Hoạtđộng tƣ vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy người dân nông thôn, khu vực miền núi, nâng cao nhận thức về phòng tránh thai và viêm nhiễm đường sinh sản can thiệp tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 75 - 79)

Chƣơng 2 CÁC HOẠTĐỘNG THỰC HIỆNTRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP

2.2. Hoạtđộng thựchiện can thiệp

2.2.2.4. Hoạtđộng tƣ vấn

Tƣ vấn, thuật ngữ đƣợc sử dụng trong CTXH là tham vấn, là một kỹ thuậttrị liệu đƣợc sử dụng khá thơng dụng trongCTXH với cá nhân.Nónhằm để giúp một cá nhân (Thân chủ) giải quyết những vấn đề khó khăn của họ mà tự họ khơng có khả năng tìm ra lối thốt. Mục đích của tƣ vấn là thiết lập mối quan hệ tốt với thân chủ, giúp họ hiểu rõ về chính mình, xác định lại mối tƣơng quan giữa họ với những ngƣời xung quanh, giúp họ tăng khả năng vận dụng những nguồn lực xã hội và của bản thân để thay đổi [7, tr. 23].Mục đích của Tƣ vấn là củng cố các thái độ có lợi cho sự gìn giữ cân bằng về tình cảm, cho các quyết định xây dựng, cho sự tăng trƣởng và đổi mới. Tƣ vấn nhằm vào hoàn cảnh trƣớc mắt cần đƣợc giải quyết. Mục đích của nó là vận động sự tham gia ý thức của thân chủ trong việc xử lý các vấn đề xã hội và sự thích nghi xã hội.

Phƣơng pháp CTXH cá nhân bắt đầu từ cuối những năm 1800 với các tổ chức Từ Thiện (Charity Organizations) Mỹ.22 Các tổ chức này tuyển dụng những nhà thăm viếng hữu nghị (friendly visitors) để giúp đỡ ngƣời nghèo. Họ tới thăm từng ngƣời, tìm hiểu cặn kẽ những ngƣời cần sự giúp đỡ, cho những lời khuyên và giúp đỡ tài chính. Dịch vụ chủ yếu mà họ cùng cấp là tham vấn.Đầu những năm 1900 Mary Richmond và các nhà tiên phong khác về CTXH cá nhân xây dựng một cách tiếp cận khoa học hơn để giúp đỡ thân chủ. Bà hình dung CTXHCN nhƣ một tổng thể gồm 3 mặt: nghiên cứu xã hội, chẩn đoán và trị liệu. Ngày nay tổng thể 3 mặt này gồm 7 bƣớc: Tiếp cận thân chủ, nhận diện vấn đề, thu thập dữ kiện, thẩm định chẩn đoán, kế hoạch trị liệu, trị liệu, đánh giá.23

Tƣ vấn trong chăm sóc SKSS là q trình giao tiếp hai chiều giữa y tế thôn bản và khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàng những thông tin, dịch vụ phù hợp. Tƣ vấn là một phần quan trọng không thể thiếu trong dịch vụ chăm sóc SKSS. Tất cả cán bộ, y tế thơn bản làm dịch vụ chăm sóc SKSS đều phải tƣ vấn cho khách hàng. Trƣờng hợp khách hàng cần tƣ vấn chuyên sâu một vấn đềsức khỏe nào đó sẽ đƣợc giới thiệu đến các chuyên gia trong từng lĩnh vực [3, tr. 5]. Khi cung cấp dịch vụ tƣ vấn chăm sóc SKSS cho khách hàng, cán bộ y tế cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

a) Tƣ vấn về chăm sóc SKSS phải dựa trên nhu cầu, mong muốn của khách hàng. b) Tƣ vấn cần dựa trên sự tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, nhằm giúp khách hàng có

hiểu biết đúng, biết cách xử trí và quyết định các vấn đề về SKSS của bản thân. c) Cán bộ y tế chuyên trách tƣ vấn phải có kiến thức chun mơn tốt về chăm sóc

SKSS, phải giải quyết đƣợc các vấn đề nguy cơ và khả năng dễ bị mắc nhiễm khuẩn đƣờng sinh sản của khách hàng.

d) Phải có hiểu biết về qui trình và có kỹ năng tƣ vấn về SKSS.

Mỗi cuộc tƣ vấn có thể có mục đích, nội dung, phƣơng pháp cụ thể khác nhau nhƣng đều phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc thứ nhất là phải tôn trọng khách hàng. Nguyên tắc thứ hai là phải cung cấp thơng tin chính xác, đầy đủ và rõ ràng.

