Mong muốn về trình độ học vấn của người yêu phân theo vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiêu chuẩn lựa chọn người yêu của học sinh THPT hiện nay (Nghiên cứu trường hợp học sinh Trường THPT Diễn Châu 4 và THPT Diễn Châu 1, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) (Trang 85 - 90)

sinh mong muốn ngƣời yêu có trình độ THPT là 7 %, các cấp cấp học khác có tỷ lệ không đáng kể (dƣới 3%).

Nhƣ vậy, có thể thấy, phần lớn các em học sinh mong muốn trình độ học vấn của ngƣời yêu mình ở bậc đại học. Điều này cũng dễ hiểu bởi xã hội hiện nay, đại học dƣờng nhƣ là con đƣờng hƣớng tới không chỉ của các em học sinh mà còn của các bậc làm cha làm mẹ. Đại học là đích cần phải đến trong cuộc đời mỗi ngƣời và đó cũng là tiêu chí về trình độ học vấn của ngƣời yêu mà nhiều em học sinh hƣớng tới. “Em cũng không đặt nặng về trình độ học vấn của người yêu nhưng mà Người có học hành đàng hoàng tử tế thì vẩn hơn chứ ạ, bố mẹ em cũng muốn em yêu người như thế”(Nữ, lớp 10, THPT Diễn Châu 4).

Biểu đồ 3.8: Mong muốn về trình độ học vấn của người yêu phân theo vùng. Đơn vị % % 12.5 1 4.5 0 3 13 60.5 62 18.5 17.7

Nông thôn Đô thị

THPT Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại học

(Nguồn: Khảo sát phiếu hỏi của tác giả) Quan sát biểu đồ ta thấy, tỷ lệ học sinh nông thôn mong muốn trình độ học vấn của ngƣời yêu ở cấp THPT cao hơn so với học sinh ở khu vực đô thị. Mức

chênh lệch tỷ lệ là 6,2 %. Trong khi học sinh ở khu vực đô thị không ai mong muốn ngƣời yêu mình có trình độ trung cấp thì tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 4,5 % tƣơng ứng có 9 em học sinh trên tổng số 200 học sinh khu vực nông thôn đƣợc khảo sát. Tỷ lệ học sinh mong muốn trình độ ngƣời yêu có trình độ cao đẳng của học sinh nông thôn chỉ chiếm 3% trong khi mong muốn này ở học sinh đô thị là 13 %. Ở 2 cấp học cao nhất là đại học và trên đại học, có thể thấy tỷ lệ học sinh ở 2 vùng đều cao và không có sự chênh lệch quá lớn. Nhƣ vậy, nhìn chung học sinh sống ở 2 khu vực đô thị và nông thôn đều mong muốn ngƣời yêu có trình độ học vấn ở mức đại học khá cao. Tuy nhiên, sự chênh lệch về số liệu ở các cấp học dƣới đại học cho thấy, học sinh sống ở khu vực đô thị có xu hƣớng lựa chọn ngƣời yêu ở trình độ cao hơn so với học sinh ở khu vực nông thôn. Giữa học sinh nam và học sinh nữ trong nghiên cứu này không có sự khác biệt rõ nét trong mong muốn về trình độ học vấn của ngƣời yêu.

Bảng 3.3: Tương quan nam nữ trong mong muốn về trình độ học vấn của người yêu. Trình độ học vấn của người yêu Nam Nữ Số lượng % Số lượng % Tiểu học 12 6,2 1 0,5 THCS 1 0,5 0 0,0 THPT 18 9,3 9 4,5 Trung cấp 5 2,6 4 2,0 Cao đẳng 22 11,4 9 4,5 Đại học 100 51,8 140 70,4 Trên đại học 35 18,1 36 18,1

