Họp rút kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy người dân nông thôn, khu vực miền núi, nâng cao nhận thức về phòng tránh thai và viêm nhiễm đường sinh sản can thiệp tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 80)

Chƣơng 2 CÁC HOẠTĐỘNG THỰC HIỆNTRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP

2.2. Hoạtđộng thựchiện can thiệp

2.2.2.5. Họp rút kinh nghiệm

Họp rút kinh nghiệm định kỳ giữa NVXH với BĐH cấp huyện, và xã đƣợc tiến hành định kỳ hàng tháng. Thông qua các cuộc họp này, các bên cùng nhìn lại những hoạt động can thiệpđã triển khai và điều chỉnh những hoạt động khơng cịn phù hợp với thực tiễn (về thời gian tiến hành, nhân lực, số lƣợng đơn vị và tổ chức tham gia, tài chính và vấn đề hậu cần).

Bên cạnh các cuộc họp định kỳ cũng có thể có những cuộc họp đột xuất theo yêu cầu của NVXH hoặc BĐH khi có một vấn đề nào đó phát sinh trong quá trình triển khai hoạt động và cần sự thống nhất ý kiến của các bên để đƣa ra quyết định kịp thời.

Nội dung của tất cả các cuộc họp cần đƣợc ghi chép cẩn thận thành biên bản. Biên bản này đƣợc chia sẻ với tất cả những ngƣời tham gia và các bên liên quan để theo dõi các vấn đề đã đƣợc giải quyết, khắc phục ở mức độ nào qua mỗi cuộc họp.

Họp rút kinh nghiệm định kỳ không chỉ cần thực hiện ở cấp huyện mà cần thực hiện ở cả cấp xã. Trong mỗi chuyến làm việc với thực địa, NVXH bố trí thời gian để tham gia đầy đủ các cuộc họp của BĐH cấp huyện. Đồng thời, tham dự ngẫu nhiên hoặc có chủ đích với BĐH cấp xã. Đặc biệt quan tâm tới những xã có trục trặc hoặc có thành tích nổi bật trong triển khai hoạt động. Mục đích của việc

tham gia những cuộc họp nhƣ vậy là để giúp NVXH nắm đƣợc những thơng tin về tình hình triển khai các hoạt động can thiệp một cách kịp thời nhất và củng cố mối quan hệ với cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy người dân nông thôn, khu vực miền núi, nâng cao nhận thức về phòng tránh thai và viêm nhiễm đường sinh sản can thiệp tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)