Hoạtđộng quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy người dân nông thôn, khu vực miền núi, nâng cao nhận thức về phòng tránh thai và viêm nhiễm đường sinh sản can thiệp tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 83)

Chƣơng 2 CÁC HOẠTĐỘNG THỰC HIỆNTRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP

2.2. Hoạtđộng thựchiện can thiệp

2.2.2.7. Hoạtđộng quản lý

Quản lý hiểu một cách rộng nhất là tiến trình tổ chức và sử dụng nguồn lực nhằm đạt đƣợc mục tiêu. Quản lý trong đề tài này đƣợc hiểu là tiến trình tổ chức và sử dụng những nguồn lực nhằm đạt mục tiêu tổng quát và những mục tiêu cụ thể đề ra đối với can thiệp. Quản lý liên quan tới một loạt các kỹ năng nhƣ:nắm bắt vấn đề, giải quyết vấn đề, xử lý các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình thực hiện can thiệp. Hoạt động quản lý là rất đa dạng, nhƣng trong đề tài này, nó đƣợc hệ thống hóa bằng một số hoạt động chủ yếu sau đây.

Xây dựng cơ chế quản lý: xây dựng hệ thống tổ chức trongBĐH và xác định

quyền hạn và trách nhiệm của trƣởng ban, các thành viên chủ chốt khác trong BĐH và các bộ phận chuyên môn. Thành lập một cơ chế tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp, xây dựng chức năng nhiệm vụ, quy định mẫu biểu tài chính, báo cáo, yêu cầu về giám sát, đánh giá.

Quản lý xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động và tài chính:Đây là một

hoạt động nhằm đảm bảocác kế hoạch tài chính và kế hoạch hoạt động, ở các cấp độ khác nhau, đƣợc xây dựng và triển khai theo đúng yêu cầu và tiến độ. Quản lý tài chính là quản lý các chi phí cho các hoạt động can thiệp, xác định các mức độ chênh lệch trong chi tiêu thực tế so với kế hoạch và từ đó đề xuất những giải pháp điều chỉnh.

Quản lý nhân lực:Nhằm đảm bảo lựa chọn đƣợc những cá nhân phù hợp,

phát huy hết năng lực, tính tích cực sáng tạo của mỗi cá nhân để tận dụng nó một cách hiệu quả. Đề tài can thiệp này đã huy động đƣợc sự tham gia củalãnh đạo UBND và ngành Y tế từ cấp huyện, cấp xã, đến cấp thơn bản. Bên cạnh đó, đề tài cũng huy động đƣợc sự hỗ trợ tích cực của những thành viên nòng cốt của cộng đồng.

Quản lý hệ thống báo cáo và thông tin liên lạc: Thiết lập đƣợc một cơ chế

quan trong BĐH địa phƣơng, giữa BĐH các cấp của địa phƣơng với cơ quan hỗ trợ, giữa cơ quan hỗ trợ với nhà tài trợ, và giữa các cá nhân cụ thể với nhau trong mỗi hoạt động can thiệp. Hệ thống báo cáo và thông tin liên lạc đƣợc thiết lập và vận hành tốt là tiền đề thành công cho các hoạt động phối hợp của can thiệp.

Với vai trò là ngƣời quản lý, NVXH đã hỗ trợ BĐH dự án địa phƣơng xây dựng và vận hành cơ chế quản lý từ cấp huyện tới cấp thôn bản cho các các hoạt động can thiệp. NVXH cũng là ngƣời trực tiếp quản lý nguồn lực tài chính sử dụng cho can thiệp và quản lý hệ thống thông tin, báo cáo với các bên tham gia.Nhƣ một kết quả đáng khích lệ, đề tài can thiệp đã đƣợc quản lý tốt cả về con ngƣời và nguồn lực, đảm bảo thực hiện các hoạt động can thiệp đƣợc triển khai với chi phí thấp nhất, hiệu quả cao nhất và theo đúng các mục tiêu đã đề ra.

