Đơn vị % Hoàn cảnh gia đình 7.1 12 39.8 39.5 1.5
Giàu có môn đăng hộ đối Bình thường Không quan tâm Khác
(Nguồn: Khảo sát phiếu hỏi của tác giả) Quan sát biểu đồ trên có thể thấy, tỷ lệ học sinh mong muốn gia đình ngƣời yêu có hoàn cảnh bình thƣờng chiếm tỷ lệ cao nhất là 39,8 %, con số này cũng tƣơng đƣơng với tỷ lệ học sinh không quan tâm tới yếu tố này khi lựa chọn ngƣời yêu (39,5%). Tỷ lệ học sinh mong muốn hoàn cảnh gia đình ngƣời yêu tƣơng đồng với hoàn cảnh gia đình mình (môn đăng hộ đối) là 12 %, tỷ lệ mong muốn gia đình ngƣời yêu “giàu có, nhà mặt phố, bố làm to” chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 7,1 %. Điều này cho thấy, các em học sinh không chú trọng nhiều nhất về tiêu chí hoàn cảnh gia đình của ngƣời bạn đời mà quan tâm nhiều hơn tới các yếu tố khác, đặc biệt là tính cách (nhƣ đã phân tích ở trên). “Nhà người đó giàu có nhưng không thực sự yêu mình thì yêu làm gì ạ? Tiền đấy cũng đâu phải của mình, với em thì chỉ cần yêu nhau thật lòng, tính cách phù hợp, có khả năng chí tiến thủ để kiếm tiền là được”
Biểu 3.11: Mong muốn về hoàn cảnh gia đình của người yêu của học sinh nông thôn và đô thị 35.7 29.8 46.2 64.5 66.7 64.3 70.2 53.8 35.5 33.3 Giàu có Môn đăng hộ đối Bình thường Không quan tâm Khác
Nông thôn Đô thị
(Nguồn: Khảo sát phiếu hỏi của tác giả) Biểu trên cho thấy, tỷ lệ học sinh đô thị mong muốn gia đình ngƣời yêu giàu có theo tiêu chí “nhà mặt phố, bố làm to” và “gia đình môn đăng hộ đối” cao hơn so với tỷ lệ lựa chọn của học sinh nông thôn. Tỷ lệ học sinh ở cả 2 khu vực mong muốn hoàn cảnh gia đình ngƣời yêu ở mức bình thƣờng chiếm tỷ lệ khá tƣơng đồng ở cả 2 khu vực. Trong khi đó, tỷ lệ học sinh nông thôn không quan tâm tới yếu tố này cao gần gấp đôi so với học sinh đô thị. Sở dĩ các em học sinh nông thôn không quan tâm nhiều tới yếu tố này trong việc lựa chọn ngƣời yêu vì các em cho rằng: “Hoàn cảnh gia đình chỉ là phù du, vô thường, quan trọng là hợp về tính cách, yêu nhau, hiểu nhau” (Nam, lớp 10, THPT Diễn Châu 4) . Còn với bản thân các em học sinh đô thị, vì điều kiện hoàn cảnh gia đình có phần khá hơn nên tiêu chí lựa chọn ngƣời yêu của các em cũng thiên về sự môn đăng hộ đối ở cả 2 bên gia đình hoặc chí ít gia đình ngýời đó cũng phải ở mức bình thƣờng.
Rõ ràng ở đây, điều kiện về hoàn cảnh sống có sự khác biệt trong tiêu chí lựa chọn ngƣời yêu về hoàn cảnh gia đình. Để kiểm định mối liên hệ giữa biến nơi ở và mong muốn về hoàn cảnh gia đình của ngƣời yêu, Chúng tôi tiến hành kiểm định
mối quan hệ giữa 2 biến định tính trên với giả thuyết H0 đƣợc đƣa ra là: Không có mối liện hệ giữa nơi ở của học sinh THPT với mong muốn về hoàn cảnh gia đình của ngƣời yêu và giả thuyết HA là: Có mối liện hệ giữa nơi ở của học sinh THPT với mong muốn về trình độ học vấn ngƣời yêu”.
