoạt và cơng việc nhƣ bình thƣờng.

3.2. Mối liên hệ giữa kiến thức, lý thuyết, phƣơng pháp ứng dụng và kiến thức thực tế thực tế

Trong quá trình thực hiện đề tài can thiệpThúc đẩy ngƣời dân khu vực

nông thôn miền núi nâng cao nhận thức về SKSS, NVXH đã nỗ lực ở mức cao

nhất để áp dụng và tuân thủ đúng những lý thuyết căn bản của PTCĐ, bao gồm: a) PTCĐ dựa trên cách tiếp cận từ dƣới lên (Bottom-up). Vấn đề SKSS và các hoạt

động can thiệp đƣợc xuất phát từ nhu cầu của ngƣời dân. Can thiệp đã tận dụng và phát huy đƣợc những chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc liên quan tới vấn đề này.

chính quyền đƣợc xác định là một nhân tố bên trong, một thành phần quan trọng của cộng đồng, khơng phải là một lực lƣợng đứng bên ngồi hoặc bên trên cộng đồng.

c) Phát huy nội lực của cộng đồng trong giải quyết vấn đề của chính mình. NVXH khơng “làm thay”, “làm cho” ngƣời dân mà chỉ đóng vai trị là ngƣời trợ giúp. d) Tạo ra sự chuyển biến tích cực cho cộng đồng thông qua nâng cao nhận thức,

thái độ, hành vi của ngƣời dân về PTT và VNĐSS.

e) Xem xét, đánh giá các khía cạnh khác nhau của vấn đề can thiệp dựa trên bằng chứng xác thực thông qua giám sát, đánh giá và sự tham gia của cộng đồng.

Trong bối cảnh CTXH chuyên nghiệp ở Việt Nam còn là một nghề mới, đang từng bƣớc khẳng định vị thế và vai trị của mình trong cơng tác phát triển thì những sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật từ bên ngoài là rất quan trọng, giúp cho những tri thức nghề đƣợc đƣa vào áp dụng trong thực tiễn cuộc sống và phát huy hiệu quả. Điều nàycũng góp phần làm thay đổi nhận thức của ngƣời dân về nghề CTXH theo hƣớng tích cực.

Việc áp dụng những kiến thức, lý thuyết, phƣơng pháp luận vào thực hành PTCĐ giúp cho can thiệp đƣợc triển khai bài bản và mang lại những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, q trình thực hiện can thiệp cũng gặp một số bất cập khiến các lý thuyết CTXH không thể áp dụng một cách nguyên bản trong thực tiễn mà đòi hỏi sự linh hoạt cao của NVXH để điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh.

Thứ nhất,phƣơng pháp dựa vào nội lực để PTCĐ là một cách tiếp cận lý

tƣởng xét về mặt lý thuyết. Nghĩa là phƣơng pháp này dựa vào những nguồn lực nội tại của cộng đồng và định hƣớng của chính ngƣời dân sinh sống tại cộng đồng để giải quyết vấn đề của chính họ hơn là do định hƣớng đƣợc khởi xƣớng bởi những ngƣời bên ngoài nhƣ NVXH hoặc cơ quan hỗ trợ. Trên thực tế, nội lực của cộng đồng luôn là nguồn tài nguyên quý giá với bất kỳ can thiệp theo hƣớng PTCĐ nào. Tuy nhiên, các nguồn lực bên trong này đóng vai trị là những điều kiện cần mà chƣa phải là những điều kiện đủ để giúp cộng đồng phát triển. Những nguồn lực hỗ trợ về tài chính từ bên ngồi, dù nhiều hay ít, cũng là những mối lợi trƣớc mắt mà nhà đầu tƣ, cơ quan hỗ trợ và NVXH mang lại cho cộng đồng. Nó giống nhƣ một

chất xúc tác để giúp cộng đồng có thêm động lực để phát triển.Trƣớc khi thuyết phục cộng đồng bằng khả năng chuyên môn, cơ quan hỗ trợ và NVXH cần thuyết phục họ bằng những lợi ích cụ thể và ngay lập tức. Ngƣời làm PTCĐ không thể đến đặt vấn đề hỗ trợ địa phƣơng với một kho tàng kiến thức trong đầu và hai bàn tay trắng.

