Quan niệmcủa học sinh THPT về mối quan hệ giữa tình yêu và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiêu chuẩn lựa chọn người yêu của học sinh THPT hiện nay (Nghiên cứu trường hợp học sinh Trường THPT Diễn Châu 4 và THPT Diễn Châu 1, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) (Trang 64 - 68)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.2Quan niệmcủa học sinh THPT về mối quan hệ giữa tình yêu và

2.3 Quan niệmcủa học sinh THPT về tình yêu và tình dục

2.3.2Quan niệmcủa học sinh THPT về mối quan hệ giữa tình yêu và

Tình yêu và tình dục có mối liên hệ mật thiết với nhau, khi một mối quan hệ xác định tiến tới hôn nhân thì tình dục và tình yêu chính là sự gắn kết giúp cho mối quan hệ vợ chồng càng ngày thêm mặn nồng. Tuy nhiên, trong mối quan hệ yêu đƣơng, liệu rằng tình yêu và tình dục có phải là “2 ngƣời bạn đi song song trên 1 con đƣờng” để có một tình yêu bền chặt. Kết quả xử lý số liệu cho thấy trong 3 quan niệm 1, 2 và 4 chỉ có quan niệm (4): "tình yêu chân chính không cần đến tình dục" học sinh có xu hƣớng đồng tình cao (x =3.66). Quan niệm (1): tình yêu phải gắn liền với tình dục và quan niệm (2): quan hệ tình dục là “sợi dây” liên kết giữa hai ngƣời khi yêu nhau có mức trung bình khá thấp. Điều đó cho thấy, học sinh THPT có xu hƣớng không đồng tình với những quan niệm nghiên cứu đƣa ra về mối quan hệ giữa tình dục và tình yêu.

Bảng 2.6: Quan niệm của học sinh THPT về mối quan hệ tình yêu và tình dục. Đơn vị: Điểm trung bình.

Quan niệm Điểm

trung bình chung (Mean)

Điểm TB theo giới tính Điểm TB theo vùng Nam Nữ Nông thôn Đô thị (1) Tình yêu phải gắn liền với tình dục 1,80 2,03 1,59 1,42 2,20 (2) Quan hệ tình dục là “sợi dây” liên kết giữa hai ngƣời khi yêu nhau

1,95 2,19 1,73 1,65 2,27

(4)Tình yêu chân chính không cần đến tình dục

3,66 3,58 3,73 3,92 3,39

(Nguồn: Khảo sát phiếu hỏi của tác giả) Xét quan niệm (4): Tình yêu chân chính không cần đến tình dục là quan niệm nhận đƣợc sự đồng tình khá cao từ các em học sinh với điểm trung bình là 3.66 và tỷ lệ học sinh có xu hƣớng đồng ý chiếm gần 60 %. Cụ thể, đối với quan niệm này tỷ lệ học sinh hoàn toàn không đồng ý là 31 em chiếm 7,9 %; tỷ lệ không đồng ý là 15,6 %; tỷ lệ không có ý kiến là 20 %; tỷ lệ đồng ý là 16,1 % và hoàn toàn đồng ý là 40,6 %. Ở quan niệm này, ở học sinh nam và học sinh nữ có sự khác biệt trong mức độ đồng tình. Học sinh nữ có xu hƣớng đồng tình với quan niệm này hơn học sinh nam, với 3.73 điểm, tỷ lệ hoàn toàn đồng tình là 41,7%, trong khi ở học sinh nam là 3.58 điểm và tỷ lệ hoàn toàn đồng ý là 39,4 %. Xét ở khu vực nông thôn và đô thị, ở quan niệm này, học sinh nông thôn có xu hƣớng đồng ý cao hơn học sinh đô thị. Ở học sinh nông thôn, mức điểm trung bình là 3.92 điểm và với tỷ lệ hoàn toàn đồng ý là 48,5 %, ở đô thị mức điểm là 3.39 điểm và tỷ lệ hoàn toàn đồng ý là 32,3 %. Nhƣ vậy, các em học sinh cho rằng tình yêu chân chính dựa trên những tình cảm chân thành, tốt đẹp, thực sự quan tâm vì nhau chứ không phải dựa trên yếu tố tình dục.

Tình yêu chân chính phải bắt nguồn từ 2 phía, không phải yêu nhau vì mong muốn đạt được một lợi ích vật chất nào đó hoặc vì nhu cầu tình dục mà tình yêu chân chính là biết quan tâm, chia sẽ, hiểu và thông cảm cho nhau”(Nữ, lớp 12, THPT Diễn Châu 1).

Xét quan niệm (1): tình yêu phải gắn liền với tình dục có điểm trung bình thấp nhất là 1,8 điểm. Học sinh nam có điểm trung bình cao hơn học sinh nữ lần lƣợt là 2.03 và 1.59 điểm. Tỷ lệ hoàn toàn không đồng ý với quan niệm này ở học sinh nữ là 56,3 %, còn ở học sinh nam là 40,4 %. Học sinh nông thôn có điểm trung bình thấp hơn học sinh đô thị, chứng tỏ mức độ không đồng ý của học sinh nông thôn cao hơn học sinh đô thị. Tỷ lệ học sinh nông thôn hoàn toàn không đồng ý với quan niệm này là 72 % trong khi ở đô thị là 24 %.