2.2.3. Giai đoạn 3: Đánhgiá và bàn giao các hoạt động can thiệp 2.2.3.1. Đánh giá

Đánh giá hay lƣợng giá(evaluation)là việc xem xét một cách có hệ thống và tồn diện kết quả của một kế hoạch đang đƣợc triển khai hoặc đã thực hiện xong. Mục đích là để i) đánh giá tính phù hợp của các mục tiêu và chỉ tiêu đã đề ra trong bản kế hoạch; ii) đánh giá mức độ hoàn thành/đạt đƣợc của các mục tiêu và chỉ tiêu này; iii) đánh giá tính hiệu quả cùng tác động và tính bền vững của kết quả thực hiện kế hoạch; iv) tìm ra những ngun nhân (cả thành cơng và không thành công), đúc rút bài học kinh nghiệm và đƣa ra những khuyến nghị cho việc xây dựng các kế hoạch tốt hơn trong tƣơng lai”[1, tr. 12].

Đối với các can thiệp theo hƣớng PTCĐ, có hai loại đánh giá thƣờng đƣợc sử dụng là đánh giá mục tiêu và đánh giá tiến trình.

Đánh giá mục tiêu (objective based evaluation): xem xét can thiệp có đạt

đƣợc mục tiêu đã định khơng. Nó tập trung phân tích các chỉ số đo đạc hiệu quả tác động thu đƣợc (outcomes).

Đánh giá tiến trình (open-ended evaluation): mở rộng diện đánh giá hơn so

điều tra khảo sát (survey), phỏng vấn sâu (indepth interview), thảo luận nhóm trọng tâm (focus group), bảng hỏi (questionnaire), họp với những ngƣời thụ hƣởng (meeting), nhật ký theo dõi các hoạt động can thiệp (activities monitoring diary), tranh ảnh, đóng kịch, sắm vai, bài hát....

Một khung làm việc đƣợc biết đến rộng rãi trong đánh giá PTCĐ là khung đánh giá ABCD (Achieving Better Community Development), công bố năm 2000, bởi Trung tâm phát triển cộng đồng Scotland (Scottish Community Development Centre). Khung đánh giá này là sự kết hợp của đánh giá mục tiêu và đánh giá tiến trình. Nó tập trung vào bốn nội dung hay bốn khía cạnh đƣợc đánh giá có sự liên hệ chặt chẽ với tiến trình và đầu ra đƣợc thay đổi mà một can thiệp theo hƣớngPTCĐ có thể mang lại [13, pg. 19].

Bảng 9: Bảng đánh giá ABCD Nội dung đánh giá Tiến trình Đầu ra

Năng lực cá nhân Những hành động mà qua đó ngƣời dân đƣợc nâng cao kiến thức, kỹ năng và sự tự tin cần thiết để giải quyết vấn đề gặp phải

Ngƣời dân tự tin hơn và có nhƣng kiến thức, kỹ năng họ cần.

Hành động tích cực Những hành động mà mang ngƣời dân cộng đồng đến gần nhau để phát hiện và giải quyết những vấn đề chung

Ngƣời dân chấp nhận những chính sách cơng bằng xã hội mang lại cơ hội cho tất cả mọi ngƣời.

Tổ chức cộng đồng Những hoạt động hỗ trợ và tăng cƣờng khả năng và chất lƣợng của các tổ chức trong cộng đồng

Các nhóm cộng đồng đƣợc phát triển và mạng lƣới hoạt động hiệu quả.

Sự tham gia và ảnh hƣởng

Những cách mà cộng đồng đã đƣợc nâng cao năng lực tƣơng tác với bên ngoài để mang lại sự thay đổi

Những tổ chức cộng đồng, các hệ thống, dịch vụ của nhà nƣớc hoạt động mạnh mẽ, công bằng, hiệu quả.

Hoạt động đánh giá có thể đƣợc thực hiện tƣơng ứng với từng giai đoạn khác nhau của quá trình can thiệp, từ khi thiết kế, tổ chức thực hiện cho đến khi nó kết thúc. Trong một can thiệp theo hƣớng PTCĐ thƣờng có những loại hình đánh giá sau đây:

Đánh giá ban đầu (ante evaluation) – nhằm xem xét mức độ cần thiết và

mức độ phù hợp để thiết kế và triển khai can thiệp.