Kết quả kiểm định cho thấy:
Hoàn cảnh gia đình * Nơi ở
Nơi ở
Tổng Nông thôn Đô thị
Hoàn cảnh gia đình
Giàu có 10 18 28
Môn đăng hộ đối 14 33 47
Bình thƣờng 72 84 156
Không quan tâm tới yếu tố này
100 55 155
Khác 4 2 6
Tổng 200 192 392
Kiểm định Chi bình phƣơng
Giá trị Df Giá trị Sig
Pearson 24.468a 4 .000
Likelihood Ratio 24.918 4 .000 Linear-by-Linear 20.832 1 .000 Tổng trƣờng hợp 392
Từ nguyên tắc của kiểm định, Kết quả cho thấy sig=0,00<α= 0,05 nên chúng ta có đủ điều kiện để bác bỏ giả thuyết H0. Do vậy, với tập dữ liệu mẫu, chúng ta có đủ bằng chứng cho thấy giữa nơi ở của học sinh THPT có mối liên hệ với mong muốn về hoàn cảnh gia đình của ngƣời yêu. Kết quả này có thể suy rộng ra cho tổng thể về mối liên hệ giữa nơi ở và mong muốn về hoàn cảnh gia đình của ngƣời yêu.
Nhƣ vậy, có thể thấy, phần lớn học sinh THPT mong muốn ngƣời yêu có hoàn cảnh gia đình bình thƣờng với mức sống trung bình, ngoài ra còn có một tỷ lệ
tƣơng đối học sinh không quan tâm đến yếu tố này. Học sinh ở đô thị có xu hƣớng mong muốn hoàn cảnh gia đình nguời yêu giàu có, khá giả hơn học sinh ở khu vực nông thôn. Kiểm định mối liên hệ cũng cho thấy, có mối quan hệ giữa nơi ở của học sinh với mong muốn về hoàn cảnh gia đình của ngƣời yêu. Điều này có ý nghĩa cho việc suy rộng ra cho tổng thể về mối quan hệ giữa mong muốn về hoàn cảnh gia đình ngƣời yêu và nơi ở của học sinh.
3.1.5 Về ngoại hình
Ngoại hình là một trong những yếu tố quan trọng để lựa chọn một nửa còn lại của mỗi ngƣời. Ở Hàn Quốc, qua kết quả một cuộc khảo sát trên 1000 nam nữ độc thân trong độ tuổi từ 25 đến 39 ở Hàn Quốc, để có thể trở thành bạn đời lý tƣởng, các bà vợ tƣơng lai phải cao ít nhất 164.9cm, nhỏ hơn chồng từ 3-4 tuổi và có tính cách thú vị. Ngoài ra, họ phải có công việc ổn định, thu nhập mỗi năm chừng 46.310.000 won (khoảng 895 triệu Việt Nam đồng), có khả năng tự lập về tài chính. Còn trong mắt phụ nữ Hàn Quốc, ngƣời chồng lý tƣởng phải cao 1,77m, có bằng đại học, thu nhập mỗi năm khoảng 1 tỷ đồng. Cũng nhƣ cánh mày râu, phụ nữ Hàn Quốc mong ngƣời bạn đời có tính cách đặc biệt thú vị. Ngoài ra, các ông chồng tƣơng lai còn phải khôi ngô, tuấn tú. Cả nam và nữ đều ƣu tiên lựa chọn bạn đời theo thứ tự sau: Tính cách, ngoại hình, cuối cùng là đến khả năng tài chính (ở nam tỷ lệ này là 32,9 %, nữ 32,7 %). [53]
Tiêu chí về ngoại hình không đƣợc nhiều tác giả đề cập đến trong nghiên cứu của mình. Nghiên cứu của Lê Minh Thiện, Đỗ Duy Hƣng trong bài viết Nhận thức về tình yêu tuổi học trò của học sinh THPT chỉ quan tâm tới quan niệm của học sinh THPT về tình yêu chân chính và những tiêu chí của tình yêu chân chính mà học sinh THPT mong muốn. Các tiêu chí về tính cách, đạo đức đƣợc tác giả quan tâm nhiều hơn trong khi đó yếu tố về ngoại hình của ngƣời yêu không đƣợc tác giả đề cập đến. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Lƣợt và Nguyễn Đỗ Hồng Nhung có đề cập đến tiêu chí về ngoại hình trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên hiện nay tuy
nhiên chỉ đƣa ra những chỉ báo chung chung mà chƣa cụ thể cho những đặc điểm ngoại hình cụ thể.