(Nguồn: Khảo sát phiếu hỏi của tác giả) Nhìn chung, các em đều mong muốn ngƣời yêu có trình độ từ đại học trở lên. Tỷ lệ nam mong muốn ngƣời yêu có trình độ học vấn ở bậc đại học có phần thấp hơn so với nữ học sinh. Tỷ lệ học sinh nam mong muốn ngƣời yêu có trình độ Đại học là 51,8 %, trong khi tỷ lệ này ở nữ là 70,4 %. Trong xã hội vẫn thƣờng tồn tại

quan niệm là đàn ông thích phụ nữ có học vấn thấp hơn mình còn phụ nữ muốn yêu hoặc kết hôn với ngƣời chồng có học vấn cao hơn mình. Kết quả trong nghiên cứu này cũng là một minh chứng cho quan niệm đó. Điều này có thể lý giải ở một khía cạnh nào đó rằng tâm lý chung của nam giới không muốn ngƣời vợ hoặc ngƣời yêu có trình độ cao hơn mình, nhƣ thế họ sẽ cảm thấy mất đi tính tự tôn của ngƣời đàn ông. “Em chưa có người yêu nhưng sau này khi yêu ai em chỉ mong cô gái đó có công việc nhàn nhã, trình độ học vấn bình thường để có nhiều thời gian chăm sóc cho em và cô ấy chứ không muốn yêu 1 người suốt ngày bận rộn với việc học hành, tiến thân trong sự nghiệp. Việc đấy chỉ cần đàn ông như bọn em làm là đủ” (Nam, lớp 11, THPT Diễn Châu 4). Tuy nhiên, điều này có thể chỉ đúng khi xét riêng trong từng cá nhân vì xã hội hiện đại ngày nay, phụ nữ có quyền đƣợc phát triển và công bằng trong học tập nhƣ Nam giới.

Biểu đồ 3.9: Tương quan mong muốn của học sinh ở các khối lớp về trình độ học vấn của người yêu. Đơn vị: học sinh

0 50 100 150 200 250 300

Tiểu học THCS THPT Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại

học

Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12

(Nguồn: Khảo sát phiếu hỏi của tác giả) Quan sát biểu đồ trên có thể thấy, nhìn chung số lƣợng học sinh mong muốn tiêu chuẩn về trình độ học vấn của ngƣời yêu ở 3 khối lớp có sự tƣơng đồng khá cao. Hầu hết các em đều mong muốn ngƣời yêu có trình độ từ cao đẳng, đại học trở

lên. Trình độ THPT cũng là một mốc quan trọng mà các em mong muốn ngƣời yêu mình đạt đƣợc vì đây là dấu mốc quan trọng thể hiện sự nhận thức khá đầy đủ về những vấn đề của cuộc sống và biết xử lý các tình huống xã hội của mỗi ngƣời. Do vậy, số lƣợng học sinh lựa chọn trình độ THPT xếp thứ 4 trong tất cả 7 cấp học. Ở mỗi trình độ, sự khác biệt trong mong muốn giữa các khối học đƣợc thể hiện nhƣ sau: Trong khi học sinh khối 12 không có em học sinh nào mong muốn trình độ học vấn của ngƣời yêu ở cấp tiểu học thì khối lớp 10 và 11 lần lƣợt có 7 và 6 em học sinh lựa chọn, tuy nhiên tỷ lệ này trên tổng số học sinh mỗi khối không cao (chỉ khoảng 5%). Số lƣợng học sinh mong muốn trình độ học vấn của ngƣời yêu Ở cấp độ THPT của học sinh khối lớp 10 là 15 em chiếm tỷ lệ 12 %, trong khi học sinh khối lớp 11 chí có 3 em mong muốn trình độ học vấn của ngƣời yêu ở cấp học này chiếm tỷ lệ 2,3 % và 9 em học sinh khối 12 lựa chọn chiếm tỷ lệ 6,2 % trên tổng số học sinh toàn khối.

