Giáo lý Phật giáo và niềm tin của Phật tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia hoạt động nghi lễ phật giáo của phật tử hà nội (khảo sát tại chùa thắng nghiêm, khúc thủy, cự khê, thanh oai, hà nội) (Trang 96 - 100)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2 Giáo lý Phật giáo và niềm tin của Phật tử

Thuyết nhân quả của nhà Phật, nói đủ là nhân - duyên và quả là một triết lý mang tắnh khoa học, qui luật tự nhiên của vũ trụ, khơng mang tắnh chất hình thức của sự thưởng phạt từ một đấng quyền năng nào. Hiểu vậy, trong cuộc sống, chúng ta vui vẻ đón nhận những khổ đau bất thường xảy đến với mình như một kết quả do chắnh mình tạo nhân từ trước. Từ đó suy nghiệm ra, lý nhân quả chi phối cả vũ trụ nhân sinh. Nếu tin sâu nhân quả, chúng ta sẽ được thăng hoa trên đời sống tâm linh, trở nên hiền thiện đạo đức. Ngược lại, nếu không tin nhân quả, cuộc sống chúng ta trở nên liều lĩnh và càn bừa, bất chấp hậu quả. Nói về lĩnh vực khoa học, từ nhân đến quả là sự chuyển biến tự nhiên. Đức Phật khám phá lý nhân quả cũng chắnh là khám phá lý khoa học tự nhiên để áp dụng tu hành, đạt đến lý tưởng siêu nhiên. Cho nên, Đạo Phật vừa mang tắnh khoa học tự nhiên, vừa là khoa học siêu nhiên như nhà bác học Einstein đã nói: ỘĐạo Phật là khoa học vừa mang tắnh tự nhiên vừa siêu nhiênỢ.

Quá khứ, hiện tại và vị lai luôn chuyển biến theo chiều hướng nhân quả. Nhân quả cũng tức là vô thường, là chiều thời gian chuyển biến liên tục trong tự thân của vật thể và trong hoạt động tâm lý. Vũ trụ nhân sinh chuyển biến vận hành theo một quy luật chung, đó là luật nhân quả. Nó vận hành một cách âm thầm, chỉ những người nào đầy đủ quán trắ sẽ thấy rằng quy luật chi phối cả đời sống vật chất, vật lý, sinh lý và tâm lý.

Đức Phật khám phá lý nhân quả, vô thường, duyên sinh, cuối cùng đạt đến chỗ siêu nhiên, tức phi thiện phi ác, là cảnh giới của người giải thoát. Đến với Đạo Phật, học hiểu đạo lý để chuyển hóa bản thân, bớt những đắm nhiễm, đam mê vật chất. Khoa học ngày càng tân tiến, khám phá những quy luật của tự nhiên để tạo ra sản phẩm cung ứng cho lịng tham vơ bờ của con người. Cịn Đạo Phật cũng khám phá về nhân quả, vô thường, duyên sinh nhưng giúp con người hiểu đạo lý, sống biết cách đối nhân xử thế, làm đẹp bản thân, gia đình và xã hội. Cho nên, đến với Đạo Phật là đến với đời sống tâm linh. Khi chúng ta có chánh kiến về nhân quả,

chắc chắn đời sống chúng ta sẽ được thăng hoa. Nghĩ, nói và làm có lợi cho mình, cho người, khơng nghĩ điều quấy, nói lời xấu và làm việc ác. Phật là giáo dục từ ban đầu khi khởi tâm niệm bất thiện, trước khi xảy ra điều tệ hại, khuyên mọi người ăn hiền ở lành, hiểu biết nhân quả, tội phước, thì tự nhiên trở thành người tốt. Vì vậy, người nào hiểu được nhân quả thì đời sống người đó được bình n. Một người ác có thể trở thành người hiền, một người xấu xa hèn hạ có thể trở thành một người tốt.

