Cỡ mẫu của đánh giá nhu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy người dân nông thôn, khu vực miền núi, nâng cao nhận thức về phòng tránh thai và viêm nhiễm đường sinh sản can thiệp tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 44)

Số thơn Số nhóm

mỗi thơn

Số khách thể điều tra mỗi nhóm

Tổng

Mẫu điều tra 2

1 thôn gần TT huyện, 1 thôn xa TT huyện 2 2 nhóm nam, 2 nhóm nữ 7 28

Trƣớc khi thựchiện thảo luận nhóm NVXH chuẩn bị sẵn một số câu hỏi trọng tâm và căn cứ vào câu trả lời của những ngƣời tham gia thảo luận, ngƣời điều hành sẽ khai thác tiếp những thông tin sâu hơn.

Một số câu hỏi chính dùng trong thảo luận nhóm để xác định nhu cầu của ngƣời dân.

1. Vấn đề sức khỏe đƣợc ngƣời dân quan tâm nhiều nhất?

2. Những bệnh ngƣời dân thƣờng mắc, mức độ bị bệnh, loại bệnh? 3. Cách trị bệnh, dấu hiệu nhận biết?

4. Nguyên nhân gây bệnh?

5. Nhận xét về hệ thống y tế địa phƣơng?

6. Những khó khăn và thuận lợi khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế? 7. Cách ngƣời dân giải quyết những khó khăn?

8. Nguyện vọng và đề xuất?

Biểu đồ Venn: Đây là một kỹ thuật sử dụng cơng cụ hình học trực quan để

giúp những ngƣời tham gia thảo luận nhóm dễ dàng hơn trong việc nêu và phân loại vấn đề. NVXH thƣờng dùng biểu đồ Venn để phân loại và xếp hạng ƣu tiên cho những vấn đề của cộng đồng đƣợc những ngƣời thảo luận nêu ra.

Thực hiện kỹ thuật này, trƣớc tiên, NVXH hƣớng dẫn những ngƣời tham gia thảo luận liệt kê những vấn đề sức khỏe mà ngƣời dân địa phƣơng quan tâm bằng cách viết mỗi vấn đề lên một tấm bìa màu đƣợc chuẩn bị trƣớc. Sau đó, NVXH dùng một tờ giấy Ao, vẽ một hình trịn to và yêu cầu những ngƣời tham gia xếp những tấm bìa màu đã đƣợc ghi thơng tin vào hình trịn theo tiêu chí vấn đề nào đƣợc quan tâm nhiều thì xếp vào phía tâm hình trịn, vấn đề đƣợc quan tâm ít hơn thì dán ra xa tâm hình trịn. Trong suốt quá trình những ngƣời tham gia thảo luận dán các tấm bìa mầu, NVXH thƣờng xuyên đặt câu hỏi "tại sao?" để nghe sự giải thích. Cuối cùng, NVXH tóm tắt lại những ý kiến đƣợc ngƣời dân thống nhất và ghi lại hình ảnh của sơ đồ này làm dữ liệu.

Hình 10: Biểu đồ Venn thể hiện các vấn đề sức khỏe đƣợc ngƣời dân quan tâm

Biểu đồ nhân quả: Đây là một kỹ thuật thu thập thông tin khác mà NVXH

dùng để định hƣớng cuộc thảo luận nhằm tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề từ một hiện tƣợng quan sát thấy hoặc có thể xảy ra. Biểu đồ này đƣợc Giáo sƣ Kaoru Ishikawa sử dụng đầu tiên trong thập niên 1950 tại Nhật Bản.19

Thực hiện kỹ thuật này, NVXH vẽ trên giấy lớn một hình xƣơng cá và giới thiệu với những ngƣời dân tham gia về cách thực hiện. Phần xƣơng sống của con cá là vấn đề về SKSS mà ngƣời dân đang quan tâm. Các xƣơng nhánh của con cá dọc theo chiều dài của xƣơng sống thể hiện các nguyên nhân trực tiếp gây ra vấn đề hoặc hiện tƣợng đó, cịn gọi là ngun nhân cấp một. Các nhánh nhỏ hơn là nguyên nhân của các nguyên nhân trực tiếp, hay còn gọi là nguyên nhân cấp hai và nhỏ hơn nữa là các nguyên nhân cấp ba, cấp bốn.

