Hoạtđộng truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy người dân nông thôn, khu vực miền núi, nâng cao nhận thức về phòng tránh thai và viêm nhiễm đường sinh sản can thiệp tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 70 - 75)

Chƣơng 2 CÁC HOẠTĐỘNG THỰC HIỆNTRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP

2.2. Hoạtđộng thựchiện can thiệp

2.2.2.3. Hoạtđộng truyền thông

Truyền thônglà hoạt động chủ đạo trong can thiệp này.Truyền thơng đƣợc hiểu là q trình giao tiếp hai chiều giữa ngƣời làm truyền thông (y tế thôn bản)với

ngƣời dân về một vấn đề nào đó.Hoạt động truyền thơng nhóm nhỏ đƣợc xây dựng dựa trên lý thuyết của CTXH nhóm và truyền thơng thay đổi hành vi.

Phương pháp cơng tác xã hội nhóm, theo Konopka (1963) là một phƣơng

pháp của ngành CTXH giúp những cá nhân tăng cƣờng chức năng xã hội của họ thông qua các kinh nghiệm của nhóm mục tiêu và khắc phục một cách hiệu quả hơn các vấn đề của cá nhân, nhóm và cộng đồng. CTXH nhóm tạo một bối cảnh trong đó các cá nhân hỗ trợ lẫn nhau, làm cho cá nhân và nhóm có khả năng ảnh hƣởng và làm thay đổi các vấn đề của cá nhân, của nhóm và của cộng đồng.20

Nhóm trong can thiệp này là nhóm tự nhiên, đƣợc phân chia theo địa bàn hành chính cấp thơn. Các thành viên của mỗi nhóm tập hợp với nhau vì nhu cầu chung là đƣợc nâng cao kiến thức, kỹ năng về chăm sóc SKSS. Hạt nhân của nhóm là những thành viên nịng cốt của cộng đồng, đóng vai trị tác động, kích thích thành viên khác trong nhóm thay đổi. Khi tham gia nhóm, các thành viên sẽ bị tác động bởi các yếu tố thúc đẩy sự thay đổi hành vi cá nhân theo các cách sau:

a) Cá nhân cố gắng thích nghi với nhóm b) Quy tắc nhóm tạo áp lực lên các thành viên. c) Tự bộc lộ, chia sẻ.

d) Khám phá bản thân qua sự phản hồi của ngƣời khác về mình. e) Bắt chƣớc ngƣời khác.

f) Khám phá những giá trị mới

Nhƣ vậy, khi nhóm viên ngồi lại với nhau thì cách nhìn vấn đề của họ về một vấn đề cụ thể trở nên rộng rãi hơn. Quyết định của nhóm thƣờng đƣợc những ngƣời trong nhóm chấp nhận dễ dàng hơn, nhất là khi ngƣời ta đƣợc tham gia vào việc quyết định. Nhóm viên có dịp hành động một cách tập thể nghĩa là ngƣời này động viên khuyến khích những ngƣời khác thay đổi. Số nhóm viên thích hợp cho một buổi truyền thông đƣợc xác định trong can thiệp này là 8-12 ngƣời. Bởi vì, nếu nhóm có đơng ngƣời sẽ khó có sự tham gia đồng đều và cũng khó đi đến sự nhất trí cao, cịn nếu nhóm có ít ngƣời thì sẽ lãng phí nguồn lực và hiệu quả của tƣơng tác nhóm sẽ giảm.

Mơ hình truyền thơng thay đổi hành vi (Behaviour change communication-

BCC), mà cơ sở của nó là lý thuyết Nhận Thức – Hành Vi, đƣợc phát triển và ứng dụng phổ biến trong các can thiệp tập trung vào phát triển năng lực cộng đồng, đặc biệt là trong lĩnh vựcy tế cơng cộng.