Với mong muốn tìm hiểu các tiêu chí về ngoại hình lý tƣởng của ngƣời yêu mà các em học sinh THPT hiện nay, chúng tôi đƣa ra một số chỉ báo về ngoại hình và các tiêu chí này đã đƣợc phần nào cụ thể hóa, ví dụ nhƣ: hình thức hấp dẫn (số đo 3 vòng chuẩn nữ: 82-58-85, nam: 109-76-92), cao ráo (nam từ 170 cm, nữ từ 160 cm), béo (chỉ số BMI: >25), gầy (chỉ số BMI <19), bình thƣờng (chỉ số BMI: 19- 25) và thang điểm từ 1-10 trong đó 10 điểm là cao nhất để các em học sinh có sự chấm điểm với các tiêu chí về ngoại hình mà mình kì vọng ở ngƣời yêu. Kết quả khảo sát cho thấy:
Bảng 3.4: Điểm trung bình các tiêu chuẩn về ngoại hình theo mong muốn của học sinh THPT
STT Tiêu chí Điểm trung bình
1 Hình thức hấp dẫn 8,19 2 Cao ráo 8,45 3 Khuôn mặt ƣa nhìn 8,61 4 Béo 4,75 5 Gầy 4,99 6 Bình thƣờng 8,10 7 Da đen 4,01 8 Da trắng 7,13 9 Da vàng 6,47
(Nguồn: Khảo sát phiếu hỏi của tác giả) Tình yêu bắt đầu từ những cảm xúc về mặt giới tính, do đó, ngoại hình đẹp, ƣa nhìn là mong muốn của bất cứ cá nhân nào khi lựa chọn ngƣời yêu. Nhìn vào bảng trên có thể thấy, hình thức hấp dẫn (số đo 3 vòng chuẩn nữ: 82-58-85, nam: 109-76-92), Cao ráo (nam từ 170 cm, nữ từ 160 cm), khuôn mặt ƣa nhìn, thể trạng bình thƣờng, da trắng là các tiêu chí về ngoại hình đƣợc học sinh THPT mong muốn
nhiều nhất. Tuy nhiên, những tiêu chí này mới chỉ đạt điểm 8 hoặc 8,5 chứ chƣa đạt điểm tuyệt đối. Do vậy, có thể thấy, nhìn chung học sinh THPT chỉ mong muốn ngƣời yêu mình có ngoại hình ở mức độ bình thƣờng.“Em chỉ mong muốn người yêu có ngoại hình bình thường thôi, đẹp quá thì không ai giữ nổi, chỉ cần vừa mắt với biết nấu ăn, lo toan cho gia đình là được rồi. Con gái mà đẹp dễ cặp bồ lắm” (Nam, lớp 11, THPT Diễn Châu 1). Giữa nam học sinh và nữ học sinh có sự khác biệt trong tiêu chí lựa chọn ngoại hình của ngƣời yêu.
