Giải pháp phát triển nhân lực trong du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 98 - 99)

3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

7. Đóng góp của luận văn

3.2. Những giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa

3.2.2. Giải pháp phát triển nhân lực trong du lịch văn hóa

3.2.2.1. Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch văn hóa

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng: Thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch, có chính sách cử cán bộ trẻ đi đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ; sẵn sàng tiếp nhận và tạo điều kiện cho cán bộ giỏi đang công tác ở các nơi, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học về công tác tại tỉnh. Thu hút chuyên gia giỏi, nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài vào lĩnh vực hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch. Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cho từng giai đọan và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tương ứng.

3.2.2.2. Nguồn nhân lực trong các cơ sở kinh doanh du lịch

Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, lao động kỹ thuật, hướng dẫn viên du lịch tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo tiêu chuẩn nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp có chính sách ưu đãi tuyển dụng, sử dụng những người có trình độ chuyên môn giói

3.2.2.3. Nguồn nhân lực ở địa phương

Tổ chức các lớp tuyên truyền về tầm quan trọng của du lịch văn hóa đối với địa phương, hướng dẫn quy trình làm du lịch cho người dân địa phương. Khuyến cáo người dân địa phương giữ gìn nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái cho địa phương.

Mở các lớp dạy nghề cho người lao động ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của địa phương. Bồi dưỡng và nâng cao tay nghề để khuyến khích người lao động tạo ra những sản phẩm có chất lượng phục vụ du lịch và phát triển đời sống kinh tế cho gia đình.

3.2.2.4. Các cơ sở đào tạo du lịch

Công tác đào tạo nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp hay đào tạo tại chỗ trong các cơ sở kinh doanh đều cần những điều kiện cơ bản sau:

+ Nhận thức đúng đắn của cơ sở đào tạo, cơ sở kinh doanh về vai trò và tính chất của đào tạo nghiệp vụ du lịch.

+ Chương trình và tài liệu đào tạo tiêu chuẩn và phù hợp với yêu cầu phát triển.

+ Đội ngũ giảng viên, đào tạo viên lành nghề và bám sát tiêu chuẩn nghề nghiệp.

+ Cơ sở vật chất và quy trình quản lý đạt tiêu chuẩn.

+ Công tác đánh giá và cấp chứng chỉ đảm bảo chặt chẽ, thiết thực, không mang tính hình thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)