Mơ hình thể hiện cơ sở hình thành can thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy người dân nông thôn, khu vực miền núi, nâng cao nhận thức về phòng tránh thai và viêm nhiễm đường sinh sản can thiệp tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 34)

Chƣơng 2. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH CAN THIỆP 2.1. Kế hoạch can thiệp

Hiểu một cách chung nhất, kế hoạch là một tập hợp những hoạt động đƣợc sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện một mục tiêu cuối cùng đã đƣợc đề ra. Trong đề tài này, kế hoạch can thiệp đƣợc hiểu là một tài liệu chứa đựng toàn bộ các kế hoạch can thiệp ở các cấp độ khác nhau, ghi lại những giả định trong quá trình lập kế hoạch. Nó là bản tóm lƣợc quản lý những yếu tố cần thiết của mục tiêu can thiệp, lý lẽ, cách thức đạt đƣợc các mục tiêu này và đƣợc dùng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin với những đối tƣợng liên quan tới can thiệp. Đồng thời, kế hoạch cũng là một tài liệu hƣớng dẫn thực hiện và kiểm sốt tồn bộ các hoạt động can thiệp. Nếu nhƣ coi can thiệp này là một dự án thì kế hoạch can thiệp tiến triển qua những giai đoạn liên tiếp trong dòng đời của dự án và đƣợc cập nhật mỗi khi có những thay đổi quan trọng trong dự án.16

Một bản kế hoạch can thiệptốt sẽ giúp những ngƣời thực hiện tiên lƣợng đƣợc các tình huống sắp xảy ra, phối hợp đƣợc mọi nguồn lực của cá nhân, nhóm, cộng đồng để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, hƣớng vào mục tiêu cuối cùng mà can thiệp muốn hƣớng đến. Đồng thời, nó cũng sẽ giúp những ngƣời tham gia hiểu biết sâu sắc hơn về các hoạt động can thiệp, giao tiếp dễ dàng hơn trong thực hiện và quản lý các hoạt động can thiệp, từ đó có thể đƣa ra những quyết định đúng đắn hơn. Lập kế hoạch can thiệp phải thuân thủ theo những nguyên tắc nhất định.

Tính mục tiêu: Trên cơ sở xác định đúng và rõ mục tiêu cần đạt đƣợc, NVXH

điều kiện hỗ trợ một cách phù hợp và xác định vị thế ƣu tiên cho từng mục tiêu (trong những chƣơng trình/kế hoạch có nhiều mục tiêu). Tính mục tiêu trong lập kế hoạch giúp đảm bảo đƣợc hiệu quả hoạt động, tránh lãng phí hoặc sử dụng nguồn lực khơng phù hợp, làm cơ sở cho theo dõi, giám sát và đánh giá.

Tính khoa học: Mọi sản phẩm của quá trình lập kế hoạch (các văn bản, kế

hoạch hoạt động…) chỉ có hiệu quả nếu nó đạt đến những mức độ nhất định về căn cứ khoa học. Tính khoa học chính là yếu tố đảm bảo chất lƣợng và độ tin cậy của các kế hoạch đƣợc thảo ra.

Tính cân đối: Tính cân đối là một nguyên tắc xuyên suốt quá trình lập kế

hoạch để đảm bảo kế hoạch đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Cân đối ở đây không chỉ làcân đối giữa nhu cầu và khả năng trong lập kế hoạch mà còn là sự cân đối giữa các yếu tố, các bộ phận, các lĩnh vực và cácquá trình trong hệ thống tổ chức để đảm bảo thuận lợi nhất cho việc thực hiện mục tiêu đã lựa chọn.

Tính chấp nhận: Kế hoạch đƣợc lập ra phải đƣợc sự chấp nhận của những thành viên trong BĐH các cấp, những ngƣời lập kế hoạch, những ngƣời trực tiếp thực hiện và đối tƣợng can thiệp (cộng đồng). Chấp nhận ở đây bao gồm cả chấp nhận về chính trị, văn hóa, đạo đức,… giúp đảm bảo các kế hoạch thảo ra là hiệu quả, khả thi và phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng.

Có nhiều cách lập kế hoạch khác nhau tùy theo nội dung, quy mơ, mục đích, nguồn lực hay quan điểm của ngƣời thực hiện. Trong can thiệp này, kế hoạch can thiệp đƣợc lập dựa trên lý thuyết về khung hợp lý (Logical framework). Đây là một cách xây dựng kế hoạchtrọng tâm vào kết quả, đƣợc áp dụng rất phổ biến trong các can thiệp theo hƣớngPTCĐ. Những kết quả của can thiệp đƣợc thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, liên hệ với nhau bằng mối quan hệ logic nhân – quả.

Đối với một can thiệp theo hƣớng PTCĐ, mọi hoạt động trƣớc khi triển khai đều cần đƣợc bàn bạc, và sắp đặt một cách có hệ thống, có tính tốn, có chỉ báo để đo lƣờng đƣợc những mục đích mong muốn. Q trình xây dựng kế hoạch can thiệp theo hƣớng PTCĐ nhất thiết phải có sự tham gia của cộng đồng cho dù đó là kế hoạch can thiệp tổng thể hay là kế hoạch can thiệp cụ thể cho một hoạt động. Việc

trao đổi lẫn nhau sẽ học hỏi đƣợc các tiến trình hoạch định và thi hành những quyết định do chính cộng đồng đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy người dân nông thôn, khu vực miền núi, nâng cao nhận thức về phòng tránh thai và viêm nhiễm đường sinh sản can thiệp tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)