Tần suất đi lễ chùa của Phật tử chùa Thắng Nghiêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia hoạt động nghi lễ phật giáo của phật tử hà nội (khảo sát tại chùa thắng nghiêm, khúc thủy, cự khê, thanh oai, hà nội) (Trang 50 - 55)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3 Tần suất đi lễ chùa của Phật tử chùa Thắng Nghiêm

Nghi lễ là một thành tố không thể thiếu với bất kỳ tôn giáo nào. Nghi lễ (gồm sự thờ cúng, lễ thức, kiêng cữẦ) đóng vai trị quan trọng trong việc củng cố niềm tin tôn giáo và sự gắn kết giữa tắn đồ với tôn giáo của họ (tắnh cộng đồng tôn giáo).

Những tắn đồ hay quần chúng cảm tình của một tơn giáo gần như được hâm nóng lại niềm tin qua các nghi thức khơng chỉ ở bản thân tôn giáo mà ở tắnh cộng đồng của những người cùng nhu cầu tôn giáo. Con người có khi vơ thức tham gia các lễ thức, các cuộc hành hương rồi dần bị cuốn hút vào cùng với sự tìm hiểu đến mức độ nhất định trở thành một tắn đồ.

Các học giả phương Tây cho rằng cơ sở của tôn giáo nằm trong tâm thức, nơi sâu kắn nhất của con người. Đó là lĩnh vực tiềm thức khó thăm dị và khó lịng diễn đạt, càng khó lịng lượng hóa. Người ta chỉ có thể lượng hóa được các biểu hiện của niềm tin tôn giáo như cách thực hành nghi lễ chứ khơng lượng hóa được niềm tin tơn giáo của mỗi con người. Qua việc tìm hiểu sự tham gia của một người vào nghi lễ như thế nào và thực hành nghi lễ ra sao, người ta có thể hiểu được niềm tin tơn giáo, động cơ cũng như mục đắch của họ.

Trong nghiên cứu, chúng tôi đưa ra những phương án để người trả lời lựa chọn từ đó thấy được mức độ tham gia đồng thời phản ánh niềm tin tôn giáo của Phật tử.

Biểu đồ 2: Tần suất đi lễ của Phật tử

47 21 14 14 4 1-3 lần/ tháng Hơn 1 lần/ tuần 1 lần/ tuần Vài lần/ năm Hiếm khi

(Nguồn: Tắnh toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài Nafosted/ VIII1.1_2012.05)

Viện để thưa hỏi học tập là điều đương nhiên không thể thiếu (82% Phật tử thường xuyên đi lễ). Vì thế, đến chùa để gặp Tăng, Ni là điều cần thiết đối với mỗi Phật tử tại gia: ỘLúc đó, cuộc sống của tơi đang lâm vào bế tắcẦ Vậy mà, chỉ sau vài buổi nghe giảng, tôi đã nhận ra biết bao điều. Sau này, tơi mới hiểu đó mới là những chân lý giới trẻ cần phải biết. Nhiều lúc, tôi cảm cuộc sống, công việc thật ỘảoỢ và mệt mỏi. Tôi muốn đi tìm cái gì đó thanh tịnh hơn, ỘthựcỢ hơn. Và tôi thấy rằng, những gì tơi học được ở đây đã giúp tơi hồn thiện mình, biết ứng xử đúng đắn hơnỢ [ Nam, 32 tuổi, DJ quán bar, chưa kết hơn].

Đi lễ chùa có hai trường hợp, đi chùa ngày thường và đi chùa ngày lễ vắa. Đi chùa ngày thường. Bất cứ ngày nào thấy rảnh việc nhà, người Phật tử có thể đi chùa. Khi đi chùa Phật tử phải nhắm thẳng mục đắch thưa hỏi đạo lý. Vì hỏi đạo lý, Phật tử phải ghi lại những điều gì mình chửa hiểu để đem ra hỏi. Mỗi lần đến chùa, Phật tử phải có ắt nhất đơi ba vấn đề thửa hỏi Tăng, Ni. Những vấn đề ấy, hoặc do thấy nếp sống sinh hoạt nhà chùa chưa hiểu đem ra hỏi. Đi chùa hỏi đạo là đúng tinh thần học vấn của người Phật tử. Nhưng cũng có những khi khơng vì hỏi đạo và vẫn đi chùa. Đây là trường hợp vì đua chen trong cuộc sống, người Phật tử thần kinh bị căng thẳng, bèn tìm đến chốn thanh tịnh khiến tâm hồn lắng xuống thần kinh dịu lại. Chắnh cảnh bình yên tịch mịch của nhà chùa đã giải tỏa xoa dịu phần nào nỗi bực dọc não phiền của Phật tử. Đến chùa ngày lễ vắa: những ngày lễ vắa là ngày huynh đệ sum họp. Ngày thường mỗi Phật tử có hồn cảnh riêng gia đình riêng, it khi gặp được nhau để thăm hỏi sự tu hành, nhắc nhở nhau về đức hạnh. Họ cùng nhau ngồi lại luận bàn về phật pháp, về những bài giảng đã được thầy chùa giảng giải.