Hình 11: Biểu đồ xƣơng cá thể hiện mối quan hệ nhân-quả

Từ phân tích kết quả làm việc của bốn nhóm nêu trên, NVXH rút ra kết luận, vấn đề sức khỏe đƣợc ngƣời dân địa phƣơng quan tâm nhiều nhất hiện nay là Viêm nhiễm đƣờng sinh sản và tình trạng nạo phá thai ở phụ nữ. Hầu hết ngƣời dân tham gia thảo luận đều thống nhất ý kiến cho rằng, những vấn đề sức khỏe này có thể phịng tránh đƣợc nếu nhƣ ngƣời dân đƣợc cung cấp đầy đủ thơng tin. Trong đó, hình thức cung cấp thông tin đƣợc ngƣời dân u thích là nói chuyện trực tiếp. Ngồi ra, việc đƣa tin qua hệ thống phát thanh của xã, phát tờ rơi cũng là những hình thức cung cấp thơng tin đƣợc nhiều ngƣời tham gia thảo luận cho là sẽ mang lại hiệu quả. Từ những phát hiện này, NVXH đã xác định đƣợc vấn đề can thiệp là

Sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Trong đó bao gồm hai nội dung chính là PTT và

VNĐSS.

Điều tra ban đầu:Sau khi xác định đƣợc vấn đề can thiệp, một điều tra nhằm

tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ về SKSS đã đƣợc thực hiện. Những dữ liệu thu thập đƣợc từ cuộc điều tra này nhằm phát hiện ra những lỗ hổng kiến thức của ngƣời dân liên quan tới việc chăm sóc SKSS, từ đó có cơ sở để thiết kế những chiến lƣợc, hoạt động can thiệp phù hợp.

Thông thƣờng, các cuộc điều tra ban đầu thƣờng đƣợc thực hiện bởi cơ quan hỗ trợ hoặc những chuyên gia đánh giá độc lập. Điều này xuất phát từ quan điểm hoặc yêu cầu của nhà tài trợ, với mong muốn thu đƣợc những dữ liệu chính xác và khách quan. Tuy nhiên, trong can thiệp này, ngƣời thực hiện đề tài đã thuyết phục đƣợc nhà tài trợ trong việc sử dụng chính những thành viên của cộng đồng tham gia vào nhiều khâu khác nhau trong quá trình đánh giá, từ thiết kế công cụ, thu thập thông tin, phân tích số liệu cho đến viết báo cáo. Việc huy động các thành viên trong cộng đồng tham gia vào q trình điều tra có thể sẽ gặp phải một số trở ngại. Bởi vì, các điều tra viên cộng đồngđềuchƣa có kỹ năng làm công việc này. Hơn nữa, vì là một thành viên của cộng đồng nên họ khó đảm bảo đƣợc tính khách quan trong q trình đi thu thập thơng tin. Tuy nhiên, xét về ý nghĩa sâu xa của một đề tài can thiệp theo hƣớng PTCĐ, việc huy động một số thành viên của cộng đồng tham gia vào quá trình đánh giá sẽ giúp năng lực của cộng đồng đƣợc nâng caohơn. Để sau khi kết thúc hỗ trợ, họ có thể vận dụng những kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm thu đƣợc khi tham gia đánh giá này để đánh giá các vấn đề can thiệp khác khác,đƣợc triển khai tại cộng đồng. Nhằm hạn chế những sai số ảnh hƣởng tới kết quả đánh giá, nhiệm vụ của NVXH là giúp các điều tra viên cộng đồng hiểu rõ mục đích, kỹ thuật, điểm mạnh và hạn chế của phƣơng pháp đánh giá cũng nhƣ cáchtiến hành đánh giá và sử dụng những kết quả phát hiện đƣợc từ đánh giá vào công tác PTCĐ.

