Quan niệmcủa học sinh THPT về tình dục trước hôn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiêu chuẩn lựa chọn người yêu của học sinh THPT hiện nay (Nghiên cứu trường hợp học sinh Trường THPT Diễn Châu 4 và THPT Diễn Châu 1, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) (Trang 62 - 64)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3 Quan niệmcủa học sinh THPT về tình yêu và tình dục

2.3.1 Quan niệmcủa học sinh THPT về tình dục trước hôn nhân

Tình dục trƣớc hôn nhân hiện nay không phải là vấn đề mới vì nó đƣợc đề cập khá nhiều ở các nghiên cứu. Nghiên cứu này chỉ quan tâm tới quan niệm của các em học sinh về QHTD trƣớc hôn nhân nhƣ thế nào, là nên hay không nên, đồng ý hay không đồng ý, không đi sâu phân tích về các chiều cạnh khác của QHTD trƣớc hôn nhân.

Bảng 2.5: Quan niệm của học sinh THPT về quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đơn vị: Điểm trung bình.

Quan niệm 3 Điểm TB

chung (Mean)

Điểm TB theo giới tính Điểm TB theo vùng Nam Nữ Nông thôn Đô thị Nên ủng hộ Quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân nếu những ngƣời yêu nhau có các biện pháp phòng tránh mang thai ngoài ý muốn

2,00 2,17 1,83 1,8 2,21

(Nguồn: Khảo sát phiếu hỏi của tác giả) Bảng 2.5 cho thấy, Điểm trung bình của mức độ đồng tình với quan niệm này chỉ bằng 2, nhƣ vậy, các em học sinh có xu hƣớng không đồng ý với QHTD trƣớc hôn nhân, dù những ngƣời yêu nhau có các biện pháp phòng tránh mang thai ngoài ý muốn. Số học sinh hoàn toàn đồng ý với ý kiến này là 11 em, chiếm tỷ lệ 2,8 % và số lƣợng đồng ý là 20 em chiếm tỷ lệ là 5,1%. Số học sinh không có ý kiến là 65 em chiếm tỷ lệ 16,6 %; số lƣợng học sinh không đồng ý là 158 em chiếm tỷ lệ 40,3 % , số lƣợng học sinh hoàn toàn không đồng ý là 138 em chiếm 35,2 %. Chia sẻ về lý do không ủng hộ QHTD trƣớc hôn nhân một học sinh cho biết: “Quan hệ tình dục trước hôn nhân là không thể chấp nhận được. Dù có biện pháp tránh thai hay quan hệ tình dục an toàn cũng vậy. Bố mẹ em dạy là không được trao thân cho thằng con trai nào nếu như chưa cưới!”(Nữ, lớp 12, THPT Diễn Châu 1)

Tƣơng quan giới tính và vùng miền của học sinh THPT về mức độ đồng tình với quan niệm này cũng có sự khác biệt nhƣng không đáng kể. Mức độ đồng tình của học sinh nam là 2.17 điểm và học sinh nữ là 1.83 điểm. Mức độ đồng tình với quan niệm này của học sinh nông thôn là 1.8 và học sinh đô thị là 2.21. Nhƣ vậy, học sinh nữ có xu hƣớng hoàn toàn không đồng ý với quan niệm này hơn học sinh

nam. Học sinh nông thôn có xu hƣớng hoàn toàn không đồng ý với quan niệm này hơn học sinh đô thị bởi những đặc điểm về môi trƣờng sinh sống quyết định đến nhận thức của các em học sinh. Ở nông thôn, việc QHTD trƣớc hôn nhân sẽ bị cộng đồng giè bĩu, bình phẩm ngoài ra sự quản thúc chặt chẽ của bố mẹ cũng khiến cho tỷ lệ thanh niên nông thôn không dám QHTD trƣớc hôn nhân cao hơn so với đô thị. Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu này không cho thấy nhiều khác biệt với các nghiên cứu trƣớc về mức độ đồng tình của thanh thiếu niên (trong đó có học sinh THPT) về QHTD trƣớc hôn nhân. Phần lớn các em có xu hƣớng không đồng tình với QHTD trƣớc hôn nhân dù những ngƣời trong cuộc có các biện pháp tránh thai ngoài ý muốn. Điều này phản ánh đƣợc nhận thức đúng đắn của các em về tình dục và tình yêu, về những giá trị truyền thống văn hóa của ngƣời Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiêu chuẩn lựa chọn người yêu của học sinh THPT hiện nay (Nghiên cứu trường hợp học sinh Trường THPT Diễn Châu 4 và THPT Diễn Châu 1, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) (Trang 62 - 64)