CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2 Sự thực hành nghi lễ tại gia của Phật tử chùa Thắng Nghiêm
Với những người theo đạo Phật thì tắn ngưỡng thờ cúng ln được coi trọng. Không gian thờ cúng là không gian mang tắnh tâm linh trong nhà ở luôn cần đặt yếu tố gần gũi và giáo dục truyền thống lên hàng đầu để kết nối các thế hệ và giữ vững gia phong nề nếp gia đình.Với những ngưịi theo đạo Phật thì tắn ngưỡng thờ cúng ln được coi trọng. Cách bài trắ bàn thờ Phật và tượng Phật cũng có những quy tắc phong thủy nhất định. Người thờ Phật phải có thành tâm, nhất thiết phải ăn chay vào ngày mùng 1 và ngày rằm. Vì hiểu theo cách thơng thường Phật ăn chay, thấy được ắch lợi của việc chay tịnh thì khơng thể phổ độ cho một chúng sinh thờ mình suốt ngày ăn mặn đựợc, nhất là sát sinh. Điều kiện thứ hai là người lập bàn thờ Phật không thể cúng Phật bằng xôi gà, bằng thịt của động vật, vì Phật khơng hưởng thụ những thứ đó. Về hướng bàn thờ tốt nhất là quay theo cổng chắnh của căn nhà, có trường hợp cũng có thể quay bàn thờ Phật về hướng xấu so với trạch mệnh của thân chủ, một phần để hóa giải hướng đó. Thứ ba là bài vị tổ tiên không được đặt cao hơn bàn thờ Phật sẽ phạm xung, vì hiểu một cách đơn giản theo dân gian Phật đã
đạt được sự giải thốt, là bậc Đại giác, khơng thể ở thấp hơn chúng sinh [48]. Thực ra chúng sinh cũng là Phật nhưng chưa giác ngộ, làm vậy là để trọng Phật. Có rất nhiều nhà thờ ảnh các thần cùng với ngài Quan Âm Bồ Tát, đó là khơng đúng cách, coi ngài là một vị thần cũng không đúng, nên người thờ Phật nên quy y để hiểu được những điều căn bản nhất về việc thờ cúng cho đúng với đạo, không được tùy tiện hiểu theo suy nghĩ chủ quan của mình mà có tà kiến về việc thờ, việc cúng.
Khi quy y tam bảo xong, người Phật tử có hiểu biết nhất định về đạo Phật sẽ xin thỉnh lễ lập ban thờ Phật tại gia. ỘGia chủ muốn thờ tượng thì thỉnh tượng, thờ
tranh thì thỉnh tranh, sau đó tốt nhất là nhờ một vị thầy mà gia chủ tin týởng để an vị týợng. Cịn bài vị tổ tiên thì thýợng Phật hạ linh, trên Phật dýới gia tiên khơng sao cả, cũng có thể đặt một bàn thờ khác để thờ, nhýng phải nhỏ hõn bàn thờ Phật và phải thờ riêng bát hýõng. Các vật cúng bày trên bàn thờ Phật như hoa, quả, nước trà v.vẦ thuộc các loại phẩm vật tiêu hao thì phải thay đổi hằng ngày. Những thứ gì cịn có thể dùng được, ăn được thì nên đem dùng vào việc khác hoặc đem cho người nhà ăn dùng, không nên vứt đi. Những thứ bị ơi thiu, hư nát thì phải đổ bỏ đi như đổ rác. Còn như phẩm vật bày cúng nên bày cúng đơn chiếc hay bày một đơi thì khơng có hạn chế gì cả.Ợ [Nữ, 27 tuổi, nhân viên vãn phịng, Chýa có gia đình]
Theo kết quả nghiên cứu các khóa lễ thường ngày của phật tử (lễ tại gia) tại chùa Thắng Nghiêm, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Biểu đồ 1: Cơ cấu phật tử hành lễ tại gia
21 26 53 Đều đặn hằng ngày Khi có thời gian Khơng bao giờ
(Nguồn: Tắnh tốn lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài Nafosted/ VIII1.1_2012.05)
Khi người Phật tử lập bàn thờ Phật tại gia đình thì thường xuyên hành lễ hằng ngày hoặc theo khoảng thời gian nhất định. Thời gian tu hành tại nhà thắch hợp nhất là vào lúc sáng sớm và buổi tối, lúc đó nhờ thân tâm thanh tịnh, thoải mái. Như vậy mới có thể chuyên chú, thành tâm mà tu tập. Trong số 100 người được hỏi thì có 42% Phật tử có bàn thời Phật tại gia và việc thực hiện các khóa lễ trì, tụng hằng ngày hay khoảng thời gian nhất định trong tuần là hết sức quan trọng: ỘMình
thì ắt tụng ở nhà, đa số mình ra chùa, cịn chủ yếu là vợ tụng ở nhà. Buổi sáng trước khi đi làm thì trì tụng, mất khoảng 30-45 phút. Khi trì tụng thì mình lắng cái tâm mình xuống, cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Có những cơng năng huyền diệu, khơng thể giải thắch được, chỉ những người thực hành mới biếtỢ [Nam, 34 tuổi, Nhân viên
ngân hàng, đã kết hôn].