Bảng 13: Mức độ niềm tin của Phật tử vào thuyết nhân - quả

Mức độ niềm tin Trung bình Mode Độ lệch chuẩn

Có sự sinh và tái sinh liên tục của các kiếp sống 4,32 5 0,924

Có địa ngục 4,11 5 1,096

Mọi hành động của con người đều có nghiệp báo 4,53 5 0,787 Mọi sự việc xảy ra trong cuộc sống đều có nhân

duyên

4,51 5 0,629

Con người chỉ có thể thốt khỏi mọi khổ đau nhờ tu hành theo Phật pháp

4,17 5 1,011

(Nguồn: Tắnh toán lại từ dữ liệu sơ cấp của đề tài Nafosted/ VIII1.1_2012.05)

Với các chỉ báo được đưa ra trong câu hỏi về thuyết nhân - quả đều bằng 5, điều này có nghĩa là đa số các Phật tử đều tin tưởng tuyệt đối vào thuyết này. Chỉ báo cao nhất là Ộnghiệp báoỢ (4,53), Ộnhân duyênỢ (4,51) và Ộtái sinhỢ (4,32) thể hiện Phật tử nhận thức rất rõ về thuyết nhân Ờ quả. Đây là một trong những giáo lý căn bản nhất của Phật giáo.

ỘNhững họa tiết Phật giáo thì những hình trang trắ nó có ý nghĩa gì và quan trọng nhất là nói đến luật nhân quả, khuyến thiện trừ ác. Cái đấy là cái quan trọng nhất của đạo Phật. Luật nhân quả đề cao cái nhân quản, tức là mình làm điều ác ở lúc này thì sẽ phải nhận điều xấu về sau. Từ đó mình mới giác ngộ ra rằng kể cả trong cuộc sống, khi mà bản thân bọn anh làm những việc như thụ giới, học võ, thì bọn anh cũng phải giữ những cái đấy, giữ những giới cấm như là không được sát

sinh, không được làm những điều ác chẳng hạn, khơng được nói dốiỢ [Nam, 39

tuổi, họa sĩ, đã kết hôn].

Sự răn dạy của Đức Phật nhắc nhở các Phật tử luôn cân nhắc trước những hành động của mình, hành động tốt hay xấu đều sẽ phải trả vào một lúc nào đó, khơng thể trốn tránh: ỘCó nhiều thứ thay đổi chứ, như mình biết cái nào là sai, anh

nhận ra nếu mà cái nhân sai thì đến một ngày nào khi trổ quả cũng sai. Mình theo đạo Phật mà nên mình hiểu luật Nhân Ờ Quả, cái nhân đã sai thì ắt trổ quả cũng saiẦ Trước nhất là phải làm đúng tạo ra những cái nhận đúng thì nhận được quả đúng, tránh những cái ác. Mình hiểu luật nhân quả, anh làm điều ác với người này hôm nay thì anh sẽ gánh hậu quả trong tương lai. Cũng giống như cái cây, có những cái cây trống 1 -2 tuần nó đã ra hoa quả, có những cây thì 4-5 năm sau mới ra quả. Con người làm việc ác thì có thể vài kiếp sau mới chịu hậu quả, sinh họa vào mấy đời sau. Thế nên đừng vì cái lợi trước mắt mà làm những chuyện sai trá. Cảnh giới bên kia người ta coi trọng cái phúc lắm, phúc có thể giúp họ bớt khổ đua và có cơ hội tái sinhỢ [Nam 34 tuổi, Nhân viên ngân hàng, đã kết hôn].

ỘMọi hành động của con người đều có nghiệp báoỢ Ờ như một nhắc nhở con người cần phải liên tục rèn luyện, tinh tấn bản thân, không bất cẩn trong suy nghĩ, trong hành động để tạo nghiệp xấu, còn làm những việc tốt ắt sẽ được an lành. Tạo nghiệp báo có thể chưa bị báo ứng ngay mà còn bị đeo đuổi sang nhiều kiếp sau này: ỘMình chứng kiến rồi, người bên kia họ khổ đau lắm, vì ngày giỗ của anh mà

tơi phải chết chẳng hạn, tội giết chúng sinh là người bên kia họ phải gánh chịu chia sẻ cùng người bên này. Chúng sinh vẫn chờ đợi mình để bao thù chứ không phải khơng. Đó là luật nhân quả. Người sống thì vơ lượng kiếp, từ bỏ dần dần mỗi kiếp 1 ắt. Quay về đường tu là từ bỏ việc ác, làm việc lành và chấp nhận trả những nghiệp quả mà mình đã gây ra từ kiếp trước. Đức phật phải tu ắt nhất là 3 A Tăng tỳ kiếp, 1 A tăng tỳ kiếp tương ứng với 10 mũ 140. Trung bình mỗi một con người/ chúng sinh để tu thành Phật thì phải trải qua 30 lần mũ 140, trải qua tất cả các kiếp, kiếp nào cũng phải tu tâm thì mới trả được hết các nghiệp. Mỗi kiếp đều phải tu tập. Trứng thì có thể thành quả được nhưng nghiệp quả đã trả trong quá khứ thì vẫn phải trả.