Theo mơ hình này, hành vi sức khỏe đƣợc hiểu là những hành vi có liên quan đến việc tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, hoặc liên quan đến một vấn đề sức khỏe nhất định. Chính vì vậy, mơ hình truyền thơng thay đổi hành vi chủ trƣơng xây dựng thông điệp cũng nhƣ hình thức truyền thơng phù hợp với từng giai đoạn thay đổi hành vi của từng nhóm đối tƣợng; đặc biệt kết hợp truyền thông với việc tạo ra một môi trƣờng hỗ trợ cho việc thay đổi hành vi. Theo Prochaska và Clementine (1984), hành vi mới khơng thể tự nhiên có ngay mà đƣợc hình thành dần qua nhiều giai đoạn.Mỗi một giai đoạn thay đổi hành vi cần có những hoạt động thích hợp phải thực hiện để chuyển sang các bƣớc tiếp theo.21

Trên cơ sở của lý thuyết nhóm và truyền thơng thay đổi hành vi, NVXH và BĐH huyện đã quyết định áp dụng mơ hình truyền thơng nhóm nhỏ trong can thiệp này. Nội dung truyền thông đƣợc chia thành 5 bài khác nhau, tƣơng ứng với 5 buổi truyền thông (Phụ lục 11). Tất cả các bài truyền thông đều có tài liệu hƣớng dẫn thực hiện chi tiết. Y tế thôn bản cũng đƣợc cung cấp một số phƣơng tiện hỗ trợ thực hiện truyền thơng nhƣ bộ trị chơi, phim tình huống, tranh lật nhằm tăng sự hấp dẫn cho các buổi truyền thơng đối với ngƣời dân.

Hình 16: Sơ đồ các bƣớc thực hiện một buổi truyền thơng nhóm nhỏ

Bên cạnh hoạt động truyền thơng nhóm nhỏ, căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của ngƣời dân cũng nhƣ nguồn lực sẵn có của địa phƣơng, can thiệp này cũng tăng cƣờng thông tin qua các kênh khác nhau nhƣ đọc bản tin trên đàiphát thanh xã, tổ

chức sự kiện, phát tờ rơi, treo pa nơ tun truyền. Nội dung về chăm sóc SKSS cũng đƣợc lồng ghép vào trong các cuộc họp của hội phụ nữ, đoàn thanh niên hay các giờ sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh bậc phổ thơng trung học. Ngoài đối tƣợng là nữ giới, các buổi truyền thông lồng ghép cũng hƣớng tới các đối tƣợng là nam giới, thông qua các buổi họp thôn, các buổi sinh hoạt của hội nông dân.

Bảng 7: Các loại hình truyền thơng đã thực hiện cho phụ nữ

Hoạt động Số lƣợng Số phụ nữ

tham dự

Ghi chú

Truyền thơng nhóm nhỏ 1,964 buổi 18,040 CTXH với nhóm Phát thanh 1,106 lần phát Phát trên đài phát

thanh xã, thôn Cuộc thi 32 cuộc thi 3,200 Y tế thôn bản thi

truyền thơng viên giỏi, phụ nữ đến xem

Nói chuyện cá nhân 1,621 ca 1,621 Do y tế thôn bản thực hiện

Tờ rơi 20,000 tờ 20,000 Phát trong các buổi truyền thơng

Áp phích 20 tấm Treo tại các Trạm y tế,

Bệnh viện huyện và Trung tâm y tế huyện

Hoạt động truyền thông, sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau nhƣ truyền thơng trực tiếp nhóm nhỏ, nói chuyện cá nhân, hoặc sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ nhƣ hệ thống phát thanh, tờ rơi, áp phích, để tác động vào nhận thức, thái độ của phụ nữ, qua đó thay đổi hành vi chăm sóc SKSS của họ theo hƣớng tích cực. Yêu cầu đối với NVXH trong hoạt động này là cần nắm vững các kiến thức, kỹ năng về truyền thơng, từ khâu lựa chọn mơ hình, xây dựng thơng điệp, lựa chọn kênh thông tin cho đến cách thức triển khai hoạt động truyền thông cho phù hợp với bối cảnh

Trong các hoạt động này, NVXH đóng vai trị là ngƣời hỗ trợ BĐH địa phƣơng phát triển ý tƣởng, lựa chọn hình thức và kênh truyền thông phù hợp, lập kế hoạch triển khai và giám sát hỗ trợ, đảm bảo các hoạt động truyền thông đƣợc diễn ra theo đúng kế hoạch và với chất lƣợng tốt. Đối với những can thiệp nhằm nâng cao năng lực cộng đồng nhƣ đề tài này, hoạt động truyền thơng, giáo dục đóng một vai trị rất quan trọng. Chính vì vậy, NVXH cần phải nắm vững những kiến thức và kỹ năng truyền thơng để có thể hỗ trợ cộng đồng một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy người dân nông thôn, khu vực miền núi, nâng cao nhận thức về phòng tránh thai và viêm nhiễm đường sinh sản can thiệp tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)