Lễ chạy đàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia hoạt động nghi lễ phật giáo của phật tử hà nội (khảo sát tại chùa thắng nghiêm, khúc thủy, cự khê, thanh oai, hà nội) (Trang 45 - 47)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Khái quát về hệ thống các nghi lễ Phật giáo

2.1.4 Lễ chạy đàn

Lễ chạy đàn thường được tiến hành khi một gia đình gặp nhiều rủi ro hay những biến cố lớn, để tránh tình trạng xấu hơn hay tiếp tục xảy ra trong gia đình, thân chủ đến xin nhà chùa làm lễ chạy đàn giải hạn [Nguyễn Thị Minh Ngọc, 2014].

Chạy đàn khơng phải chùa nào cũng có thể làm được. Đây là một loại nghi thức lễ nghi phức tạp đòi hỏi số lượng Tăng Ni tham dự đơng và thường là các Tăng Ni có trình độ cao (hay cịn gọi là Ộcao tayỢ), thời gian tiến hành nghi lễ dài, chi phắ cũng tốn kém. Theo khảo cứu của tác giả Nguyễn Kim Ngọc, thực trạng nghi lễ Phật giáo hiện nay: Lễ rước vong lên chùa, Báo giác ngộ, số ra 26/8/2009: trùng tang là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng trong gia đình có người mất kế tiếp nhau trong một khoảng thời gian gần (tối đa là 3 năm - trước khi làm lễ cải táng). Cách thức tắnh trùng tang là dùng tuổi của người mất so với năm, tháng, ngày, giờ của người mất xem có phạm vào trùng tang hay khơng. Một cách hiểu đơn giản nhất về trùng tang là trong vịng 3 năm kể từ khi gia đình có người mất, nếu có người thân khác cũng mất đi thì như vậy được coi là trùng tang. Thuật ngữ này vốn thuộc về dân gian, bản thân Phật giáo khơng có. Tuy nhiên, ngày nay, dưới ảnh hưởng của tắn ngưỡng bản địa và đạo Lão, tại các chùa, tu sĩ đều sử dụng quan niệm và phương pháp tắnh trùng tang của dân gian để tắnh trùng tang cho những người có nhu cầu quan tâm, tìm hiểu và muốn làm lễ trừ giải. Từ quan niệm về trùng tang [Nguyễn

Minh Ngọc, 2009], mỗi tôn giáo đưa ra biện pháp tâm linh riêng nhằm trói chặt, giam hãm các vong linh, không cho quay về quấy nhiễu, gây hại cho người còn sống. Đối với Phật giáo, giải pháp là tổ chức khóa lễ cầu siêu để cầu cho vong linh hiểu ra lẽ phải mà siêu thốt, khơng còn gây tai họa cho gia đình của mình nữa. Trường hợp nếu xảy ra hiện tượng trùng tang trong một khoảng thời gian ngắn thì cần phải thực hiện nghi thức chạy đàn để cắt trùng tang. Chạy đàn là một nghi thức phức tạp, đòi hỏi nguồn kinh phắ lớn (tắnh đến thời điểm hiện nay, ước chừng khoảng 40 triệu trở lên). Để tiến hành nghi thức này là cần khoảng 10 - 100 vị tăng, tùy theo quy mô của mỗi đàn lễ [46]. là sự hướng dẫn để vong linh hướng tâm theo chắnh đạo. Ngồi ra, cịn tùy thuộc vào những trường hợp cụ thể, người ta tin rằng khóa lễ chạy đàn có chức năng trấn áp những vong hồn chẳng may mất Ộtrùng tangỢ, quay lại quấy nhiễu, gây họa cho người thân, gia đình. Đối với những vong linh như vậy, bùa chú, cấp điệp y riêng hay thực hiện nghi lễ chạy đàn là các phương pháp được sử dụng nhằm ngăn chặn ảnh hưởng từ vong linh hung dữ.

Theo Đại tá, TS. Đỗ Kiên Cường - tác giả của nhiều cuốn sách, lý giải các hiện trường dị thường trong đời sống dưới góc nhìn khoa học cho rằng Ộtrùng tangỢ chỉ đơn giản là sự trùng hợp mang tắnh ngẫu nhiên. Trong đó bản chất của sự trùng hợp là luật số lớn trong lý thuyết xác suất và thống kê [47]. Ông cũng cho rằng yếu tố tâm lý là nhân tố quyết định. Trên thực tế, sự cầu cúng, Ộnhốt vongỢẦ mà nhiều gia đình thực hiện thực chất chỉ là hoạt động trấn an, khiến những người đang hoảng sợ sẽ tĩnh tâm trở lại, bình tĩnh hơn trong mọi tình huống. Và khi đã thư thái trở lại, tâm lý thoải mái, diễn tiến của các căn bệnh cũng có chiều hướng tốt hơn (yếu tố tâm lý có thể ảnh hưởng tới khoảng 9-40% người bệnh). Y học cho rằng niềm tin có thể giúp con người khỏe mạnh hơn về thể chất và tinh thần là vì vậy... Vì lẽ đó, cần hiểu một cách đúng đắn dưới góc độ khoa học để những nỗi sợ hão huyền về Ộtrùng tangỢ khơng cịn tồn tại.

Với Phật giáo thì sống chết là chuyện thường nhiên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Vì thế, Phật giáo khơng có quan niệm về ngày trùng tang, trùng nhật và

hoàn toàn phủ nhận việc ngày giờ chơn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác. Tuy nhiên, vì tập tục này ăn sâu vào tâm thức mọi người nên một vài nơi nhà chùa vẫn khuyên các Phật tử không an táng thân quyến vào những ngày trùng, nhằm giúp họ an tâm để chu toàn tang lễ đồng thời nỗ lực cầu nguyện, khai thị, làm phúc hồi hướng cho hương linh.

Trong Phật giáo hiện nay có duy trì rất nhiều nghi lễ chạy đàn theo truyền thống dân gian và chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu của người dân. Như vậy, có thể nói dịch vụ nghi lễ Phật giáo là một trong những giải pháp mang tắnh tâm linh được Phật giáo lựa chọn để giải quyết một phần nhu cầu của xã hội. Nó là sự thể hiện áp dụng giáo lý Phật giáo, sử dụng phương tiện Phật giáo để giải quyết vấn đề xã hội. Với thực tế Ộphú quý sinh lễ nghĩaỢ và quan điểm Ộcó thờ có thiêng, có kiêng có lànhỢ các nhu cầu tâm linh được giải quyết và thỏa mãn đồng thời cũng góp phần phát triển Phật giáo. Đây cũng chắnh là lý do không chỉ Thắng Nghiêm mà nhiều ngơi chùa hiện nay vẫn duy trì những hoạt động nghi lễ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia hoạt động nghi lễ phật giáo của phật tử hà nội (khảo sát tại chùa thắng nghiêm, khúc thủy, cự khê, thanh oai, hà nội) (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)