Lý thuyết áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiêu chuẩn lựa chọn người yêu của học sinh THPT hiện nay (Nghiên cứu trường hợp học sinh Trường THPT Diễn Châu 4 và THPT Diễn Châu 1, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) (Trang 33 - 38)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2 Lý thuyết áp dụng

1.2.1 Lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý

Thuyết lựa chọn hợp lý có trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học thế kỷ 18-19. Một số nhà triết học cho rằng bản chất con ngƣời là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thỏa mãn và lãng tránh nỗi đau khổ. Một số nhà kinh tế học cổ điển từng nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, động cơ lợi nhuận khi con ngƣời phải quyết định lựa chọn hành động. Thuyết lựa chọn duy lý dựa trên tiền đề cho rằng con ngƣời luôn hành động một cách có chủ đích có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt đƣợc kết quả tối đa và chi phí tối thiểu (Lê Ngọc Hùng, 2009, Tr 353)

Thuật ngữ lựa chọn đƣợc dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phƣơng tiện hay cách thức tối ƣu trong số những điều kiện hay cách thức thực hiện có thể đạt đƣợc mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Mới đầu cách hiểu này mang nặng tính kinh tế nhƣng sau này các nhà xã hội học mở rộng phạm vi của mục tiêu bao gồm các yếu tố lợi ích xã hội và lợi ích tinh thần. Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của cá nhân trong mối quan hệ với cả hệ thống xã hội bao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả năng lựa chọn và các sản phẩm đầu ra của từng lựa chọn cùng các đặc điểm khác. Thực chất, thuyết lựa chọn duy lý không phải chỉ giải thích hành động xã hội trên cấp độ vi mô- hành động cá nhân.

Thuyết này đƣợc xây dựng và phát triển để xem xét hoạt động chức năng của các hệ thống và thiết chế kinh tế, xã hội, tức là trên cấp độ vĩ mô. Trên thực tế, thuyết lựa chọn hợp lý với các biến thể của nó chủ yếu đƣợc triển khai trên nhiều cấp độ từ hành động xã hội của cá nhân đến chức năng của hệ thống xã hội và mối tƣơng tác giữa các cá nhân, nhóm, thiết chế, hệ thống xã hội. Nhờ vậy, đối với câu hỏi cơ bản trong xã hội học : Cái gì làm nên trật tự xã hội, các tác giả của thuyết này đƣa ra câu hỏi khá rõ ràng: Đó là sự lựa chọn hợp lý, sự trao đổi xã hội có khả năng tạo dựng và duy trì ổn định trật tự xã hội. Trong số các biến thể của thuyết lựa chọn duy lý trong xã hội học hiện đại, đáng chú ý phải kể đến lý thuyết trao đổi xã hội do George Homans xây dựng trên cơ sở nghiên cứu hành vi xã hội ở cấp độ vi mô là cá nhân và nhóm nhỏ (Lê Ngọc Hùng, 2009, Tr 354-361)

George Homans (1910-1989) là nhà xã hội học ngƣời Mỹ, một trong những tác giả của lý thuyết trao đổi xã hội, nổi tiếng với chủ trƣơng đƣa con ngƣời trở lại với xã hội hoc.

Theo G.Homans, các cá nhân hành động tuân theo nguyên tắc trao đổi các giá trị vật chất và tinh thần nhƣ sự ủng hộ, tán thƣởng hay danh dự…Homans đƣa ra 4 nguyên tắc tƣơng tác giữa các cá nhân nhƣ sau:

- Nếu 1 dạng hành vi đƣợc thƣởng hay có lợi thì hành vi đó có xu hƣớng lặp lại. - Hành vi đƣợc thƣởng, đƣợc lợi trong hoàn cảnh nào thì cá nhân sẽ có xu hƣớng lặp lại hành vi đó trong hoàn cảnh tƣơng tự

- Nếu nhƣ phần thƣởng, mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều “chi phí” vật chất và tinh thần để đạt đƣợc nó.

-Mức độ hài lòng, thỏa mãn với những phần thƣởng, mối lợi cá nhân giành đƣợc cao nhất ở lần đầu và có xu hƣớng giảm dần.

Tiêu điểm của thuyết lựa chọn hợp lý là các chủ thể (Actor). Các chủ thể (Actor) đƣợc xem là có mục đích hay mục tieu về cái mà hành động của họ hƣớng tới. Các chủ thể (Actor) cũng dƣợc xem là có các sở thích (nhƣ các giá trị, các tiện

ích). Thuyết lựa chọn hợp lý không quan tâm đến tính chất các sở thích này cũng nhƣ các nguồn của chúng. Cái quan trọng là hành động đƣợc thực hiện để đạt đƣợc các đối tƣợng phù hợp với hệ thống sở thích của chủ thể (Actor). Về nguyên tắc, lý thuyết này cho rằng mỗi cá nhân đều xuất phát từ động cơ duy lý là lựa chọn hành động nào đem lại lợi ích lớn nhất với nguy cơ chi phí và thiệt hại nhỏ nhất.