Thứ hai, về mặt lý thuyết, nguyên tắcPTCĐ là áp dụng cách tiếp cận từ dƣới

lên, tức là vấn đề phải xuất phát từ nhu cầu cộng đồng. Tuy nhiên, trong thực tế, các cộng đồng nghèo thƣờng có rất nhiều nhu cầu khác nhau. Việc lựa chọn vấn đề can thiệp trong nhiều trƣờng hợp không thể chỉ dựa trên nhu cầu ngƣời dân mà còn phảiphù hợp với định hƣớng của nhà tài trợ cũng nhƣ chính sách của nhà nƣớc. Do đó, việc kết hợp giữa hai cách tiếp cận, từ dƣới lên và từ trên xuống là cần thiết để sử dụng và phát huy tối đa những nguồn lực từ các chƣơng trình của nhà nƣớc đã triển khai, các nguồn hỗ trợ, đảm bảo về tính pháp lý và tính bền vững của can thiệp. Trong can thiệp này, phƣơng pháp tiếp cận từ dƣới lên đƣợc áp dụng trong các hoạt động xác định nhu cầu của cộng đồng, xác định vấn đề cần can thiệp và có sự tham gia tự nguyện của ngƣời dân trong tất cả các khâu của can thiệp, từ lập kế hoạch, triển khai hoạt động, cho đến giám sát đánh giá và báo cáo. Phƣơng pháp tiếp cận từ trên xuống đƣợc áp dụng thông qua việc lồng ghép các mục tiêu, hoạt động của can thiệp với những chƣơng trình y tế, hệ thống y tế của nhà nƣớc đã đƣợc thiết lập từ trƣớc. Nghĩa là, can thiệp không thiết lập một hệ thống mới, hoạt động độc lập với hệ thống y tế nhà nƣớc mà dựa trên hệ thống, chƣơng trình đã có sẵn để nâng tầm nó lên. Can thiệp tập trung vào bồi dƣỡng năng lực chocán bộ y tếđể họ có thể hồn thành tốt nhiệm vụ đƣợc nhà nƣớc giao phó. Nhƣ vậy, khi cán bộ y tế, ngành y tế hồn thành tốt nhiệm vụ nhà nƣớc giao phó thì cũng đồng nghĩa với việc can thiệp đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Có thể thấy, sự thành cơng hay thất bại của việc vận dụng lí thuyết vào thực tế phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của NVXH trong việc thực hiện các vai trị khác nhau.Vì vậy, ngoài việc nắm vững những kiến thức, kỹ năng về PTCĐ, NVXH cần phải có đam mê nghề nghiệp, tinh thần học hỏi, ý chí quyết tâm và nỗ lực rèn luyện để khơng ngừng nâng cao trình độ và đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu công việc.

3.3. Những thuận lợi, khó khăn trong q trình can thiệp và biện pháp khắc phục

Đối với một can thiệp theo hƣớng PTCĐ, thuận lợi và khó khăn là hai vấn đề luôn tồn tại song song ngay từ khi bắt bắt đầu ý tƣởng cho đến khi kết thúc can thiệp. Một số thuận lợi chính trong q trình can thiệp là.

Sự ủng hộ của lãnh đạo và người dân địa phương:Đây là yếu tố quan trọng

nhất đối với một can thiệp theo hƣớng PTCĐ. Bởi vì nếu khơng có sự ủng hộ này, mọi hoạt động can thiệp sẽ không thể đƣợc triển khai.

Sự hỗ trợ tài chính từ tổ chức nước ngồi:Mặc dù khơng phải là yếu tố quyết

định sự thành công của một can thiệp theo hƣớng PTCĐ nhƣng sự hỗ trợ này là một nguồn lực cần thiết giúp cho NVXH và cộng đồng có thể triển khai các họat động can thiệpnhƣ đã đề ra.

Sự hỗ trợ chuyên môn: Can thiệp này đƣợc sự hỗ kỹ thuật của Công ty Tƣ

vấn Đầu tƣ Y tế (CIHP), một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong triển khai và hỗ trợ các dự án PTCĐ có sự đầu tƣ nƣớc ngồi. Ngƣời thực hiện đề tài can thiệp, là cán bộ phụ trách dự án của cơ quan hỗ trợ, đƣợc đào tạo chuyên nghiệp về CTXH và là ngƣời trực tiếp thiết kế, triển khai các hoạt động can thiệp dƣới cộng đồng.Vì vậy, những hoạt động can thiệptrong khn khổ đề tài này đều có cơ sở lý thuyết vững chắc. Đây cũng chính là điểm mới và khác biệt rõ rệt nhất của đề tài can thiệp này với các can thiệp khác.

Các chính sách của nhà nước: Chăm sóc SKSS là một nội dungnằm trong

chƣơng trình mục tiêu quốc gia về chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân trong giai đoạn hiện nay. Những nguồn lực từ phía nhà nƣớc nhƣ hệ thống quản lý, chính sách, con ngƣời, cơ sở hạ tầng,… đƣợc kết hợp với những nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài sẽ tạo ra một sức mạnh cộng hƣởng và có tính bền vững.