Đối với nhóm người khơng phải là Phật tử tần suất đi lễ chùa cũng tương đối lớn. Hiện tại, phần đông con người tuy sống đời sống vật chất thật phong phú nhưng tâm linh lại rất trống trải. Họ ở trong đời sống vật chất giàu có nhưng lại không được thỏa mãn phần tâm linh, đương nhiên họ chỉ còn cách quay về hướng tơn giáo để tìm nơi ký thác tâm linh. Bởi vì tâm linh lâu ngày rơi vào trạng thái khô kiệt, cho nên một khi tiếp xúc với Phật giáo thì liền đối với tơn giáo phát sinh lịng khao khát tắn ngưỡng vơ hạn (87,9% nhóm người chưa quy y thường xuyên đi lễ). Càng đề

cao đời sống sinh hoạt vật chất, những người khát cầu đối với tôn giáo sẽ càng ngày càng nhiều. Nói cách khách, người nào đời sống vật chất càng thừa mứa thì sinh hoạt tinh thần càng nghèo thiếu, càng cần thiết lấy tôn giáo làm nơi ký thác tâm linh.

Biểu đồ 3: Tần suất đi lễ của nhóm người chưa quy y

48.5 30.3 9.1 9.1 3 1-3 lần/ tháng Vài lần/ năm 1 lần/ tuần Hiếm khi Hơn 1 lần/ tuần

(Nguồn: Tắnh toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài Nafosted/ VIII1.1_2012.05)

Nhóm chưa quy y cũng có đến 60,6% người thường xuyên đi lễ chùa. Trong tổng số 33 người được hỏi có 27,3% số người có dự định quy y, 45,5% lưỡng lự chưa đưa ra quyết định bởi đang trên con đường nghiên cứu đạo Phật: ỘCái này chị

cũng chưa biết, trước đây chị cữ nghĩ là quy y chỉ dành cho các bà già nhưng khi nghiên cứu chị mới biết là khơng phải là Phật tử thì phải ăn chay, phải kiêng cữẦ mình chỉ cần hạn chế là được nên chị cũng đang băn khoăn và nghiên cứu thêm. Tuy chị không là Phật tử nhưng chị cũng hiểu khá nhiều về giáo lý nhà Phật và chị cũng rất hay đi theo các khóa tu trên Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên ở Tam ĐảoỢ

[Nữ, 32 tuổi, nhân viên Maketing, chưa có gia đình].

Khi tiếp xúc với những Phật tử tại chùa Thắng Nghiêm trong những ngày giảng kinh pháp (thứ 7 hàng tuần), chúng tôi nhận thấy để đến được với đạo Phật và trở thành Phật tử do mỗi người đều có cái ỘduyênỢ khác nhau, có những người theo

phái võ đã được học từ bé: ỘKhi mình tham gia một võ phái thì võ phái đó thờ Phật

bà. Anh học võ từ khi hết lớp 12, khoảng 17-18-19 tuổi. Môn phái của anh là thờ Phật bà Quan Thế Âm. Từ đấy, khi học trong đấy thì mình biết đến những giới cấm của mơn phái. Nó nói về tiêu chuẩn đạo đức. Vắ dụ đầu tiên là khơng lừa thầy phản bạn, khơng nói dối, tất cả những điều trắch từ đạo đức của Phật giáo ra. Thế thì từ những năm 20 tuổi mình đã tiếp xúc với Phật giáo từ đấyỢ [Nam, 34 tuổi, võ sư, đã