Ở trình độ trên đại học, số lƣợng học sinh khối lớp 12 mong muốn trình độ học vấn của ngƣời yêu mình ở cấp học này là cao nhất với 36/135 em lựa chọn chiếm tỷ lệ 26,7 %, trong khi ở khối lớp 11, tỷ lệ này là 16,7 % và khối lớp 10 là 10,4%. Phải chăng sự nhận thức của các em học sinh lớp 12 đã có phần chín chắn hơn các em lớp 10 vừa mới bƣớc vào một môi trƣờng học tập mới. Các em đã biết lựa chọn và mong muốn ngƣời yêu của mình có một trình độ học vấn cao hơn: “Bây giờ em chỉ biết yêu là yêu thôi chứ cũng không nghĩ nhiều, nhưng em luôn mong muốn sau này tốt nghiệp cấp 3, thi vào đại học, người yêu em sẽ là một chiến sĩ công an nhân dân hoặc một bác sĩ ạ” (Nữ, lớp 12, THPT Diễn Châu 4)

3.1.4 Về hoàn cảnh gia đình

Hoàn cảnh gia đình là một trong những tiêu chí lựa chọn ngƣời yêu mới mà nghiên cứu này đề cập. Ông cha ta xƣa có câu: “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem họ”, do vậy hoàn cảnh gia đình tƣơng xứng, phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng để lựa chọn ngƣời yêu hoặc ngƣời bạn đời tƣơng lai của mình. Trong xã hội truyền thống việc dựng vợ gả chồng cho con cái thƣờng đề cao tiêu chí môn

đăng hộ đối, có đẳng cấp gần nhau thậm chí vị trí trong dòng họ cũng phải tƣơng xứng. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại ngày nay, những tƣ tƣởng truyền thống dƣờng nhƣ đã không còn phù hợp nữa, thế hệ trẻ quan tâm nhiều hơn đến tính cách và sự hòa hợp trong tâm hồn, thể xác hơn là hoàn cảnh gia đình của ngƣời yêu.

Nguyễn Đức Chiện 2008 trong bài viết về chuyển đổi mô hình kết hôn ở nông thôn Việt Nam cho rằng: Quan niệm “môn đăng hậu đối”, đƣợc thanh niên mở rộng hơn “hai họ tôn trọng” chứ không chỉ dừng lại ở gia đình hạt nhân. Không còn nhiều thanh niên muốn dựa vào điều kiện kinh tế của cha mẹ nhƣ một mục tiêu khi lựa chọn bạn đời, điều này phản ánh một thực tế là họ muốn độc lập về kinh tế với cha mẹ và cao hơn đó là tự lực cánh sinh khi xây dựng tổ ấm của mình.

Nghiên cứu của Ngô Thị Thanh Quý (2014, 85-93) chỉ ra rằng, các tiêu chí về hoàn cảnh gia đình nhƣ môn đăng hộ đối ngày có xu hƣớng giảm dần sự lựa chọn của thanh niên Tam Sơn qua 3 giai đoạn: Từ 1938-1959, 1960-1985, 1986- 2013. Tiêu chí môn đăng hộ đối ngày càng có xu hƣớng giảm từ 25% giai đoạn 1938-1959 xuống còn 9,1 % giai đoạn 1960-1985 và còn 8% giai đoạn 1986-2013.

Vậy, hoàn cảnh gia đình ngƣời yêu trong bối cảnh xã hội hiện nay có còn quan trọng trong tiêu chí lựa chọn ngƣời yêu của học sinh THPT tại địa bàn khảo sát. Chúng tôi đƣa ra 5 tiêu chí về hoàn cảnh gia đình ngƣời yêu, nhƣng không xếp loại theo mức sống hiện hành mà sắp xếp một cách có chủ đích theo phần lớn mong muốn của nhiều ngƣời về hoàn cảnh gia đình ngƣời yêu nhƣ: Giàu có, môn đăng hộ đối, bình thƣờng, không quan tâm, hoặc mong muốn khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiêu chuẩn lựa chọn người yêu của học sinh THPT hiện nay (Nghiên cứu trường hợp học sinh Trường THPT Diễn Châu 4 và THPT Diễn Châu 1, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) (Trang 85 - 90)