3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
7. Đóng góp của luận văn
2.8. Bảo tồn văn hóa trong du lịch
2.8.1. Tác động của du lịch đối với các di sản văn hóa
2.8.1.1.Tác động tích cực
Phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian. Ngoài việc cung cấp các hoạt động tham quan di tích văn vật du ngoạn phong cảnh thiên nhiên, du lịch còn có tác dụng bảo vệ văn hóa, làm đẹp môi trường …
Du lịch có thể đẩy mạnh việc bảo tồn và giao lưu các truyền thống văn hóa lịch sử, góp phần bảo tồn và quản lí bền vững các tài nguyên, bảo vệ các di sản ở địa phương, phục hưng các nền văn hóa bản xứ, các nghề thủ công mĩ nghệ.
Du lịch còn tạo ra khả năng hỗ trợ đắc lực cho việc bảo tồn các di tích lịch sử, khảo cổ đang có nguy cơ bị tàn lụi. Như là nhờ có sự phát triển du lịch mà các lễ hội ở cùng phụ cần đền Hùng được nghiên cứu, khôi phục.
2.8.1.2.Tác động tiêu cực
Chính sự phát triển du lịch làm ảnh hưởng trực tiếp tới trạng thái bảo quản di tích, di vật. Để phát triển du lịch, các nhà quản lý/kinh doanh du lịch đã khai thác một cách bừa bãi giá trị của di tích hoặc phá hỏng không gian cảnh quan di tích để
xây dựng các dịch vụ du lịch. Vành đai bảo vệ của các di tích ngày càng bị thu hẹp. Người ta xây dựng tràn lan các cơ sở phục vụ khách tham quan/khách du lịch làm thay đổi diện mạo di tích và làm biến mất sự tồn tại của vùng cảnh quan, vốn là một nhân tố tạo sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Giá trị của di tích không còn được nhận biết.
Các di tích có một đặc tính "mong manh, dễ vỡ". Tác động của điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu) và quá trình khai thác của con người, sự quá tải của số lượng khách tham quan tại một thời điểm nào đó đã tạo nên những tác động cơ học, hoá học làm huỷ hoại di tích và di vật như các vật dụng trang trí, các đồ thờ tự. Điều này trở thành mối nguy cơ đe doạ sự xuống cấp của các di tích, di vật. Ví dụ: Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, lượng khách thập phương kéo về Đền Hùng quá đông, khiến cho việc quản lý di tích bị quá tải, đồng thời cũng vượt quá sức chứa của điểm, con đường đá dẫn từ chân núi Hùng lên đến các đền tới nay do hư hỏng nhiều đã thay mới, điều này cũng làm mất đi phần nào dấu ấn của thời gian, lịch sử của di tíc.
Sự phát triển các dịch vụ du lịch thiếu kiểm soát và sự bùng nổ du khách còn có tác động mạnh mẽ đến môi trường văn hoá và môi trường sinh thái tại các khu di tích. Tại nhiều khu di tích, du khách đã viết tên, khắc tên lên các bộ phận di tích một cách bừa bãi. Bụi bặm, khói xăng dầu, rác thải gây ô nhiễm, ảnh hưởng không ít đến di tích. Sau mỗi mùa Hội Đền Hùng, Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng như chìm trong rác, mặc dù có đội ngũ vệ sinh rất mẫn cán nhưng với vài triệu người đổ về trong vòng mấy ngày đã gây quá tải, làm xấu đi hình ảnh của khu di tích
Một trong những tác động khác của sự phát triển du lịch là sự thất thoát buôn bán trái phép, xuất lậu đồ cổ. Do hám lợi, một số kẻ xấu đã ăn cắp cổ vật tại các di tích và tiến hành thu gom nhiều vật quý trong cộng đồng để móc nối, buôn bán với các du khách nước ngoài. Rất nhiều cổ vật thời đại Hùng Vương, đặc biệt là ở 2 di tích khảo cổ Làng Cả và Gò Mun đã bị thất thoát.