Trong can thiệp này, điều tra ban đầu đối với nhóm phụ nữđƣợc tiến hành theo phƣơng pháp định lƣợng, sử dụng công cụ bảng hỏi (Phụ lục 1).Thông tin đƣợc thu thập bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên đọc nguyên vẹn lần lƣợt từng câu hỏi từ bảng hỏi, không đƣợc thêm bớt, sau đó dành thời gian cho ngƣời đƣợc điều tra suy nghĩ, trả lời. Những câu trả lời của khách thể điều tra đƣợc điều tra viên ghi trực tiếp vào bảng hỏi theonhững câu trả lời tƣơng ứng. Thông tin của mỗi khách thể tham gia phỏng vấn đƣợc ghi vào một bảng hỏi riêng. Điều tra đƣợc tiến hành với khách thể phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, sử dụng cỡ mẫu là 100. Cỡ mẫu này đảm bảo đủ lớn để cho ra những kết quả thống kê tin cậy. Quá trình chọn mẫu đƣợc tiến hành theo quy tắc ngẫu nhiên. Có 10 thơn trong huyện đƣợc chọn để điều

tra. Mỗi thơnchọn 15 hộ có phụ nữ trong độ tuổi 15-49. Trong đó, 10 hộ đầu tiên sẽ đƣợc ƣu tiên phỏng vấn. Trong trƣờng hợp không thể phỏng vấn đƣợc những hộ này thì điều tra viên sẽ thay thế bằng 5 hộ cịn lại. Các thơng tin thu thập đƣợc từ phiếu hỏi đƣợc nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata 6.0 và xử lý bằng phần mềm Stata v10.Thang điểm chuẩn quy định cho kiến thức, thái độ, thực hành về SKSS củakhách thể điều tra đƣợc tính tốn cẩn thận dựa trên bộ công cụ bảng hỏi đã đƣợc thiết kế (Phụ lục 2).Từ thang điểm này, cùng với sự hỗ trợ của các phần mềm thống kê, ngƣời xử lý số liệu có thể cho ra tần suất hoặc tỉ lệ phần trăm những ngƣời có kiến thức đạt hoặc chƣa đạt, cũng nhƣ chỉ rõ chƣa đạt ở mảng nào.

Bảng 3: Mẫu điều tra định lƣợng về kiến thức, thái độ, thực hành PTT và VNĐSS với nhóm khách thể là phụ nữ

Số thôn Số khách thể điều tra mỗi thôn

Tổng số

Mẫu điều tra 10 10 100

Bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động điều tra là việc tiếp cận và phỏng vấn đúng khách thể điều tra, đƣợc lựa chọn bằng phƣơng pháp ngẫu nhiên, làcông việc không dễ dàng vì những lý do sau. Thứ nhất, nhiều ngƣời trong số họ không

biết đọc, khơng biết viết, thậm chí khơng biết nói tiếng phổ thơng. Do đó, điều tra viên đơi khi phải kiêm nhiệm ln vai trị của ngƣời phiên dịch và tiến hành phỏng vấn bằng tiếng dân tộc. Thứ hai, nhiều ngƣời đƣợc chọn khơng có mặt ở nhà trong thời gian điều tra do phải đi làm xa. Vì vậy, giải pháp lựa chọn khách thể điều tra thay thế đƣợc áp dụng nhƣ một giải pháp khả thi nhƣng sai số là khó tránh khỏi vì thực tế là những phụ nữ đi làm xa thƣờng có hiểu biết về SKSStốt hơn so với những phụ nữ ở nhà.Thứ ba, việc nhập, xử lý và phân tích dữ liệu điều tra bằng máy tính là một cơng việc mang tính kỹ thuật cao, vƣợt quá khả năng của những điều tra viên cộng đồng. Do đó, NVXH phải dày cơng đào tạo để họ có thể thao tác đƣợc những kỹ thuật thống kê đơn giản nhƣ tính tần số, tỉ lệ phần trăm,… Những thống kê này rất quan trọng đối với công tác quản lý để đo lƣờng số lƣợng, chất lƣợng và hiệu quả hoạt động can thiệp.

Đối với nhóm y tế thơn bản, phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi đƣợc áp dụng để đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về PTT và VNĐSS. Tất cả các y tế thôn trên địa bàn 13 xã và thị trấn của huyện Tiên Yên đƣợc mời đến các trạm y tế để tham gia điền phiếu đánh giá (phụ lục 12).

