Tần suất Phật tử hành lễ tại gia phân theo nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia hoạt động nghi lễ phật giáo của phật tử hà nội (khảo sát tại chùa thắng nghiêm, khúc thủy, cự khê, thanh oai, hà nội) (Trang 94 - 97)

Tần suất

Nghề nghiệp

Hành lễ tại gia

Đều đặn hằng ngày Khi có thời gian rảnh rỗi

Không bao giờ

Tần số Tần suất (%) Tần số Tần suất (%) Tần số Tần suất (%) Không tham gia hoạt động SX kinh doanh 9 42,9% 11 52,4% 21 40,4% Có tham gia hoạt động SX kinh doanh 9 42,9% 6 28,6% 19 36,5% Nghề khác 3 14,3% 4 19% 12 23,1% Tổng 21 100% 21 100% 52 100%

(Nguồn: Tắnh toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài Nafosted/ VIII1.1_2012.05)

Kết quả khảo sát cho thấy có sự chênh lệch giữ các nhóm nghề nghiệp với tần suất thưc hành nghi lễ của Phật tử: nhóm khơng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 42,6%; nhóm có tham gia SXKD chiếm 31,1% số Phật tử được hỏi. Tuy nhiên tần suất duy trì khóa lễ đều đặn hằng ngày của cả hai nhóm như nhau, nhưng nhìn một cách tổng thể thì nhóm khơng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh có phần trội hơn nhóm người làm cơng ăn lương và chủ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất (42,6 % và 29,8%), riêng hai nhóm nghề nghiệp này chiếm 72,3% số Phật tử được hỏi. Còn lại phân bố rải rác từ 2,1% đến cao nhất là 8,5% ở các nhóm nghề nghiệp cịn lại. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy trái ngược hoàn toàn với các nghiên cứu trước và và giả thuyết đặt ra ban đầu. Điều này chứng tỏ con người ta có nhu cầu đến với đạo Phật khơng phải vì thiếu hiểu biết hay bởi sự mu muội lôi kéo tầm thường mà chắc hẳn họ đến với đạo Phật theo khắa cạnh khoa học triết lý: ỘAnh có một ơng chú, chú xã hội thơi,

bằng tuổi cha chú anh, chú hay rủ đi. Đầu tiên thì mình cũng chỉ kắnh các sư thơi, chưa có hiểu biết sâu, sau đấy thì mình bắt đầu nghiên cứu sâu hơn tìm các quyển sách tơn giáo. Khị đọc thì cũng có nhiều khúc mắc. Sau đó mình đến chùa Phúc Thủy, bén dun từ 2009, đi với ơng chú. Có những cái mình đọc trong sách, người viết nhiều khi cũng không thực sự hiểu và họ viết, sau đó người đọc cũng vướng mắc theo. Đến chùa Phúc Thủy thì thầy giải thắch rõ ràng hơn, những cuốn sách là do mức độ hiểu biết của tác giả nữa, nên về sau mình phải chọn cả sách, chọn tác giả nữa. Vì người viết thường lái theo tư tưởng của họ. Ban đầu đọc những cuốn tìm hiểu về mật tơng, thiền là gì. Mình bắt đầu bị cuốn hút bởi mật tông.Ợ [Nam 34 tuổi, Nhân viên ngân hàng, đã kết hơn].

Tóm lại, đặc điểm về nghề nghiệp và trình độ của nhóm thực hành nghi lễ Phật giáo tại gia là khá cao. Điều này chứng tỏ rằng con đường đến với đạo Phật có sự tìm hiểu kỹ càng và chắnh người Phật tử đã nhận thức được tầm quan trọng trong giáo lý nhà Phật đối với bản thân mình nói riêng và cho tồn xã hội nói chung.

Như đã chứng minh ở trên, Phật tử chùa Thắng Nghiêm phần lớn ở độ tuổi khá trẻ, chắnh vì vậy nên trình độ học vấn của họ tương đối cao. Đại lễ Phật đản và Vu lan thu hút đến 65,7% và 69,7% Phật tử có trình độ học vấn từ trung cấp/ cao đẳng đến trên đại học tham dự, chiếm tỷ lệ cao nhất là trình độ Đại học (46,3% và 45,5%). Nhóm nghề nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất tham gia hai đại lễ là nhóm làm cơng ăn lương và nhóm chủ quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Riêng hai nhóm này chiếm 64,2% (lễ Phật đản) và 67,2% (lễ Vu lan).

