3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
7. Đóng góp của luận văn
3.2. Những giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa
3.2.5. Giải pháp phát triển thị trường khách du lịch văn hóa
Thị trường là nhân tố đặc biệt quan trọng của sự phát triển. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển, đòi hỏi phải không ngừng mở rộng và phát triển thị trường, kể cả thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Thị trường khách du lịch văn hóa chính của Phú Thọ trong giai đoạn trước mắt cũng như về lâu dài là thị trường khách du lịch trong nước.
Thị trường trong nước là thị trường rộng lớn, đòi hỏi phải có chính sách và biện pháp thích hợp để khai thác tốt thị trường này. Đối với thị trường trong nước cần chú trọng thị trường khách từ thủ đô Hà Nội, các tỉnh lân cận và thị trường khách du lịch nội tỉnh.
Coi trọng mở rộng và phát triển thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Đa dạng hoá các loại hình du lịch, sản phẩm và dịch vụ du lịch văn hóa để đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Sản phẩm du lịch văn hóa chủ yếu cho thị
trường khách du lịch trong nước là du lịch tâm linh, lễ hội - hướng về cội nguồn, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
Mở rộng hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.
Thị trường ngoài nước: Thị trường nước ngoài chủ yếu của tỉnh Phú Thọ là thị trường các nước châu Âu, Bắc Mỹ. Sản phẩm chủ yếu là du lịch công vụ, văn hoá, sinh thái, tham quan, nghiên cứiu..
Với lợi thế nằm trong hành lang kinh tế Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Phú Thọ đứng trước những cơ hội lớn để mở rộng và phát triển thị trường khách quốc tế đến từ Trung Quốc và thị trường khách quốc tế từ các nước khác thông qua Trung Quốc nối tour sang Việt Nam.
Để mở rộng và phát triển thị trường này đòi hỏi phải có chính sách đơn giản các thủ tục xuất nhập cảnh, tăng cường đầu tư chiều sâu đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Đẩy mạnh công tác liên doanh liên kết và tuyên truyền quảng bá, tiếp thị du lịch, phát triển sản xuất mặt hàng mỹ nghệ lưu niệm...
3.2.5.1. Chiến lược sản phẩm – thị trường
Phú Thọ hay Việt Trì không phải là đô thị tấp nập so với Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng nên lượng khhachs thương mại đến Phú Thọ sẽ ít hơn với các tỉnh khác trong khu vực. Phú Thọ có nhiều tiềm năng khai thác thị trường khách nội địa nên đầu tư vào thị trường khách nội địa sẽ cần được chú trọng hơn, đặc biệt là với sản phẩm du lịch, du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch nghỉ cuối tuần, du lịch thăm quan và các hoạt động ngoài trời và loại hình du lịch kết hợp với các hoạt động thể thao, các sự kiện thể thao. Đối với thị trường khách quốc tế thì cần đầu tư vào các sản phẩm du lịch tham quan và nối tour với các tỉnh phía Tây Bắc.
3.2.5.2. Chiến lược phân đoạn thị trường theo các yếu tố dân số xã hội học và hình thức đi du lịch
+ Đối với khách du lịch quốc tế: Căn cứ vào cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và vùng trung du miền núi Bắc Bộ và hiện trạng khách ở Phú Thọ, những đối tượng thị trường khách sau được ưu tiên đầu tư để khai thác và thu hút:
- Trình độ văn hóa của khách: Ưu tiên loại khách có trình độ văn hóa trung bình. - Thu nhập của khách: Ưu tiên khách có thu nhập trung bình và thấp
- Hình thức đi du lịch: Ưu tiên khách đi tour.
- Thị trường: Ưu tiên khách Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan. + Đối với khách du lịch nội địa: Trên cơ sở hiện trạng và sản phẩm du lịch hấp dẫn của Phú Thọ, hiện trạng thị trường khách nội địa, định hướng ưu tiên đầu tư cho các đối tượng thị trường khách nội địa theo từng loại sản phẩm như sau:
3.2.5.3. Chiến lược cạnh tranh thị trường
Có 3 khả năng có thể áp dụng là chiến lược giá rẻ hoặc chiến lược sản phẩm độc đáo và chiến lược thị trường đặc biệt thích hợp. Do Phú Thọ chưa có sản phẩm gì đặc biệt nổi trội và độc đáo riêng, lại đang cần thâm nhập thị trường khách quốc tế và nội địa nên để cạnh tranh hiệu quả thì Phú Thọ nên áp dụng chiến lược giá rẻ. Bên cạnh đó do Phú Thọ có vườn Quốc gia Xuân Sơn là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái và các di tích lịch sử văn hóa lễ hội nổi tiếng nên đây là điều kiện để thực hiện chiến lược “thị trường đặc biệt thích hợp” nhằm tìm ra những loại khách có mối quan tâm đặc biệt như khách nghiên cứu văn hóa, lịch sử, lễ hội, hoặc khách quan tâm đến du lịch sinh thái.
Để tăng sức cạnh tranh thì Phú Thọ còn cần định hình một hình ảnh du lịch riêng, ví dụ như: “Tour du lịch về cội nguồn gắn với lễ hội Đền Hùng”, “Tham quan và nghỉ cuối tuần ở Phú Thọ”. Đối với mỗi loại hình du lịch thì cần có những thông tin quảng cáo phù hợp để khách dễ tìm hiểu. Chẳng hạn như với ngày lễ hội văn hóa thì cần có những ấm phẩm quảng cáo riêng về ngày lễ với các thông tin chi tiết và được phân phát trước thời gian tổ chức nhiều ngày.
Các ấn phẩm quảng cáo du lịch của Phú Thọ phải có biểu tượng, khẩu hiệu chung của toàn ngành du lịch do Tổng cục du lịch đưa ra. Phú Thọ cần có một văn phòng thông tin du lịch được tổ chức như một bộ phận trong sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chuyên về cung cấp thông tin và quảng bá chung cho du lịch tỉnh Phú Thọ.