Kết quả thống kê về độ tuổi của Phật tử chùa Thắng Nghiêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia hoạt động nghi lễ phật giáo của phật tử hà nội (khảo sát tại chùa thắng nghiêm, khúc thủy, cự khê, thanh oai, hà nội) (Trang 88 - 92)

Valid (Số lượng mẫu) 100

Mean (Giá trị trung bình) 35,13

Median (Trung vị) 34

Minimum (Giá trị nhỏ nhất) 20 Maximum (Giá trị lớn nhất) 66

(Nguồn: Tắnh toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài Nafosted/ VIII1.1_2012.05)

Bảng số liệu 2.2 đã chỉ ra rằng trong số phật tử được phỏng vấn thì người có độ tuổi cao nhất là 66 tuổi (Maximum = 66) và người có độ tuổi thấp nhất là 20 tuổi (Minimum = 20). Độ tuổi trung bình của những người này là 35,13 tuổi. Trung vị là 34 cho biết có một nửa số người trong mẫu khảo sát trên 34 tuổi. Điều này cho thấy đa phần Phật tử trong độ tuổi cịn trẻ. Điều này khơng đối lập với cách lựa chọn mẫu ban đầu của chúng tôi đã dự định vì trong độ tuổi từ 16 -66 vẫn có thể lao động tạo ra của cải vật chất, đồng thời chúng tôi sẽ chia khoảng tuổi để so sánh 2 độ tuổi thanh niên (16-35) và trung niên (36 Ờ 66).

Theo kết quả nghiên cứu thu được tỷ lệ phật tử ở độ tuổi thanh niên (53%) lớn hơn phật tử ở độ tuổi trung niên (47%). Điều này dường như là một nghịch lý: Khi về già con người khơng cịn có nhu cầu tơn giáo? Hay câu nói Ộtrẻ vui nhà, già vui chùaỢ đã khơng cịn phù hợp trong điều kiện xã hội hiện đại? Trên thực tế, qua quá trình quan sát nghiên cứu, mối quan hệ giữa người già và hoạt động Phật giáo được thể hiện dưới một hình thức khác. Tại các chùa ở Hà nội hiện nay đều có Hội quy hay cịn gọi là hội các vãi. Thành viên của hội phần lớn là phụ nữ khoảng trê 50

tuổi. Hoạt động của hội khá phong phú, cụ thể như tụng kinh hàng ngày/ tuần tổ chức hành hương đến các chùa khác, thăm hỏi các thành viên trong hội khi có hiếu hỷ, ốm đau, đặc biệt là tham gia vào các khóa lễ. các ngày lễ chắnh của chùa (sóc, vọngẦ). Hiện nay chùa chiền thu hút được sự tham gia của nhiều nhóm tuổi khác nhau bởi vì nó có khả năng đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của các nhóm tuổi này. Nhà chùa mở cửa tất cả các ngày trong năm, tạo điều kiện cho mọi người có thể đến lễ, đặc biệt là trong những ngày rằm, mồng một và các ngày lễ chắnh của Phật giáo. Những ngày thường, chùa đều mở cửa đón phật tử vào bao sái. Bên cạnh đó, chùa cịn có các Hội quy giành cho những người có điều kiện tham gia (giảng pháp chiều thứ 7 hàng tuần, hội Gia đình Phật tửẦ). Ngồi ra chùa cịn thực hiện một số khóa lễ theo nhu cầu của người dân như: lễ bán khoán, lễ chúng sao giải hạn, lễ cầu an, cầu siêuẦ Nội dung và sự tham gia của phật tử vào các khóa lễ này, tơi sẽ trình bày cụ thể ở phần nội dung sau.

Chắnh vì Phật tử ở độ tuổi thanh tiên chiếm đến 53% nên phần nào quyết định sự tham gia các nghi thức Đại lễ của Phật giáo. Có tổng số 67 người được hỏi tham gia 2 đại lễ này, trong đó nhóm thanh niên Phật tử chiếm 46,3%, nhóm trung niên chiếm 53,7%. Sự chênh lệch này là không nhiều chứng tỏ rằng việc tham gia các hoạt động mang tắnh nghi lễ cũng rất được coi trọng và khơng có sư phân biệt về tuổi tác.

Về độ tuổi của nhóm Phật tử tham gia các khóa lễ đáp ứng nhu cầu: Phật tử chùa Thắng Nghiêm có đặc điểm khá rõ nét là nhóm Phật tử trẻ, độ tuổi trung bình chỉ là 35 tuổi. Vậy có sự khác biệt giữa nhóm ở độ tuổi thanh niên và trung niên hay không? Chúng ta cùng xem xét bảng sau:

Bảng 10: Phật tử tham gia các khóa lễ đáp ứng nhu cầu phân theo nhóm tuổi

Khóa lễ Trung niên Thanh niên

Tần số Tần suất (%) Tần số Tần suất (%) Cúng sao giải hạn 36 65,6% 19 34,5% Cầu an 30 62,5% 18 37,5% Cầu siêu 27 58,7% 19 41,3% Cắt tiền duyên 5 41,7% 7 58,3% Bán khoán 13 50% 13 50%

(Nguồn: Tắnh toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài Nafosted/ VIII1.1_2012.05)