Thời gian hành lễ đối với những phật tử có bàn thờ Phật tại gia, trung bình mỗi lần hành lễ là khoảng 58,72 phút/ lần. Chủ yếu Phật tử trì tụng theo loại kinh mà mình cảm thấy phù hợp hoặc theo pháp tu đạo tràng đang theo. Thời gian trì, tụng là khơng ràng buộc hay giới hạn tùy thuộc vào loại kinh trì tụng hoặc đoạn kinh/chú mà phật tử tâm đắc, vắ dụ như kinh pháp hoa, kinh kim cương, thần chúẦ Thông thường các đạo tràng lấy tên theo tên các loại kinh lớn. Hiện nay, trong việc tu học, hoằng pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đạo tràng là khái niệm thường được dùng để chỉ nơi hội tụ của những người con Phật, có cùng một ý hướng chuyên tu, theo một pháp mơn tu hành nào đó đã được lựa chọn, hoặc do một vị sư hướng đạo, trong muôn vàn pháp môn của Phật chỉ dạy. Trong sinh hoạt hiện nay của đạo tràng trong Phật giáo thường do một hoặc nhiều vị sư chỉ dạy, thường được diễn ra trong phạm vi một ngôi chùa. Ta thường thấy nhắc đến các đạo tràng Quang Minh, đạo tràng Pháp Hoa, đạo tràng Bát quan traiẦ
Người phật tử không nhất thiết phải đến đúng ngôi chùa đã quy y để cúng lễ vào ngày sóc, vọng hoặc các khóa lễ lớn. Theo họ, đã quy y thì chùa nào cũng có Phật và đức Phật hiện hữu mọi nơi. Ngay khi có bàn thờ Phật tại gia thì các nghi thức hành lễ cũng tùy tâm mỗi người (26% hành lễ tại gia khi có thời gian): ỘCơ
cũng bận việc ngồi cửa hàng này, 2 đứa con còn bé nữa nên cũng ắt có thời gian hành lễ lắm. Cơ không nhất định ngày nào cũng lễ, chỉ lễ vào rằm, mồng một hoặc khi có thời gian rãnh rỗi thơi. Nếu có thời gian thì tụng khoảng 15-30 phút tùy từng loại kinh khác nhauỢ. [Nữ, 35 tuổi, bán hàng tạp hóa, đã kết hơn]. Các vật cúng bày
trên bàn thờ Phật như hoa, quả, nước lọc Ầ nếu thuộc các loại phẩm vật tiêu hao thì phải thay đổi hằng ngày. Những thứ gì cịn có thể dùng được, ăn được thì nên đem dùng vào việc khác hoặc đem cho người nhà ăn dùng, không nên vứt đi. Đồ lễ cũng hằng ngày cũn không quá cầu kỳ, chỉ cần hoa quả, nước trắng, đèn hương là được, điều quan trọng là Phật tử có được tấm lịng thành kắnh và trang nghiêm khi hành lễ: ỘHọ khơng có niềm tin, họ coi Phật là cái gì đấy để cầu tức là họ sai đường. Nhân duyên là phải tự bản thân. Bản thân tâm ganh đua của họ vẫn còn, tụng kinh nhiều lắm, đi chùa nhiều lắm, nhưng họ vẫn chấp, vẫn mắc vào cái gì đấy tức là họ vẫn cịn tâm sân si. Vào chùa khơng cầu gì nữa chỉ lễ phật thôi, chỉ xin cho con hiểu giáo lý của ngài thơi. Mình bây giờ vào chùa để xem tượng, và nhận biết chùa để xem chùa này theo tông phái gì. Các tượng thì đều giống nhau nhưng phân biệt qua thế tay. Mỗi đức Phật có bản nguyện riêng, giáo lý của các ngài là khác nhau. Nghi lễ tụng niệm là để định tâm. Khi anh tụng một câu kinh thì anh chú tâm vào lắng nghe. Sau một thời gian thì anh bắt đầu muốn biết câu này nghĩa là gì, anh được khai mở dần raỢ [Nam, 34 tuổi, Nhân viên ngân hàng, đã kết hơn].
Tóm lại, có đến 47% Phật tử thường xuyên thực hành nghi lễ Phật tại gia, trung bình mỗi ngày tụng niệm khoảng 58,72 phút. Loại kinh thường tụng là: Kinh Vô lượng thọ, kinh A di đà, Pháp hoa, kinh Kim cươngẦ tùy từng Phật tử tụng các loại khác nhau, miễn là cảm thấy phù hợp với loại kinh nào. Điều quan trọng là trong tâm Phật tử luôn hồi hướng về Đức Phật đồng thời như tự nhắc nhở Phật tử tu tập, cúng dường, niệm Phật tránh những tâm lý tham - sân - si hằng ngày.