Theo Friedman và Hechter thì các chủ thể hành động đƣợc xem là những nhân vật hành động có mục đích, có mục tiêu và có sở thích riêng. Hành động của các chủ thể đƣợc thực hiện để đạt các mục đích, mục tiêu phù hợp với hệ thống sở thích của chủ thể hành động. Tuy nhiên, trong quá trình hành động, chủ thể chịu tác động của hai nhóm yếu tố:

Thứ nhất: Sự hiếm hoi của các tiềm năng. Mỗi chủ thể hành động có các tiềm năng khác nhau. Ở đây, tiềm năng đƣợc hiểu là các điều kiện nhƣ mức sống, điều kiện kinh tế, thời gian…Đối với những ngƣời có tiềm năng, mục đích có thể đạt đƣợc dễ dàng hơn so với những ngƣời ít tiềm năng. Liên quan tới tiềm năng những chi phí, giá phải trả. Trong việc theo đuổi mục đích, các chủ thể phải quan tâm tới cái giá của hành động lôi cuốn nhất kế tiếp của họ. Các chủ thể có thể chọn cách không theo đuổi mục đích có giá trị cao nhất nếu tiềm năng của bản thân là không đáng kể, nếu cơ may là quá ít và nếu trong việc cố gắng để đạt mục đích chủ thể hành động hủy hoại các cơ may có giá trị cao hơn kế tiếp của mình. Các chủ thể hành động đƣợc xem là luôn tối đa hóa điều lợi cho mình

Thứ hai, các thể chế xã hội. Theo Friedman và Hechter thì các thể chế xã hội đã áp đặt khuôn mẫu hành động cho các cá nhân thông qua các tiêu chí, các quy luật, các lịch trình, các nguyên tắc tạo ra sự ảnh hƣởng có hệ thống với các kết quả xã hội. Trong thực tế cuộc sống xã hội, quá trình tƣơng tác theo mô hình trao đổi xã hội cũng nhƣ việc hành động dựa trên sự lựa chọn hợp lý là rất phổ biến. Theo Homans, toàn bộ các tƣơng tác xã hội là một tập hợp phức tạp những trao đổi.

Ứng dụng vào đề tài nghiên cứu cho thấy: Bất kì sự tƣơng tác xã hội nào giữa hai ngƣời đều dựa trên sự nỗ lực của mỗi cá nhân để có đƣợc những phần

thƣởng tối đa và chi phí tối thiểu. Cá nhân chỉ tiếp tục mối quan hệ (tình cảm) nếu nhận đƣợc phần thƣởng nhiều hơn. Những tiêu chuẩn lựa chọn ngƣời yêu của một ngƣời đƣa ra mặc dù mang tính cá nhân những nó không còn là đơn thuần hành vi duy lý cá nhân mà chính là những chuẩn mực đƣợc thừa nhận bởi nhóm nhỏ.

1.2.2 Lý thuyết nhu cầu của Maslow

Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) đƣợc xem nhƣ một trong những ngƣời tiên phong trong trƣờng phái Tâm lý học nhân văn (humanistic psychology), trƣờng phái này đƣợc xem là thế lực thứ 3 (the Third Force) khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trƣờng phái tâm lý chính: Phân tâm học (Psychoanalysis) và Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism).

Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hƣởng của nó đƣợc thừa nhận rộng rãi và đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con ngƣời. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con ngƣời theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải đƣợc thỏa mãn trƣớc.

Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con ngƣời theo 5 cấp bậc:

-Nhu cầu cơ bản (basicneeds) -Nhu cầu về an toàn (safety needs) -Nhu cầu về xã hội (social needs)

-Nhu cầu về đƣợc quý trọng (esteem needs)

- Nhu cầu đƣợc thể hiện mình (self-actualizing needs)

1. Nhu cầu cơ bản (basic needs): Nhu cầu này còn đƣợc gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con ngƣời nhƣ ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu

cầu làm cho con ngƣời thoải mái,…đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con ngƣời. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này đƣợc xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này đƣợc thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một ngƣời hành động khi nhu cầu cơ bản này chƣa đạt đƣợc.

2. Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs): Khi con ngƣời đã đƣợc đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo? Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu đƣợc kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần.

Con ngƣời mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trƣờng hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng nhƣ chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,.. Trẻ con thƣờng hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha mẹ, mong muốn đƣợc vỗ về. Nhu cầu này cũng thƣờng đƣợc khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, đƣợc sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,…Nhiều ngƣời tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần

3. Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn đƣợc gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thƣơng (needs of love). Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp nhƣ việc tìm kiếm, kết bạn, tìm ngƣời yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm, …

4. Nhu cầu về đƣợc quý trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn đƣợc gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu đƣợc ngƣời khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm

nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt đƣợc nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một ngƣời trƣởng thành cảm thấy tự do hơn.

Maslow mô tả nhu cầu này nhƣ sau: “self-actualization as a person's need to be and do that which the person was “born to do”” (nhu cầu của một cá nhân mong muốn đƣợc là chính mình, đƣợc làm những cái mà mình “sinh ra để làm”). Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu đƣợc sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.

Ứng dụng vào đề tài nghiên cứu cho thấy:

Mỗi con ngƣời sinh ra đều có những nhu cầu tâm sinh lý cơ bản nhƣ nhu cầu ăn ở mặc và cao hơn nữa là nhu cầu đƣợc tôn trọng, yêu thƣơng. Tình yêu thời học sinh đƣợc xem là những rung động đầu đời, có vai trò khá quan trọng trong cuộc sống của mỗi ngƣời. Nhu cầu đƣợc yêu thƣơng, đƣợc chia sẽ theo quan niệmcủa Maslow là thang nhu cầu cao nhất của con ngƣời. Vận dụng lý thuyết này để tìm hiểu nhu cầu của học sinh THPT về tình yêu khác giới, từ đó, cho thấy quan niệm cũng nhƣ tiêu chí lựa chọn ngƣời yêu của các em học sinh về tình yêu chân chính. Tình yêu đó có thỏa mãn đƣợc nhu cầu về xã hội theo thang nhu cầu của Maslow đƣa ra hay không?

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiêu chuẩn lựa chọn người yêu của học sinh THPT hiện nay (Nghiên cứu trường hợp học sinh Trường THPT Diễn Châu 4 và THPT Diễn Châu 1, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)