Đối với nhóm cán bộ y tế huyện và xã, chọn các cán bộ chuyên trách về cung cấp dịch vụ SKSS tại các cơ sở y tế, bao gồm: 26 cán bộ Trạm y tế xã (13 trạm, mỗi trạm 2 ngƣời), 4 cán bộ thuộc Trung tâm y tế huyện và 5 cán bộ thuộc bệnh viện huyện. Những ngƣời tham gia điều tra sẽ thực hành tƣ vấn mẫu với khách hàng đóng vai để điều tra viên chấm điểm, theo bảng kiểm tƣ vấn (phụ lục 6).

Kết quả đánh giá ban đầu của cả ba nhóm: phụ nữ, y tế thơn, y tế huyện và xã đƣợc trình bày ở phần 2.2.3.1 - Đánh giá dự án, cùng với kết quả đánh giá sau can thiệp để thuận tiện cho việc phân tích và so sánh.

Để đánh giá nhanh cộng đồng, ngoài bốn kỹ thuật đƣợc sử dụng trong can thiệp này, cịn có nhiều kỹ thuật khác nhƣ vẽ biểu đồ nông thôn, biểu đồ lát cắt, lịch thời vụ, xếp hạng ƣu tiên,… NVXH cần nắm vững các kỹ thuật đánh giá nhanh cộng đồng để lựa chọn và áp dụng cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm thu đƣợc kết quả tin cậy nhất với những nguồn lực đang có.

Thực hiện hoạt động xác định nhu cầu, NVXH đã trực tiếp tiến hành bốn kỹ thuật đánh giá nhanh với các nhóm đối tƣợng khác nhau. Đối với hoạt động điều tra ban đầu, NVXH trực tiếp là ngƣời thiết kế bộ công cụ, chọn mẫu, hƣớng dẫn kỹ thuật cho các điều tra viên cộng đồng và hỗ trợ kỹ thuật nhập và xử lý số liệu. Nhƣ vậy, trong hoạt động này, NVXH đóng vai trị là ngƣời nghiên cứu, cần có những kiến thức, kỹ năng về điều tra, khảo sát để cùng với những ngƣời nòng cốt trong CĐ, tiến hành thu thập, tìm hiểu và phân tích thơng tin về vấn đề, các điểm mạnh, điểm yếu, cũng nhƣ những tiềm năng sẵn có của CĐ. Dựa trên những kết quả thu thập đƣợc, NVXH cùng các thành viên trong BĐH địa phƣơng phát triển thành những chƣơng trình hành động cụ thể để giúp cộng đồng ứng phó, giải quyết vấn đề.

2.2.1.3. Thành lập ban điều hành tại cộng đồng

Từ những thông tin thu thập đƣợc trong hai hoạt động là nhận diện cộng đồng và đánh giá nhu cầu cộng đồng, NVXH và cơ quan hỗ trợ đã viết một báo cáo vắn tắt về những vấn đề phát hiện đƣợc tại địa phƣơng và nhu cầu của ngƣời dân. Bên cạnh đó, NVXH cũng chuẩn bị một bản đề xuấtcác hoạt động can thiệp tại địa phƣơng. Nội dung bản đề xuất nêu rõ vấn đề, mục đích, mục tiêu can thiệp và nguồn lực hỗ trợ (con ngƣời, kinh phí), cũng nhƣ những cam kết của lãnh đạo địa phƣơng khi tham gia can thiệp này, nhằm giúp địa phƣơng giải quyết những vấn đề ngƣời dân đang gặp phải. Những văn bản này đƣợc trình tới lãnh đạo của Phịng y tế huyện và lãnh đạo UBND huyện để xin ý kiến. Sau khi bản đề xuất can thiệp đƣợc lãnh đạo huyện Tiên Yên, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thông qua, NVXH và cơ quan hỗ trợ đã có buổi họp làm việc chính thức với địa phƣơng. Thành phần tham gia cuộc họp là lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo Phòng y tế, Trung tâm y tế, Bệnh viện huyện để giới thiệu, làm rõ những nội dung của bản đề xuất và tƣ vấn, hỗ trợ thành lập BĐHtriển khai can thiệp tại địa phƣơng. Kết quả là huyện Tiên Yên đã thành lập đƣợc một BĐHcấp huyện và 12 BĐH cấp xã để triển khai các hoạt động can thiệpvới cơ cấu nhƣ sơ đồ dƣới đây.