Bên cạnh những thuận lợi, can thiệp cũng đã đƣơng đầu với hàng loạt những khó khăn, đặc biệt là vào giai đoạn mới bắt đầu.

Về ngôn ngữ: trên 50% phụ nữ huyện Tiên Yên là ngƣời dân tộc thiểu số,

nhiều ngƣời trong số họ khơng nói đƣợc tiếng Kinh. Y tế thôn bản phải sử dụng tiếng dân tộc khi thực hiện truyền thơng cho nhóm đối tƣợng này. Tuy nhiên, việc

chuyển ngữ cũng gặp một số khó khăn do một số thuật ngữ chun mơn khơng có từ tƣơng đƣơng trong tiếng dân tộc.

Về tôn giáo: Trên địa bàn huyện Tiên Yên có hai cụm dân cƣ thuộc hai xã

ngƣời dân theo đạo Thiên Chúa. Hoạt động tuyên truyền về chủ đề các biện pháp PTT hiện đại, tại các địa điểm này, đã không nhận đƣợc sự ủng hộ của một số giáo dân vì quan điểm và niềm tin của họ nghiêng về phía tơn giáo. Họ chỉ chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai tự nhiên thay vì áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Chính vì vậy, các hoạt động tun truyền về PTT cho nhóm đối tƣợng này chƣa mang lại hiệu quả nhƣ mong đợi.

Thiếu tự tin: Từ những buổi làm việc đầu tiên với cộng đồng, một số cán bộ

y tế mà sau này là thành viên trong BĐH, cảm thấy lo lắng về năng lực làm truyền thông giáo dục sức khỏe của đội ngũ y tế thơn bản. Bởi vì, ở thời điểm đó, những y tế thơn bản thiếu cả kiến thức về chăm sóc SKSS lẫn kỹ năng truyền thông. Nhiều ngƣời trong số họ đã cao tuổi nên khả năng tiếp thu và vận dụng cái mới vào thực tế cơng việc gặp nhiều khó khăn. Phụ cấp cơng việc ít ỏi nên nhiều Y tế thơn khơng gắn bó với cơng việc lâu dài. Bản thân khơng ít y tế thơn bản cũng cảm thấy không tự tin để tham gia vào công việc này.

Trƣớc tình hình đó, NVXH cùng BĐH huyện đã họp và thống nhất sẽ kéo dài thời lƣợng tập huấn để tất cả y tế thơn bản có thể nắm vững kiến thức chuyên mơn và có cơ hội đƣợc thực hành kỹ năng ngay tại lớp để cùng trao đổi rút kinh nghiệm. Việc làm này, một mặt giúp nâng cao năng lực cho Y tế thôn, mặt khác cũng giúp họ làm quen và tự tin hơn khi nói chuyện trƣớc đám đơng. Những Y tế thơn làm chƣa tốt sẽ tiếp tục nhận đƣợc sự giám sát hỗ trợ trực tiếp, liên tục và thƣờng xuyên bởi cán bộ y tế xã. Bên cạnh đó, BĐHđịa phƣơng cũng sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ từ bên ngoài để bổ sung thêm một phần phụ cấp nhỏ cho y tế thôn bản nhằm mang lại những lợi ích thiết thực cho họ khi tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, trong khi họ chƣa nhận đƣợc sự hỗ trợ cần thiết của nhà nƣớc.

Về sự tham gia: Trong những buổi truyền thông đầu tiên, việc mời ngƣời dân

vậy, BĐH huyện đã chỉ đạo BĐH xã và nhóm nịng cốt ở các thơn bản dành nhiều thời gian và sức lực để đến vận động từng đối tƣợng tham gia. Khác với những cuộc họp truyền thống trƣớc đây (là ngƣời dân chỉ nghe lãnh đạo phổ biến rồi về), đến với buổi truyền thơng, chị em có nhiều cơ hội để đƣợc thoải mái giao lƣu, trò chuyện và đƣợc nói lên quan điểm của mình về chủ đề SKSS mà tất cả mọi ngƣời cùng quan tâm. Can thiệp cũng thiết kế một phần kinh phí nhỏ (70 nghìn đồng/buổi) để hỗ trợ trà nƣớc phục vụ những ngƣời tham gia. Ấn tƣợng tốt từ những buổi đầu tham gia, các buổi tiếp theo, ngƣời dân đã chủ động tích cực tham gia theo đúng lịch đƣợc thơng báo từ buổi truyền thơng trƣớc đó.