Đánh giá giữa kỳ (mid-term evaluation) - nhằm xem xét tính phù hợp, hiệu

quả và hiệu suất của các hoạt động can thiệp đang thực hiện.

Đánh giá cuối kỳ (terminal evaluation) - nhằm xem xét hiệu quả và tính bền

vững của can thiệp.

Đánh giá tác động (ex-post evaluation) - nhằm xem xét tác động và tính bền

vững của can thiệp đã hoàn thành, đƣợc thực hiện sau khi kết thúc can thiệp một thời gian.

Hoạt động đánh giá ở đây đƣợc hiểu là đánh giá tổng thể. Các đánh giá từng phần hoặc đánh giá một vấn đề của can thiệp, nhƣ đánh giá hoạt động truyền thông hay tƣ vấn, đƣợc hiểu là giám sát. Vì thời gian triển khai can thiệp tƣơng đối ngắn, 2 năm, nên NVXHkhông thực hiện đánh giá giữa kỳ mà chỉ thực hiện đánh giá ban đầu và đánh giá cuối can thiệp. Nội dung của đánh giá ban đầu đƣợc trình bày ở mục 2.2.2. Ở phần này, Luận văn chỉ trình bày về đánh giá cuối cuối kỳ.

Đánh giá cuối kỳ, bao gồm cả đánh giá mục tiêu và đánh giá tiến trình, đƣợc thực hiện bởi một số thành viên nòng cốt của cộng đồng với sự hỗ trợ của NVXH. Phƣơng pháp thu thập thơng tin định tính, định lƣợngvà phân tích tài liệu thứ cấp đã đƣợc sử dụng trong đánh giá này.Một số tiêu chí đã đƣợc cân nhắc khi lựa chọn phƣơng pháp thu thập các số liệu đánh giá của can thiệp này, bao gồm:

a) Xác định phƣơng pháp thu thập số liệu nào trả lời tốt nhất những câu hỏi đánh giá.

b) Gắn chặt việc lựa chọn phƣơng pháp với các nguồn lực sẵn có. Điều này có nghĩa là chỉnh sửa thiết kế và phƣơng pháp đánh giá, hoặc xác định các lựa chọn khác để phù hợp với khuôn khổ nguồn lực. Cũng có thể là tìm kiếm các

nguồnlực bổ sung để cung cấp cho thiết kế đánh giá nào đƣợc xác định là hữu ích và hiệu quả nhất.

c) Chọn các phƣơng pháp tạo điều kiện cho sự tham gia vào việc đánh giá của các bên có liên quan chủ chốt của chƣơng trình/dịch vụ.

d) Tăng cƣờng độ tin cậy và sự hữu ích của các kết quả đánh giá bằng cách kết hợp một cách phù hợp các phƣơng pháp [11, tr. 95-96].

Phương pháp định lượng đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ hoàn thành mục

tiêu can thiệp, đƣợc thực hiện dƣới hình thức các cuộc điều tra, khảo sát. Các cuộc điều tra sau can thiệp đƣợc thực hiện giống điều tra ban đầu cả về cách thức tiến hành và bộ công cụ sử dụng.Số liệu thu thập đƣợc từ điều tra định lƣợng cuối can thiệp đƣợc đem so sánh với số liệu đánh giá ban đầu để tìm ra sự khác biệt.

Hình 18: Mơ hình thể hiện mục đích của đánh giá

Kết quả đánh giá sau can thiệp đƣợc so sánh với mục tiêu đề ra và kết quả đánh giá trƣớc can thiệp (Phụ lục 3 và Phụ lục 4). Phần mềm thống kê Stata v10, với kiểm định Khi bình phƣơng cho phép so sánh hai tỉ lệ phần trăm (Phụ lục 9), và kiểm định T-testcho phép so sánh sự khác biệt giữa hai giá trị trung bình(Phụ lục 8). Ngồi trả lời câu hỏi có hay khơng sự khác biệt, các kiểm định này cịn có thể cho biết sự khác biệt đó là có ý nghĩa về mặt thống kê hay không. Sự khác biệt đƣợc nhận ra trong các phép so sánh này đƣợc hiểu là kết quả, hay đầu ra của can thiệp.

