Đánhgiá nguồnlực và các cản trở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy người dân nông thôn, khu vực miền núi, nâng cao nhận thức về phòng tránh thai và viêm nhiễm đường sinh sản can thiệp tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 59)

Chƣơng 2 CÁC HOẠTĐỘNG THỰC HIỆNTRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP

2.2. Hoạtđộng thựchiện can thiệp

2.2.1.5. Đánhgiá nguồnlực và các cản trở

Sau khi xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và hình thành cơ cấu BĐHthực hiện can thiệp thì việc quan trọng tiếp theo NVXH đã làm là cùng với các thành viên trong BĐH huyện xác định những nội lực của cộng đồng, bên cạnh ngoại lực là sự giúp đỡ của Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí từ nhà tài trợ. Nội lực của cộng đồng có thể hiểu một cách tổng quát là tất cả những nguồn lực thực tế trong cuộc sống giúp ngƣời dân tạo dựng cuộc sống cho chính họ [10, tr. 14]. Những nguồn nội lực chính của cộng đồng đƣợc xác định trong can thiệp này nhƣ sau.

Nhân lực: Tận dụng nguồn nhân lực hiện có của hệ thống chính quyền và

hệ thống này đã có những kiến thức, kỹ năng nhất định trong cơng tác quản lý và chăm sóc sức khỏe ngƣời dân. Ngồi ra, những cá nhân tích cực trong cộng đồng cũng là nguồn nhân lực quan trọng sẽ chung tay, góp sức trong các hoạt động can thiệp.

Tài chính: Ngân sách nhà nƣớc chi trả cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe

ngƣời dân nói chung và cho hoạt động chăm sóc SKSS nói riêng là một nguồn lực quan trọng để chia sẻ gánh nặng tài chính cho các hoạt động can thiệp đƣợc lồng ghép của đề tài này.

Chính sách: Chăm sóc SKSS là một nội dung trong chƣơng trình mục tiêu

quốc gia của ngành y tế. Vì vậy, đối với hệ thống y tế địa phƣơng, hoàn thành những mục tiêu mà đề tài can thiệp này đề ra cũng có nghĩa là đã đóng góp một phần quan trọng vào việc hồn thành nhiệm vụ chính trị của ngành mình.

Hệ thống quản lý: Hệ thống quản lý phân theo cấp bậc của bộ máy chính

quyền và ngành y tế từ cấp huyện, tới cấp xã, cho đến các thôn bản là nguồn nội lực quan trọng để triển khai các hoạt động can thiệp. Nếu hệ thống này đƣợc vận hành tốt sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong huy động nhân lực cũng nhƣ lôi kéo sự tham gia của ngƣời dân.

Mối quan hệ: Mối quan hệ tốt đẹp đã đƣợc thiết lập giữa các cơ quan y tế

trên địa bàn huyện, bao gồm: Trung tâm y tế, Bệnh viện, Phòng y tế với nhau và giữa các cơ quan y tế này với UBND. Đâycũng là nguồn nội lực quan trọng để phối hợp, triển khai các hoạt động can thiệp.

Việc xác định đƣợc các nguồn nội lực trên không chỉ giúp BĐHvà NVXH hiểu rõ đƣợc những thế mạnh của cộng đồng mà cịn giúp xác định những trở ngại có thể làm ảnh hƣởng tới việc triển khai các hoạt động can thiệp và đề ra những chiến lƣợc khắc phục trƣớc khi chúng xuất hiện. Mục đích là đểbiến những trở ngại thành nguồn tài nguyên cho can thiệp. Một số trở ngại chính đƣợc xác định trong đề tài này là sự hạn chế về năng lực truyền thông của cán bộ y tế và việc thiếu kinh phí để triển khai các hoạt động truyền thông cho ngƣời dân tại các thôn bản. Những sự thiếu hụt về nội lực này đƣợc bù đắp từ nguồn ngoại lực do can thiệp mang lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy người dân nông thôn, khu vực miền núi, nâng cao nhận thức về phòng tránh thai và viêm nhiễm đường sinh sản can thiệp tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)