Có thể khẳng định rằng đặc điểm về nghề nghiệp và trình độ học vấn của nhóm Phật tử tham gia đại lễ Phật đản và lễ Vu lan mang đặc điểm chung, tương đồng với nhóm Phật tử hành lễ tại gia. Tóm lại, qua những phân tắch trên, chúng ta có thể rút ra một số đặc trưng nhân khẩu Phật tử như sau: Cơ cấu Phật tử tại chùa Thắng Nghiêm nói chung là trẻ, có trình độ học vấn khá cao và nghề nghiệp tương đối ổn định, nữ giới chiếm ưu thế hơn. Như vậy, đối chiếu với giả thuyết đặt ra ban đầu chỉ có duy nhất một điều đúng đó là tỷ lệ nữ Phật tử nhiều hơn, còn lại giả thuyết về độ tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp hồn tồn trái với những gì đặt ra

ban đầu. Điều này chứng tỏ Phật giáo ngày càng thu hút được nhều Phật tử, không hạn chế về lứa tuổi, giới tắnh.

3.2 Giáo lý Phật giáo và niềm tin của Phật tử

Thuyết nhân quả của nhà Phật, nói đủ là nhân - duyên và quả là một triết lý mang tắnh khoa học, qui luật tự nhiên của vũ trụ, không mang tắnh chất hình thức của sự thưởng phạt từ một đấng quyền năng nào. Hiểu vậy, trong cuộc sống, chúng ta vui vẻ đón nhận những khổ đau bất thường xảy đến với mình như một kết quả do chắnh mình tạo nhân từ trước. Từ đó suy nghiệm ra, lý nhân quả chi phối cả vũ trụ nhân sinh. Nếu tin sâu nhân quả, chúng ta sẽ được thăng hoa trên đời sống tâm linh, trở nên hiền thiện đạo đức. Ngược lại, nếu không tin nhân quả, cuộc sống chúng ta trở nên liều lĩnh và càn bừa, bất chấp hậu quả. Nói về lĩnh vực khoa học, từ nhân đến quả là sự chuyển biến tự nhiên. Đức Phật khám phá lý nhân quả cũng chắnh là khám phá lý khoa học tự nhiên để áp dụng tu hành, đạt đến lý tưởng siêu nhiên. Cho nên, Đạo Phật vừa mang tắnh khoa học tự nhiên, vừa là khoa học siêu nhiên như nhà bác học Einstein đã nói: ỘĐạo Phật là khoa học vừa mang tắnh tự nhiên vừa siêu nhiênỢ.

Quá khứ, hiện tại và vị lai luôn chuyển biến theo chiều hướng nhân quả. Nhân quả cũng tức là vô thường, là chiều thời gian chuyển biến liên tục trong tự thân của vật thể và trong hoạt động tâm lý. Vũ trụ nhân sinh chuyển biến vận hành theo một quy luật chung, đó là luật nhân quả. Nó vận hành một cách âm thầm, chỉ những người nào đầy đủ quán trắ sẽ thấy rằng quy luật chi phối cả đời sống vật chất, vật lý, sinh lý và tâm lý.

Đức Phật khám phá lý nhân quả, vô thường, duyên sinh, cuối cùng đạt đến chỗ siêu nhiên, tức phi thiện phi ác, là cảnh giới của người giải thoát. Đến với Đạo Phật, học hiểu đạo lý để chuyển hóa bản thân, bớt những đắm nhiễm, đam mê vật chất. Khoa học ngày càng tân tiến, khám phá những quy luật của tự nhiên để tạo ra sản phẩm cung ứng cho lịng tham vơ bờ của con người. Cịn Đạo Phật cũng khám phá về nhân quả, vô thường, duyên sinh nhưng giúp con người hiểu đạo lý, sống biết cách đối nhân xử thế, làm đẹp bản thân, gia đình và xã hội. Cho nên, đến với Đạo Phật là đến với đời sống tâm linh. Khi chúng ta có chánh kiến về nhân quả,

chắc chắn đời sống chúng ta sẽ được thăng hoa. Nghĩ, nói và làm có lợi cho mình, cho người, khơng nghĩ điều quấy, nói lời xấu và làm việc ác. Phật là giáo dục từ ban đầu khi khởi tâm niệm bất thiện, trước khi xảy ra điều tệ hại, khuyên mọi người ăn hiền ở lành, hiểu biết nhân quả, tội phước, thì tự nhiên trở thành người tốt. Vì vậy, người nào hiểu được nhân quả thì đời sống người đó được bình n. Một người ác có thể trở thành người hiền, một người xấu xa hèn hạ có thể trở thành một người tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia hoạt động nghi lễ phật giáo của phật tử hà nội (khảo sát tại chùa thắng nghiêm, khúc thủy, cự khê, thanh oai, hà nội) (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)