Phương pháp định tính đƣợc sử dụng để đánh giá tiến trình của can thiệp. Một số kỹ

thuật của phƣơng pháp định tính đƣợc sử dụng trong đánh giá tiến trình của can thiệp này là kỹ thuật quan sát, thảo luận nhóm trọng tâm, phỏng vấn sâu với cá nhân.

Bảng 10: Mẫu đánh giá định tính Số lƣợng Khách thể

Thảo luận nhóm 3 Nhóm 1: 8 y tế thơn bản

Nhóm 2: 8 phụ nữ của một thôn gần thị trấn Nhóm 3: 7 phụ nữ của một thơn xa thị trấn Phỏng vấn sâu 4 1 đại diện BĐH huyện

1 đại diện BĐH xã 2 y tế thôn

Khác với đánh giá mục tiêu, đánh giá tiến trình khơng chỉ xem xét sự thay đổi về kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ về SKSS, ở giai đoạn trƣớc và sau can thiệp, mà cịn xem xét về các khía cạnh liên quan tới tính phù hợp của các hoạt động can thiệp trong quá trình thực hiện, sự tham gia của ngƣời dân, sự hình thành và hoạt động của các tổ chức cộng đồng, tính bền vững của can thiepẹ. Đây là những khía cạnh hết sức quan trọng khi đánh giá sự thành công hay thất bại của một can thiệp theo hƣớng PTCĐ.

Phương pháp thu thập thơng tin qua phân tích tài liệu thứ cấp sử dụng các

tài liệu liên quan đến can thiệp, bao gồm: đề xuất can thiệp, các báo cáo năm, biên bản họp, biên bản giám sát hoạt động. Thông tin, dữ liệu thu thập đƣợc từ phân tích tài liệu thứ cấp là cơ sở để lý giải sâu hơn về những kết luận đƣợc rút ra từ phƣơng pháp thu thập thơng tin định lƣợng và định tính nêu trên.

Quy trình đánh giá can thiệp đƣợc thực hiện qua 3 bƣớc và mỗi bƣớc lại có nhiều bƣớc nhỏ nhƣ đƣợc mơ tả trong bảng sau đây.

Bảng 11: Quy trình thực hiện đánh giá Các bƣớc Nội dung công việc

Chuẩn bị đánh giá

Xác định mục tiêu, phạm vi và ngƣời thực hiện đánh giá Lựa chọn các chỉ số đánh giá

Chuẩn bị nhân lực, vật lực, tài chính

Tiến hành đánh giá

Trƣớc khi chính thức thu thập số liệu cho đánh giá, các công cụ thu thập sốliệu nhƣ bảng kiểm, các biểu mẫu thu thập số liệu, các bảng câuhỏi...v...v... đƣợc làm thử nghiệm trƣớc (pre-test) ở diện hẹp để đảm bảo các công cụ thu thập số liệu phù hợp trƣớc khi thực hiện đƣợc trong tồn bộ cỡ mẫu.

Trong q trình đánh giá, các điều tra viên cộng đồng đƣợc sự giám sát hỗ trợ của NVXH để đảm bảo thu thập thơng tin chính xác, khách quan. Phân tích số liệu, viết báo cáo, nhận phản hồi kết quả đánh giá

Các thông tin và số liệu đƣợc tổng hợp và phiên giải dƣới các hình thức có thể sử dụng đƣợc phục vụ cho mục tiêu đánh giá. Quá trình đó diễn ra nhƣ sau:

Tổng hợp và phân tích dữ liệu để chuyển các thơng tin sang dạng có thể sử dụng đƣợc.

Viết báo cáo rõ ràng, dễ hiểu để thông báo kết quả đánh giá đến những ngƣời quan tâm.

Kết quả đánh giá đƣợc trình bày tại một cuộc họp tại cộng đồng có sự tham gia của ngƣời dân để nhận đƣợc phản hồi về độ xác thực của thông tin.