Chỉ thành phật khi nghiệp quả đã trả hếtỢ [Nam 34 tuổi, Nhân viên ngân hàng, đã

kết hôn].

ỘMọi sự việc xảy ra trong cuộc sống đều có nhân duyênỢ Ờ điều này nhìn nhận sự việc ở góc độ một cách bị động. Phật giáo dạy cho con người chấp nhận những trở ngại đến trong cuộc sống và công việc một cách bình thản hơn. Ngay cả đến với Phật giáo cũng chắnh bởi chữ ỘduyênỢ: ỘLễ bái chỉ là việc cứu giúp chúng

sinh thỏa mãn tâm cầu cúng thôi, chứ không phải con đường tôn giáo để cứu giúp chúng hoàn toàn sinh được. Vào đến cửa chùa thầy cũng thế thì biết tin ai bây giờ. Tất nhiên cũng có thầy này thầy kia, nhưng do nhân duyên mình chưa đủ để gặp thầy, các thầy vẫn đang trên đường tu, đừng sinh long. Chúng sinh đủ duyên thì sinh lịng hoan hỉ, khơng đủ dun thì thơi, đừng có sinh lịng sân hận gì khác. Các thầy làm sai thì các thầy chịu với phật, cịn chưa gặp được thì mình chưa hoan hỉ, khơng được phỉ báng thầyỢ [Nam, Giảng viên, 56 tuổi, Đã kết hôn].

Mức độ tin vào Ộđịa ngụcỢ (4,11) và Ộsự giải thốtỢ (4,17) có ắt hơn các chỉ báo trên một chút, nhưng vấn chiếm đến 78,8% Phật tử tin vào sự tồn tại của địa ngục, đó là nơi mà khiến họ phải nhận lấy đau khổ, trừng phạt khi tạo ra những ỘnhânỢ sai trái. Nhận thức được điều này, chắc chắn Phật tử sẽ tránh những hành động gây tổn hại đến người khác và gây hệ lụy về sau: Ộmình làm điều ác thì mình

sẽ vào địa ngục chẳng hạn, dùng những nhục hình ấyỢ [Nữ, 34 tuổi, Cao đẳng, Đã

kết hơn]. Từ những nhận thức đó, có 76% Phật tử tin tưởng vào có sự giải thốt của Phật giáo. Ộsống trong đạo Phật là sống hướng đến sự giải thốt. Hình thành nhân cách con người ngày thêm hoàn thiện, mang lại cuộc sống tốt đẹp cho con cái gia đình và xã hội. Sống an lạc và giải thoát ngay trong đời sống hiện tại. Hãy trân trọng và gìn giữ những lợi ắch mà Phật pháp đã mang lạiỢ [Nữ 39 tuổi, Cao đẳng, Kinh doanh cá thể, Đã kết hôn].

Phật giáo không chỉ vẽ ra cái đắch, thế nào là hạnh phúc, để con người hướng tới mà còn đưa ra gợi ý về cách thức để người ta có thể đạt được những mục đắch ấy. Là người Phật tử chân chắnh, phải có sự tin tưởng tuyệt đối về lý nhân quả vì là một lẽ đương nhiên. Chúng ta có thể kiểm nghiệm ở nơi hiện tượng hữu sinh hữu

diệt theo chiều nhân quả, từ đó áp dụng tu tập cho bản thân mình và mọi người, chuyển đổi những hư dở, xấu ác nơi mình, góp phần vào đời sống gia đình và xã hội được bình an, phúc lạc. Tin nhân quả, Phật tử nói chung và những người có niềm tin hướng Phật tự ý thức từng bước đi trong cuộc sống, chắnh bản thân mình sống có ý nghĩa và đem cái ý nghĩa đó làm những việc hữu ắch cho mọi người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia hoạt động nghi lễ phật giáo của phật tử hà nội (khảo sát tại chùa thắng nghiêm, khúc thủy, cự khê, thanh oai, hà nội) (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)