Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa và tài nguyên du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 109 - 110)

3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

7. Đóng góp của luận văn

3.2. Những giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa

3.2.8. Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa và tài nguyên du lịch văn hóa

3.2.8.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Một số định hướng cơ bản đối với phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và tài nguyên du lịch văn hóa Phú Thọ bao gồm:

- Quy hoạch tổ chức không gian du lịch phải phù hợp với Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới và các quy định pháp lý được quy định trong các Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch và các luật có liên quan;

- Quản lý “sức chứa” phù hợp khả năng chịu tải của tài nguyên và môi trường du lịch và quản lý tác động của hoạt động du lịch căn cứ báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư phát triển du lịch tại các khu vực di tích, đặc biệt là di sản thế giới;

- Chia sẻ lợi ích với cư dân địa phương từ hoạt động du lịch, theo đó cần có sự hỗ trợ vật chất từ thu nhập du lịch để cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương và tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng được tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch tại các khu di sản. Điều này sẽ góp phần hạn chế đáng kể “sức ép” của cộng đồng lên các giá trị di sản đồng thời sẽ khuyến khích họ trở thành chủ nhân thực sự đóng góp vào nỗ lực chung bảo tồn và phát huy các giá trị di sản ở Việt Nam.

3.2.8.2. Đối với các tổ chức kinh doanh du lịch

- Đóng góp từ thu nhập du lịch cho hoạt động bảo tồn, theo đó cần quy định cụ thể tỷ lệ đóng góp kinh phí cho hoạt động bảo tồn các giá trị di sản từ thu nhập du lịch.

- Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch cần có quy hoạch, tránh làm ảnh hưởng tới các di sản, các tài nguyên du lịch của địa phương

- Khi xây dựng các chương trình du lịch, chú ý đến yếu tố di sản cần được bảo vệ, tôn tạo

- Tuyên truyền, quảng bá về giá trị của các di sản, các tài nguyên du lịch văn hóa, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị đó

3.2.8.3. Đối với người dân địa phương

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, văn hóa bản địa .

- Tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng có thể tham gia vào quá trình quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển du lịch nơi mà cuộc sống của cộng đồng gắn liền. Điều này không chỉ góp phần đảm bảo cho quy hoạch đi vào cuộc sống trên cơ sở những hiểu biết phong phú và cụ thể của cộng đồng đối với mảnh đất mà họ gắn bó, mà còn để cộng đồng hiểu được những gì sẽ biến đổi trên mảnh đất của họ; những gì họ có thể tham gia vào hoạt động phát triển du lịch để có được cuộc sống tốt hơn; và để cộng đồng có được sự chuẩn bị tốt hơn cho những công việc mới cùng với trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)