3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
7. Đóng góp của luận văn
2.1. Thi trường du lịch văn hóa
2.1.2. Phân kỳ du khách đến
Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch là một đặc trưng của du lịch văn hóa Phú Thọ và điều này biểu hiện rõ nét nhất qua lượng khách đến Phú Thọ vào các tháng trong năm. Nếu sự dao động về lượng khách trong mùa cao điểm và mùa ít khách càng lớn thì tính mùa vụ du lịch tại điểm du lịch đó càng sâu sắc. Kết quả điều tra tại Phú Thọ qua các mùa lễ hội trong các năm qua cho thấy tính mùa vụ trong hoạt động du lịch thể hiện rất rõ với sự chênh lệch về lượng khách giữa mùa du lịch chính và mùa ít khách.
Như vậy mùa du lịch chính tại Phú Thọ chủ yếu diễn ra trong các tháng II, III, IV, V. Các tháng này chiếm tới 97,18% lượng khách du lịch trong năm, riêng tháng III, tháng diễn ra các lễ hội chính trong đó quan trọng nhất là vào mùa lễ hội Đền Hùng, lượng khách tập trung tới 94,3% tổng số khách trong năm.
Mùa vắng khách của Phú Thọ bắt đầu từ tháng VI đến tháng I. Tám tháng này lượng khách du lịch chỉ chiếm có 2,82% tổng lượng khách cả năm mặc dù gấp đôi màu du lịch chính về thời gian. Có thể nói, sự chênh lệch về cường độ tập trung khách giữa hai mùa đã kéo theo những ảnh hưởng to lớn và phức tạp tới hoạt động
kinh doanh du lịch. Diễn biến khách du lịch theo mùa kéo theo diễn biến doanh thu theo mùa, diễn biến sử dụng cơ sở lưu trú theo mùa và diễn biến lao động theo mùa. Công suất sử dụng phòng trung bình của các khách sạn ở đây hiện nay vào khoảng 30% đến 40%. Tuy nhiên vào thời gian cao điểm đa số các khách sạn ở đây đều đầy ắp khách, công suất sử dụng phòng đạt 95-99%. Tuy nhiên, vào các tháng ít khách công suất sử dụng phòng rất thấp, chỉ khoảng 4% đến dưới 10%, có cơ sở lưu trú nhiều ngày liền không đón vị khách nào.
2.1.3. Nhu cầu lưu trú của du khách
Có thể nói lượng khách du lịch lưu trú lại Phú Thọ so với tổng số khách du lịch là rất thấp so với các địa phương khác. Năm 2011, tổng lượng khách đến Phú Thọ là 6,1 triệu lượt khách, chỉ có gần 430 ngàn lượt khách lưu trú chỉ đạt 7%, tương tự, năm 2012 đạt 10% khách lưu trú và năm 2013 đạt gần 11% khách lưu trú.
Nhu cầu lưu trú có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, ngày lưu trú bình quân, công xuất sử dụng buồng phòng trung bình và hệ số sử dụng chung phòng và được tính theo công thức sau:
(Số lượt khách lưu trú) × (Số ngày lưu trú trung bình) Nhu cầu số buồng =
(365 ngày × (Công suất sử dụng × (Số khách trung bình/buồng . Trong năm) phòng trung bình năm)
Trong đó theo dự báo ở trên
- Số ngày lưu trú trung bình từ 1,5; 2 và 2;5 ngày đối với khách quốc tế và từ 1,3; 1,5 và 2,0 ngày đối với khách nội địa theo các giai đoạn.
- Công suất sử dụng buồng trung bình hàng năm sẽ đạt khoảng 55;60 và 65%
- Theo xu hướng chung các khách sạn thường được xây dựng và bố trí mỗi buồng 2 giường đơn hoặc một giường đôi tương ứng 2 người.
Căn cứ vào các chỉ tiêu trên, nhu cầu về khách sạn Phú Thọ từ nay đến năm 2030 có thể tính toán cụ thể được (Phụ lục bảng biểu)