Sự thờ ơ: Trong khi hầu hết các cán bộ y tế từ cấp huyện đến cấp xã và đội

ngũ y tế thôn bản đều rất háo hức và nhiệt tình với cơng việc thì có một số ngƣời tỏ ra thờ ơ. Họ khơng muốn tham gia vào các hoạt động can thiệp vì bản thân họ chƣa sẵn sàng thay đổi và chƣa tin tƣởng rằng việc triển khai các hoạt động can thiệpcó thể mang lại sự thay đổi tích cực về vấn đề sức khỏe cho ngƣời dân cộng đồng. Mặc dù không thể thuyết phục ngay lập tức những thành phần này để họ tin tƣởng và tham gia vào các hoạt động nhƣngNVXH và BĐHđịa phƣơng vẫn kiên trì vận động và tạo điều kiện để họ tham dự vào một số hoạt động nhƣ tập huấn, nghe truyền thơng… Từ đó, họ hiểu hơn về những hoạt động can thiệp đang triển khai. Sau một thời gian, một số ngƣời trong số họ cũng đã trở thành những thành viên tích cực trong BĐHcấp xã và hỗ trợ tích cực cho hoạt động truyền thông của đội ngũ y tế thôn bản.

Can thiệp đảm bảo tính bền vững vì đã tập trung chủ yếu vào hoạt động nâng cao năng lực cho ngƣời cung cấp dịch vụ và ngƣời dân. Do đó, sau khi kết thúc can thiệp, những kiến thức, kỹ năng và phƣơng pháp làm việc sẽ đƣợc tiếp tục duy trì và áp dụng.Các hoạt động can thiệp, trong khuôn khổ đề tài, không tạo ra một hệ thống riêng biệt mà dựa trên hệ thống đang đƣợc nhà nƣớc thiết lập và vận hành nên có thể duy trì đƣợc. Can thiệp đƣợc sự ủng hộ của chính quyền địa phƣơng và lãnh đạo ngành y tế vì đã phát huy hiệu quả nguồn lực của nhà nƣớc dành cho hoạt động y tế và tận dụng đƣợc tối đa sự hỗ trợ nguồn lực từ bên ngoài.

KẾT LUẬN

Sau hai năm triển khai,một số kết luận đƣợc rút ra dựa trên bốnkhía cạnh của can thiệplà tính hiệu quả, tính phù hợp, tính bền vữngvà tính khoa học.

Tính hiệu quả hay mức độ hoàn thành mục tiêu can thiệp:mặc dù chƣa hoàn

thành tất cả những mục tiêu đã đề ra nhƣ ban đầu nhƣng can thiệp này đã ghi nhận những kết quả tích cực. Đội ngũ cán bộ y tế từ huyện, xã đến thôn bản đƣợc nâng cao năng lực về truyền thông giáo dục SKSS. Kiến thức về PTT và VNĐSS của phụ nữ đƣợc cải thiện rõ rệt. Vấn đề SKSS phụ nữ có những chuyển biến tích cực.

Tính phù hợp của can thiệp: Kết quả từ đánh giá cho thấy can thiệp đã đạt

đƣợc sự phù hợp cần thiết xét trêm nhiều phƣơng diện:

a) Đáp ứng đƣợc nhu cầu của cộng đồng về giải quyết vấn đề về SKSS.

b) Khích lệ đƣợc sự tham gia và làm chủ của đối tác từ cấp huyện, cấp xã, cấp thôn bản cho đến ngƣời dân cộng đồng.

c) Cơ chế làm việc linh hoạt, có sự trao đổi chia sẻ giữa cơ quan hỗ trợ, NVXH với BĐH các cấp và với cộng đồng ngƣời dân.

d) Cán bộ địa phƣơng, ngƣời dân cộng đồng tham gia vào tồn bộ q trình đánh giá nhu cầu, lập kế hoạch, triển khai, theo dõi và giám sát.

e) Các nguồn lực bên trong và bên ngoài cộng đồng đƣợc phát hiện, sử dụng đúng mục tiêu và có hiệu quả cao.

Tính bền vững:Can thiệp đƣợc đánh giá là có tính bền vững vì hƣớng đầu tƣ

tập trung vào phát triển con ngƣời vàhệ thống dịch vụ hiện hành của nhà nƣớc. Tính bền vững của can thiệp thể hiện ở những nội dung sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy người dân nông thôn, khu vực miền núi, nâng cao nhận thức về phòng tránh thai và viêm nhiễm đường sinh sản can thiệp tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)