Tơn trọng khách hàng thể hiện ở các khía cạnh sau:

a) Cán bộ tƣ vấn phải đảm bảo giữ bí mật, khơng tiết lộ thơng tin về khách hàng nếu chƣa đƣợc khách hàng đồng ý.

b) Chấp nhận khách hàng, bất kể họ là ai, họ có vƣớng mắc gì và khơng phán xét. c) Phải kiên trì lắng nghe để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

d) Đặt mình vào hồn cảnh của khách hàng để hiểu họ nghĩ gì, muốn gì và làm thế nào để giúp họ.

e) Muốn tƣ vấn có hiệu quả cần xây dựng mối quan hệ thoải mái, tin cậy, cởi mở, tôn trọng giữa cán bộ tƣ vấn và khách hàng.

a) Cung cấp những thơng tin chính xác mà khách hàng muốn biết, cần biết, bao gồm cả những yếu tố không thuận lợi và nguy cơ.

b) Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, tránh dùng thuật ngữ chuyên môn. Khuyến khích khách hàng hỏi lại, sau đó giải thích rõ hoặc hẹn lần sau trả lời.

c) Trƣớc khi kết thúc tƣ vấn cần hỏi lại xem khách hàng đã hiểu đúng chƣa, cịn gì chƣa rõ. Nhắc lại hoặc tóm tắt những gì khách hàng cần biết hoặc cần làm. Hẹn gặp lại nếu cần.

Bảng 8: Số ca tƣ vấn đã thực hiện trong can thiệp

Hoạt động Số lƣợng Số phụ nữ

tham dự

Ghi chú

Tƣ vấn cá nhân 2076 ca 2076 Do cán bộ y tế huyện, xã thực hiện

Để cung cấp dịch vụ tƣ vấn về SKSS cho ngƣời dân, Cán bộ y tế, bên cạnh kiến thức chun mơn, cần phải có những kỹ năng tƣ vấn cơ bản nhƣ: kỹ năng đón tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề. Quy trình của một ca tƣ vấn SKSS trải qua 6 bƣớc. Mỗi bƣớc đƣợc bắt đầu bằng một chữ G, nên còn đƣợc gọi là quy trình tƣ vấn 6 G. Đây là quy trình đƣợc đƣa ra trong tài liệu Hƣớng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS của Bộ y tế.

Nội dung các bƣớc trong quy trình tƣ vấn 6 G gồm 6 bƣớc

Bƣớc 1. Gặp gỡ.

a) Cán bộ tƣ vấn chào hỏi thân thiện, nhiệt tình, mời khách hàng ngồi. b) Tự giới thiệu về mình.

c) Trò chuyện tạo sự thoải mái, tin cậy.

Bƣớc 2. Gợi hỏi.

a) Gợi hỏi nhu cầu, mong muốn, lý do khách hàng cần tƣ vấn. Tìm hiểu những nhu cầu về SKSS hiện tại và sắp tới của khách hàng.

b) Gợi hỏi các thơng tin có liên quan đến các vấn đề cần đƣợc tƣ vấn (gia đình, điều kiện sống, bệnh sử, những lo lắng và hiểu biết của khách...).

c) Nên sử dụng câu hỏi mở, chú ý lắng nghe, quan sát.

Bƣớc 3. Giới thiệu.

a) Cán bộ tƣ vấn phải cung cấp những thơng tin chính xác, phù hợp và cần thiết cho khách (cả mặt tích cực và tiêu cực, cả các yếu tố thuận lợi và không thuận lợi).

b) Sử dụng các phƣơng tiện thông tin, giáo dục truyền thông phù hợp. c) Cán bộ tƣ vấn không đƣợc áp đặt đối với khách.

Bƣớc 4. Giúp đỡ.

a) Cán bộ tƣ vấn phải giúp khách hàng hiểu đƣợc thực chất vấn đề của họ để giúp họ lựa chọn quyết định phù hợp.

b) Hƣớng dẫn cụ thể giúp khách hàng biết phải làm gì để tự giải quyết vấn đề của mình.

Bƣớc 5. Giải thích.

a) Giải thích những gì khách hàng cịn thắc mắc hoặc hiểu chƣa đúng. b) Cung cấp tài liệu hƣớng dẫn có liên quan đến vấn đề của họ.

Bƣớc 6. Gặp lại.

Hẹn khách hàng quay trở lại để theo dõi kết quả hoặc giới thiệu tuyến trên để tƣ vấn, điều trị tiếp nếu cần thiết.

mới chuyển sang bƣớc khác. Trong 4 bƣớc đó việc gợi hỏi là quan trọng nhất. Có gợi hỏi tốt mới biết đƣợc khách hàng suy nghĩ, hành động thế nào để giới thiệu, giúp đỡ và giải thích thiết thực nhất đối với họ.Ƣu điểm của quy trình tƣ vấn 6 G là dễ nhớ, trừ bƣớc và 6, các bƣớc cịn lại của quy trình có thể đƣợc áp dụng linh hoạt, xen kẽ và bổ sung cho nhau.

Trong hoạt động này, NVXH đóng vai trò là ngƣời kiểm tra, huấn luyện để tăng cƣờng năng lực cho cán bộ y tế trong công tác tƣ vấn SKSS. NVXH dù đã đƣợc đào tạo về tham vấn nói chung, tuy nhiên, để mỗi một lĩnh vực can thiệp cụ thể đều đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng riêng. Do đó, điều quan trọng là NVXH phải không ngừng học hỏi để nâng cao kiến thức kỹ năng và vận dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và vấn đề can thiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy người dân nông thôn, khu vực miền núi, nâng cao nhận thức về phòng tránh thai và viêm nhiễm đường sinh sản can thiệp tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)