Thông thƣờng, một can thiệp theo hƣớng PTCĐ đƣợc đánh giá là thành cơng khi can thiệp đó đáp ứng đƣợc những yêu cầu sau đây.

a) Can thiệp đạt đƣợc các mục tiêu đã xây dựng từ đầu

b) Ngƣời dân trong cộng đồng tham gia tích cực vào các hoạt động can thiệp và đƣợc tăng cƣờng năng lực tự giải quyết vấn đề

c) Từng cá nhân trong các tổ chức cộng đồng có kiến thức chun mơn và kỹ năng quản lý

d) Những thành quả của can thiệp đã đƣợc chấp nhận và đƣợc duy trì e) Cộng đồng đã biết tự tổ chức lại một cách hiệu quả

Mặc dù, đánh giá đƣợc thực hiện vào giai đoạn kết thúc can thiệp nhƣng những kết quả của đánh giá có thể đƣợc sử dụng trong nhiều hoạt động động với nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ, kết quả đánh giá trong can thiệp này đƣợc sử dụng nhƣ sau.

a) Xác định điểm mạnh và các vấn đề còn tồn tại trong thiết kế, triển khai hoạt động

b) Giúp tìm các giải pháp khả thi, ít tốn kém và có khả năng duy trì sau khi kết thúc can thiệp.

c) Là cơ sở cho việc việc đề xuất những can thiệp mới, lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch cho hoạt động chăm sóc SKSS ngƣời dân trong những năm tiếp theo.

Trong trƣờng hợp các kết quả đánh giá cho thấy can thiệp đã đạt đƣợc các mục tiêu đề ra, cộng đồng đã đƣợc nâng cao năng lực để giải quyết những vấn đề của họ, khi đó, can thiệp sẽ đƣợc chuyển sang giai đoạn bàn giao theo đúng quy trình của nó.Tuy nhiên, đối với một can thiệp theo hƣớng PTCĐ, có sự hỗ trợ kinh phí từ bên ngồi và bị quy định chặt chẽ về mặt thời gian, ngay cả khi kết quả đánh giá cho thấy vẫn chƣa đạt đƣợc các mục tiêu đề ra, năng lực cộng đồng vẫn còn nhiều mặt hạn chế,thì cơng tác bàn giao vẫn phải đƣợc thực hiện. Khi đó, cộng đồng sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để tự xoay sở với vấn đề của mình mà khơng cịn sự hỗ trợ từ bên ngồi nhƣ trƣớc nữa.

Kết quả đánh giá trƣớc và sau can thiệp của đề tài này đƣợc thể hiện bằng bảng dƣới đây.

Bảng 12: So sánh kết quả điều tra định lƣợng trƣớc và sau can thiệp

Nội dung Khách thể

điều tra Trƣớc can thiệp Sau can thiệp Số lƣợng Phần trăm Số lƣợng Phần tram Kiến thức và kỹ năng đúng về tƣ vấn SKSS Cán bộ y tế huyện, xã 2/35 6 17/35 49 Kiến thức đúng về PTT và VNĐSS Y tế thôn bản 5/93 54 80/81 99 Kiến thức đúng về truyền thông PTT và VNĐSS Y tế thôn bản 0 0 36/48 75 Kiến thức đúng về phòng tránh VNĐSS Phụ nữ 4/100 4 50/100 50 Kiến thức đúng về phòng tránh thai Phụ nữ 4/100 4 39/100 39

So sánh kết quả đánh giá về kỹ năng tƣ vấn của cán bộ y tế huyện và xã, ở thời điểm trƣớc can thiệp và sau can thiệp, cho thấy, 49% (17/35) cán bộ y tế huyện và xã có kỹ năng đúng về tƣ vấn SKSS, tăng 43% so với trƣớc can thiệp. Dù có sự thay đổi tích cực nhƣ vậy nhƣng kết quả này chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu đề ra là 80% cán bộ y tế có kiến thức và kỹ năng đúng về tƣ vấn SKSS. Một số lý giải cho kết quả này là tƣ vấn là một kỹ năng khó. Trong q trình thực hiện tƣ vấn, cán bộ y tế có thể ghi nhớ và truyền tải tốt về mặt kiến thức nhƣng để cải thiện kỹ năng thì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy người dân nông thôn, khu vực miền núi, nâng cao nhận thức về phòng tránh thai và viêm nhiễm đường sinh sản can thiệp tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)