kết hôn]; hay đến với Phật giáo vì nghề nghiệp mình theo đuổi: ỘKhi mà anh học

mỹ thuật thì mình nghiên cứu nhiều về đình chùa, các cơ sở tơn giáo, về cấu trúc, về nghệ thuật của nó. Mình nghiên cứu là tại sao tượng phật lại như thế này, tượng các cụ bồ tát lại như thế kia, tượng thánh thì nó lại khác và cái bố trắ, kiến trúc của một ngơi chùa nó như thế nào: hình chữ đinh hay là nội công ngoại quốc. Đấy là những kiến thức cơ bản của người học mỹ thuật khi nghiên cứu về nghệ thuật dân gian. Phật giáo của Trung Hoa, Ấn Độ khi vào Việt Nam thì cũng hịa nhập vào văn hóa nhân gian cho nên đấy cũng là một phần của văn hóa dân gian, anh nghiên cứu cái đấy. Sau đấy thì mình nghiên cứu về giữa đạo Phật và đạo Mẫu khác nhau như thế nào và tìm hiểu trên những họa tiết Phật giáo thì những hình trang trắ nó có ý nghĩa gì và quan trọng nhất là nói đến luật nhân quả, khuyến thiện trừ ác. Cái đấy là cái quan trọng nhất của đạo Phật. Luật nhân quả đề cao cái nhân quản, tức là mình làm điều ác ở lúc này thì sẽ phải nhận điều xấu về sau. Từ đó mình mới giác ngộ ra rằng kể cả trong cuộc sống, khi mà bản thân bọn anh làm những việc như thụ giới, học võ, thì bọn anh cũng phải giữ những cái đấy, giữ những giới cấm như là không được sát sinh, không được làm những điều ác chẳng hạn, khơng được nói dốiỢ [Nam, 32 tuổi, họa sĩ, đã kết hơn]; hay có những trường hợp trước đây khơng

hề tin vào giáo lý nhà Phật nhưng sau khi xảy ra biến cố trong cuộc đời phải nhờ đến của Phật nên đã toàn tâm, toàn ý tin tưởng vào giáo lý đạo Phật và bắt đầu nghiên cứu đạo Phật: ỘCách đây 2 năm anh bị Ộma nhậpỢ và chắnh cái duyên cớ đó

đã đưa anh đến với đạo Phật. Anh khơng muốn nói đến qng thời gian kinh khủng đó. Em tưởng tưởng là có một thế lực bên ngồi ln muốn xâm nhập vào đầu óc mình và bắt mình phải làm theo ý của họ. Mình cố gắng chống cự lại một cách yếu

ớt nhưng không thể chiến thắng được, chỉ có sư cụ mới dùng trì chú đuổi nó ra khỏi người anh đượcẦ Kinh khủng lắm, vì tất cả những điều này anh đều cảm nhận được rất rõ. Anh làm về cơng nghệ thơng tin, là lập trình viên, anh khơng bao giờ tin vào những chuyện mê tắn dị đoan nhưng có những điều khơng thể giải thắch được, ngay lúc này đây, khi lại gần điện Tam bảo (nơi sư trụ trì và sư ơng gọi người kiếp trước lên khuyên giải, nói chuyện) anh thấy âm khắ nặng lắm, sợ không dám lại gần. Theo khoa học có thể hiểu là ở đó có từ trường mạnh mà anh cảm nhận đượcẦ [Nam, 32 tuổi, lập trình viên, đã kết hơn].

Như vậy, con đường đến với đạo Phật là khác nhau, mỗi người một hoàn cảnh tuy nhiên đều có một điểm chung là họ tin tưởng tuyệt đối vào giáo lý nhà Phật răn dạy. Từ những trải nghiệm thực tế hay từ những biến cố trong cuộc sống con người ta tìm đến với đạo Phật để trút bỏ những băn khoăn, phiền muộn, việc lên chùa lễ Phật, nghe giảng kinh pháp chắnh là đi Ộnghe lẽ phải", đi Ộhọc làm ngườiỢ. Đó chắnh là nguyên nhân lý giải có đến 79% Phật tử thường xuyên lên chùa nghe giảng pháp.

Đi lễ chùa là một nét văn hóa truyền thống vốn có của người Việt Nam. Cuộc sống trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa càng làm cho con người cần đến một chỗ dựa về niềm tin, một cảm giác được chở che, an lành, đó là lý do gần một nửa số người được hỏi (trong đó có cả Phật từ và người khơng phải là Phật tử) thường xuyên đi lễ chùa (48%). Đối với họ, đến với cửa Phật là để tĩnh tâm, tu tâm và quan trọng hơn là để học hỏi những điều răn dạy của đức Phật, tu tập đức hạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia hoạt động nghi lễ phật giáo của phật tử hà nội (khảo sát tại chùa thắng nghiêm, khúc thủy, cự khê, thanh oai, hà nội) (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)