Biểu đồ 3.12: Tương quan nam nữ trong tiêu chuẩn lựa chọn ngoại hình của người yêu. 8.26 8.47 8.78 4.99 5.15 8.04 3.99 7.42 6.51 8.12 8.44 8.45 4.51 4.85 8.16 4.01 6.85 6.43 HÌnh thức hấp dẫn Cao ráo Khuôn mặt ưa nhìn Béo Gầy Bình thường Da đen Da trắng Da vàng Nữ Nam
(Nguồn: Khảo sát phiếu hỏi của tác giả) Biểu trên có thể phân thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất về ngoại hình chung gồm hình thức hấp dẫn, cao ráo, khuôn mặt ƣa nhìn; nhóm thứ 2 là về cân nặng gồm có các tiêu chí béo, gầy, bình thƣờng; nhóm thứ 3 về làn da gồm có da vàng, da đen, da trắng. Nhƣ vậy, ở nhóm thứ 1, học sinh nam có điểm trung bình cao hơn học sinh nữ. Đơn cử, ở tiêu chí khuôn mặt ƣa nhìn, điểm trung bình của nam học sinh là 8,78 điểm, trong khi nữ học sinh là 8,45 điểm. Ở nhóm thứ hai, có 2 tiêu chí học sinh nam chấm điểm cao hơn học sinh nữ là béo và gầy, mặc dù điểm trung bình của 2 tiêu chí này khá thấp. Học sinh nam cho rằng, “con gái phải béo một chút mới
xinh”, trong khi học sinh nữ không thích ngƣời yêu mình béo vì cho rằng “ngƣời đó sẽ chậm chạp và lƣời biếng”. Cả nam và nữ học sinh đều mong muốn ngƣời yêu có cân nặng bình thƣờng và tiêu chí này đƣợc chấm điểm khá cao, xấp xỉ 8 điểm. Ở nhóm thứ 3 về màu da, cả học sinh nam và nữ đều không đánh giá cao trong việc mong muốn về màu da của ngƣời yêu khi điểm số của nhóm này không cao, ở mức 6-7 điểm. Khi đƣợc hỏi, nhiều em cho rằng không quan tâm tới yếu tố này. Da trắng là màu da đƣợc mong muốn hơn cả ở cả nam và nữ, tuy nhiên học sinh nam có điểm số cao hơn chứng tỏ mong muốn của học sinh nam về ngƣời yêu có da trắng cao hơn học sinh nữ. Ông bà ta xƣa vẩn thƣờng có câu:” Nam giới yêu bằng mắt, phụ nữ yêu bằng tai” Kết quả nghiên cứu một lần nữa cho thấy quan niệm này không sai. Nam học sinh cho rằng vẻ bề ngoài cũng là một trong số những điều cần thiết và là tiêu chí quan trọng khi chọn ngƣời yêu.“Mặc dù biết cái nết vẩn đánh chết cái đẹp nhưng mà có người yêu xinh gái, ưa nhìn thì vẩn tự hào và có phần “oai” hơn với bạn bè.”(Nam, lớp 10, THPT Diễn Châu 4)
Trong khi đó, học sinh nữ lại cho rằng, ngƣời yêu có ngoại hình đẹp, đạt tiêu chuẩn “soái ca” là một điều mà họ luôn ao ƣớc, nhƣng để xác định mối quan hệ lâu dài cần phải chọn ngƣời hợp tính cách và quan trọng là yêu thƣơng mình thật lòng. “Dĩ nhiên là em thích anh nào Body 6 múi, cao ráo đẹp trai như Baekhuyn, dễ thương như Suho đáng iu như Luhan, có võ, biết chơi thể thao, biết nấu ăn, làm việc nhà, Ga lăng…nhưng chắc chẳng bao giờ em có được người yêu như thế. Em bình thường nên cũng chỉ mong tìm một người bình thường như em thôi…” (Nữ, lớp 10, THPT Diễn Châu 4)
Những tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của học sinh THPT cho thấy học sinh có cái nhìn thực tế trong cách lựa chọn bạn đời, những tiêu chuẩn đặt ra rất rõ ràng. Tiêu chuẩn quan trọng nhất mà học sinh lựa chọn là tính cách và phẩm chất của ngƣời yêu, tiếp đến là yếu tố nghề nghiệp, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình và cuỗi cùng mới đến ngoại hình. Giữa học sinh nam và học sinh nữ có nhiều điểm khác biệt trong mỗi tiêu chí để lựa chọn ngƣời yêu cho riêng mình. Học sinh nông thôn quan tâm tới các tiêu chí về tính cách, phầm chất, trong khi đó học sinh đô thị
quan tâm nhiều hơn tới trình độ học vấn, nghề nghiệp và hoàn cảnh gia đình của ngƣời yêu.