Hình 12: Sơ đồ hệ thống quản lý Y tế huyện Tiên Yên

Trong PTCĐ, cách thiết kế đề tài can thiệp theo phƣơng pháp tiếp cận từ dƣới lên là điểm mấu chốt tạo ra sự khác biệt với các chƣơng trình hỗ trợ của nhà

nƣớc (thƣờng theo phƣơng pháp tiếp cận từ trên xuống). Tuy nhiên, từ bối cảnh thực tế ở Việt Nam cho thấy, một can thiệp PTCĐ sẽ không đƣợc triển khai đƣợc hoặc nếu triển khai đƣợc cũng rất khó duy trì hoạt động khi can thiệpđó tách biệt với cấu trúc quản lý và hệ thống chính sách hiện hành của nhà nƣớc. Bởi vì, xét trên mọi khía cạnh, các cơ quan nhà nƣớc vẫn là nguồn cung cấp chính yếu các dịch vụ phát triển, là cơ quan có thẩm quyền cho phép các hoạt động phát triển tại cộng đồng và là một trong các lực lƣợng có tiềm lực tham gia vào quá trình xây dựng và triển khai các hoạt động can thiệp. Chính vì vậy, một số tổ chức làm PTCĐ thƣờng có xu hƣớng kết hợp cả cách tiếp cận từ dƣới lên và từ trên xuống trong thiết kế và triển khai các chƣơng trình can thiệp. Trong đề tài này, NVXH với vai trò làngƣời thực hiện, cũng theo xu hƣớng đó. Cơ cấu BĐH các hoạt động can thiệp tại địa phƣơng đƣợc thành lập, bao gồm các thành viên là lãnh đạo UBND và các cơ quan y tế nhà nƣớc. Đó là một nét đặc trƣng cho việc vận dụng ƣu điểm của cách tiếp cận từ trên xuống, bên cạnh các hoạt động áp dụng cách tiếp cận từ dƣới lên nhƣ xác định nhu cầu cộng đồng, lập kế hoạch, triển khai hoạt động hay giám sát đánh giá.

Bảng 4: Cấu trúc những thành phần tham gia BĐH tại địa phƣơng Chức danh

cơng việc

Số thành viên Vai trị nhiệm vụ Nơi làm

việc Thành phần ngoài cộng đồng (cơ quan hỗ trợ)

BĐH địa phƣơng 4 ngƣời, thành phần bao gồm: 1 Quản lý chung 2 Cán bộ thực hiện 1 Trợ lý

Tìm kiếm tài trợ, thu thập thông tin về địa bàn can thiệp, đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch can thiệp, thiết lập quan hệ với địa phƣơng, triển khai hoạt động, giám sát, đánh giá.

Chức danh công việc

Số thành viên Vai trò nhiệm vụ Nơi làm

việc

Tƣ vấn 4 ngƣời, thành phần bao gồm:

2 Chuyên gia về truyền thông 2 Chuyên gia về chăm sóc SKSS

Thiết kế chƣơng trình, thực hiện giảng dạy cho đội ngũ giảng viên tuyến huyện.

Tƣ vấn, hỗ trợ chuyên môn cho NVXH hoặc các thành viên trong BĐH địa phƣơng khi cần Hà Nội Thành phần trong cộng đồng Trƣởng BĐH 1- Phó chủ tịch phụ trách mảng Văn hóa Xã hội huyện

Chỉ đạo, điều phối chung các hoạt động can thiệp Huyện Tiên Yên Phó trƣởng BĐH

1- Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng huyện

Trực tiếp chỉ đạo, điều phối, triển khai, giám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy người dân nông thôn, khu vực miền núi, nâng cao nhận thức về phòng tránh thai và viêm nhiễm đường sinh sản can thiệp tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)