Phật tử chùa Thắng Nghiêm chiếm 53% ở độ tuổi thanh niên nhưng với các khóa lễ đáp ứng nhu cầu như: lễ cầu an, cầu siêu, cúng sao giải hạnẦ thì tỷ lệ tham gia lại ắt hơn nhóm tuổi trung niên. Phải chăng có sự khác biệt trong nhận thức của mỗi Phật tử? Mọi sự thành công hay thất bại trong đời của mỗi người không phải do ai ban phát cho, mà do những cái nhân chúng ta tạo nên từ trước, khi nhân duyên đầy đủ thì quả thành. Những nhân duyên xấu do chúng ta tạo tác sẽ trổ quả xấu, những nhân duyên tốt sẽ trổ qủa tốt. Nhà Phật có câu Ộmuốn biết thời quá khứ chúng ta đã gieo nhân gì thì cứ nhìn cái quả mà chúng ta đang lãnh. Muốn biết tương lai chúng ta ra sao thì cứ nhìn cái nhân chúng ta đang gieo trồng trong hiện tạiỢ. Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng. Phật giáo dạy rằng bất luận việc gì xảy đến cho chúng ta, đều do một hay nhiều nguyên nhân, chứ không do ngẫu nhiên, thời vận hên xui hay số mạng an bài. Đối với Phật giáo, khơng có ngày nào xấu, mà cũng khơng có ngày nào tốt, mà cũng khơng có sao hạn xấu tốt. Nếu ta đi coi xăm, bói quẻ, coi sao, coi hạn, thầy nói ngày ấy tốt mà lại đi làm những chuyện không tốt lành, như ăn trộm, gây gỗ, đánh nhau, giết người, chắc chắn chúng ta sẽ bị pháp luật trừng trị và ngày tốt do ơng thầy nói ấy trở thành ngày xấu ngay. Như vậy ngày tốt, ngày xấu khơng có cơ sở, chỉ là do con người bày ra mà thôi. Thực chất cúng sao giải hạn theo quan điểm Phật giáo là sự giáo dục răn đe, khuyến cáo con người lánh dữ làm lành để chuyển hóa tai ương thành sự tốt đẹp: ỘThầy nói ln là nếu muốn thì thầy tổ chức cho làm,

nhưng thầy nói ln là do bản thân mỗi người phải tự tu, tụng tâm chúng sinh nhưng thầy nói chỉ là để giải tỏa tâm lý thôi, chủ yếu là phải thực hành chứ nghiệp anh gây ra cả năm anh làm việc xấu mà cúng 1 buổi là xong làm sao anh giải được. Cốt yếu là phải phóng sinh, tu phúc, tu tuệ để gieo nhânn cho đời sau. Với đạo phật tu tâm không chỉ sống cho đời hiện tại và còn sống cho tương lai. Đời hiện tại này ngắn ngủ, mình nghĩ là lâu nhưng cảnh giới bên kia chưa hết 1 canh giờ.Ợ [Nam 34

Đối với nhóm tuổi trung niên họ cũng có quan điểm tương đối khác, tựu chung lại cũng là suy nghĩ Ộcó thờ có thiêng, có kiêng có lànhỢ: ỘTheo truyền thống

của các cụ để lại thì đi lễ cúng sao giải hạn hay cầu an hằng năm cô đều lễ rất đầy đủ, nếu khơng lễ cho gia đình thì thấy nó thiếu thiếu và khơng được n tâm. Lễ xong có cảm giác yên tâm hẳn. Đấy, đầu năm vừa rồi cô đi chùa Phúc Khánh lễ cúng sao cho cả nhà hết hơn 1 triệu đấy, thầy thu mỗi người là 200.000 đồngỢ [Nữ,

54 tuổi, Kinh doanh tự do, Trung học phổ thông, Đã kết hôn].

Như vậy, có thể khẳng định rằng Phật giáo đã và đang đóng vai trị tắch cực trong đời sống tâm linh của Phật tử. Khi thực hiện hoạt động nghi lễ khiến họ vững tin hơn vào cuộc sống, vào hành động của bản thân cũng như có niềm tin hơn vào người khác. Đồng thời, những định hướng giá trị của đạo Phật cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi của Phật tử. Độ tuổi của Phật tử chùa Thắng Nghiêm khá trẻ, trung bình khoảng 35 tuổi, điều này cũng minh chứng một điều Phật giáo đang ngày càng có sức hút đối với giới trẻ. Họ tin theo đạo Phật không phải do Ộphong tràoỢ hay được bạn bè lôi kéo mà chắnh bản thân họ nghiệm ra đạo lý và sự đúng đắn của giáo lý nhà Phật.

3.1.3 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn ln là một thước đo giá trị con người phổ biến trong các xã hội; đặc biệt với xã hội phương Đơng như Việt Nam. Trình độ học vấn góp phần khẳng định vị thế của một người trong mắt mọi người xung quanh và trong xã hội. Dù trong xã hội truyền thống hay hiện đại người có trình độ học vấn cao ln nhận được sự coi trọng của cộng đồng. Người ta thường có thói quen quy gán những loại hành vi nhất định cho các nhóm có trình độ học vấn khác nhau. Một số nghiên cứu về tôn giáo trước đây nhận định rằng tôn giáo, tắn ngưỡng chỉ thu hút những người có trình độ học vấn thấp. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo sẽ dần dần mất đi cùng với sự phát triển nhận thức của con người. Vì thế, khi con người càng được giáo dục tốt, có trình độ học vấn càng cao thì càng ắt lệ thuốc vào tôn giáo. Đối với Phật tử chùa Thắng Nghiêm thì điều đó lại hồn tồn ngược lại. Do dung lượng mẫu nhỏ chưa

đủ điều kiện để phân tắch tương quan nên chúng tôi xem xét và phân tắch trên khắa cạnh tổng thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia hoạt động nghi lễ phật giáo của phật tử hà nội (khảo sát tại chùa thắng nghiêm, khúc thủy, cự khê, thanh oai, hà nội) (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)