Xét quan niệm 2: quan hệ tình dục là “sợi dây” liên kết giữa hai ngƣời khi yêu nhau. Quan niệm này có điểm trung bình là 1.95 điểm, điều này thể hiện xu hƣớng không đống ý khá cao ở các em học sinh. Tƣơng tự nhƣ ở quan niệm 1, ở quan niệm này học sinh nam có điểm trung bình cao hơn học sinh nữ, tỷ lệ hoàn toàn không đồng ý ở học sinh nam là 27,5% và ở nữ là 48,2%. Học sinh đô thị có điểm trung bình cao hơn học sinh nông thôn với mức điểm là 2.27 điểm và ở nông thôn là 1.65 điểm. Tỷ lệ học sinh nông thôn không đồng ý với quan niệm này là 55,5 %, ở đô thị là 19,8 %. Tỷ lệ này có sự chênh lệch khá cao, chứng tỏ rằng học sinh nông thôn và đô thị có các nhìn khác biệt về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục. Khi đƣợc hỏi, một em học sinh nông thôn cho biết: “Tình yêu chân chính đâu cần đến tình dục, chỉ vì những thứ ham muốn tầm thường ấy mà yêu nhau thì đó không phải là tình yêu thật sự. Em cho rằng, tình yêu chân chính thì không cần đến tình dục” (Nữ, lớp 11, THPT Diễn Châu 4).

Mặc dù phần lớn ở các quan niệm, nam học sinh và nữ học sinh đều có xu hƣớng không đồng tình tuy nhiên, nam học sinh có xu hƣớng không đồng tình với các quan niệm thấp hơn so với nữ học sinh ở quan niệm 1,2 và 4. Điều đó cho thấy, học sinh nam có phần có cái nhìn thoáng về mối quan hệ giữa tình dục và tình yêu

hơn so với học sinh nữ. Học sinh nông thôn có mức độ không đồng tình cao hơn học sinh đô thị, chứng tỏ học sinh nông thôn có xu hƣớng không ủng hộ tình yêu phải gắn liền với tình dục.

Nhƣ vậy, toàn bộ chƣơng 2 đề cập đến quan niệm của học sinh THPT về tình yêu, mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Quan niệm của học sinh THPT về tình yêu không có nhiều thay đổi so với quan niệm truyền thống, tình yêu chân chính đƣợc các em xác định là một tình yêu không vụ lợi, biết quan tâm chia sẻ, yêu thƣơng nhau và không phân biệt địa vị giàu sang, nghèo hèn. Tuổi yêu đầu tiên của các em học sinh chủ yếu bắt đầu ở lớp 9, lớp 10. Càng những năm cuối cấp THPT tuổi yêu của các em càng giảm. Điều này có nghĩa là: tỷ lệ học sinh từ độ tuổi 11-15 tuổi cho biết đã bắt đầu yêu chiếm tỷ lệ không lớn, tỷ lệ này tăng đáng kể ở lứa tuổi 15-17 tuổi và giảm dần ở độ tuổi 18 khi các em học sinh đang chú tâm vào công việc học tập để bắt đầu “vƣợt vũ môn”. Tuổi yêu đầu tiên của học sinh nam và nữ, học sinh nông thôn và học sinh đô thị có sự khác biệt khá rõ nét.

Tỷ lệ học sinh bắt đầu yêu ở cấp trung học cơ sở ở đô thị cao hơn so với ở nông thôn, tuy nhiên tỷ lệ học sinh bắt đầu yêu ở cấp trung học phổ thông ở nông thôn cao hơn ở đô thị. Học sinh nam yêu sớm hơn học sinh nữ. Tỷ lệ các em học sinh nam bắt đầu yêu từ cuối những năm học THCS đến đầu những năm học THPT chiếm tỷ lệ khá cao và giảm dần khi các em bƣớc vào năm học cuối cấp của THPT. Tỷ lệ học sinh nữ có ngƣời yêu bắt đầu lúc học lớp 10 của cấp THPT và giảm dần những năm cuối cấp. Thời gian có ngƣời yêu tại thời điểm hiện tại của các em học sinh chủ yếu là dƣới 6 tháng. Học sinh nam có thời gian yêu dài hơn học sinh nữ. Học sinh đô thị có thời gian yêu trên 2 năm cao hơn học sinh nông thôn. Đa số học sinh THPT không đồng ý với quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân, học sinh nữ có xu hƣớng không đồng ý nhiều hơn học sinh nam, học sinh ở nông thôn có xu hƣớng không đồng ý nhiều hơn học sinh ở đô thị. Các em học sinh đều cho rằng tình yêu chân chính không cần đến tình dục mà cần đƣợc tạo nên từ sự thông cảm, chia sẻ và

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN NGƢỜI YÊU CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiêu chuẩn lựa chọn người yêu của học sinh THPT hiện nay (Nghiên cứu trường hợp học sinh Trường THPT Diễn Châu 4 và THPT Diễn Châu 1, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) (Trang 64 - 68)