3.2 Một số yếu tố ảnh hƣởng tới tiêu chuẩn lựa chọn ngƣời yêu của học sinh Trung học phổ thông Trung học phổ thông
Mỗi cách nhận xét, suy nghĩ, quan niệm của con ngƣời về một sự vật sự việc hoặc vấn đề nào đó đều có sự ảnh hƣởng hoặc tác động từ nhiều yếu tố. Với mong muốn tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng tới việc lựa chọn ngƣời yêu của các em học sinh, chúng tôi đƣa ra 4 yếu tố chính là: Gia đình, truyền thông đại chúng, nhà trƣờng, nhóm bạn bè, các yếu tố này sẽ đƣợc các em xếp thứ tự ƣu tiên từ 1 đến 4 trong đó 4 là ảnh hƣởng nhiều nhất nhằm mục đích xác định yếu tố ảnh hƣởng mạnh nhất tới quyết định của các em trong việc lựa chọn ngƣời yêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quan niệm của các em học sinh cho rằng: gia đình là yếu tố ảnh hƣởng nhiều nhất đến tiêu chuẩn lựa chọn ngƣời yêu của học sinh THPT với 77 % tỷ lệ lựa chọn của các em học sinh; tiếp đến là các yếu tố nhóm bạn bè, nhà trƣờng và truyển thông đại chúng.
3.2.1 Gia đình
Gia đình là nền tảng của xã hội, là cái nôi trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho mỗi ngƣời. Trong việc lựa chọn ngƣời yêu hay bạn đời gia đình là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động đến quyết định lựa chọn của con cái. Nhiều tài liệu nghiên cứu trƣớc cho rằng, trong xã hội Việt Nam truyền thống, quyền quyết định kết hôn thƣờng do cha mẹ (Đào Duy Anh, 1938; Phan Kế Bính, 1915; Khuất Thu Hồng, 1995; Mai Huy Bích, 1993). Kết quả khảo sát mô hình quyết định kết hôn ba điểm Cát Thịnh, Phú Đa, Phƣớc Thạnh của Nguyễn Đức Chiện, 2008 cho thấy số ngƣời trả lời kết hôn con cái quyết định nhƣng có sự đồng ý của bố mẹ chiếm tỷ lệ cao nhất (64,1%), bố mẹ quyết định nhƣng có sự đồng ý của con (17,7%), tiếp đến là bố mẹ hoàn toàn quyết định (8,2%), con cái quyết định hoàn toàn (9,0%) và khác (0,9%). Khi so sánh mô hình quyết định kết hôn ba điểm Cát Thịnh, Phú Đa, Phƣớc Thạnh, kết quả tiếp tục chỉ ra điểm tƣơng đồng là cả ba
điểm khảo sát, xu hƣớng kết hôn con cái quyết định nhƣng có sự đồng ý của bố mẹ chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là kết hôn bố mẹ quyết định nhƣng có sự đồng ý của con, bố mẹ hoàn toàn và con cái tự quyết định hoàn toàn chiếm tỷ lệ rất thấp. Theo Lê Thái Thị Băng Tâm thì tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của nam nữ thanh niên “chịu ảnh hưởng lớn từ Gia đình và bạn bè. Các bạn trẻ học được những quan điểm, thái độ. Sự cảm nhận, định kiến trong việc lựa chọn bạn đời từ cha mẹ và anh em trong gia đình.Chúng còn bị hạn hữu, chi phối trong cách tìm, cách tiếp cận, cách chọn lọc qua sự góp ý, nhận xét chê bai. Trong nhiều trường hợp bạn bè có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn bạn đời của nam nữ thanh niên” (Lê Thái Thị Băng Tâm, 2012). Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Hồng năm 2009 cho thấy quyền quyết định lựa chọn bạn đời của thanh niên hiện nay đang có xu hƣớng “con đặt đâu cha mẹ ngối đấy”, tuy nhiên trên thực tế, sự lựa chọn ngƣời yêu hay bạn đời của thanh thiếu niên hiện nay cũng có sự ảnh hƣởng không nhỏ từ phía gia đình, bố mẹ.
Ở nghiên cứu này, tác giả chỉ quan tâm tới gia đình và vai trò của gia đình có