Cơ sở kinh doanh lưu trú

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 50 - 51)

3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

7. Đóng góp của luận văn

2.1. Thi trường du lịch văn hóa

2.2.2. Cơ sở kinh doanh lưu trú

Hệ thống cơ sở lưu trú tỉnh Phú Thọ đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm 2000 toàn tỉnh có 12 khách sạn với 326 phòng và 621 giường thì đến năm 2005 tăng lên 58 cơ sở với 984 phòng lưu trú, tốc độ tăng trưởng trung bình trong thời gian này là hơn 50%. Có 13/58 cơ sở lưu trú được Tổng cục Du lịch và Sở Thương mại - Du lịch Phú Thọ xếp hạng sao trong đó có 1 khách sạn 3 sao, 9 khách sạn 2 sao, và 3 khách sạn 1 sao. Năm 2007, toàn tỉnh có 101 cơ sở lưu trú với 1200 phòng lưu trú, trong đó có 19 khách sạn được xếp hạng, 09 khách sạn chưa xếp hạng, còn lại là các cơ sở lưu trú khác. Năm 2013, toàn tỉnh có 213 cơ sở lưu trú với 2959 buồng/phòng. Từ chỗ không có khách sạn nào đạt tiêu chuẩn chất lượng sao vào năm 2000, đến

năm 2013 đã có 01 khách sạn 4 sao, 01 khách sạn 3 sao, 13 khách sạn 2 sao và 8 khách sạn 01 sao.

Sự phân bố các cơ sở lưu trú ở Phú Thọ không đồng đều. Hầu hết các cơ sở lưu trú đều tập trung ở thành phố Việt Trì và số cơ sở lưu trú này chủ yếu nằm trên hai trục Đại lộ chính là đại lộ Hùng Vương và đại lộ Nguyễn Tất Thành, thị xã Phú Thọ 15 cơ sở lưu trú... Trong khi đó các khu, điểm du lịch khác của tỉnh như Ao Châu, Ao Giời – Suối Tiên... hầu như chưa có cơ sở lưu trú và các tiện nghi du lịch khác.

Hầu hết các khách sạn ở Phú Thọ mới chỉ đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của khách du lịch. Trang thiết bị ở một số khách sạn đã cũ không đồng bộ cần nâng cấp. Một số phòng nghỉ ở các khách sạn tư nhân còn hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất không hợp lý, vệ sinh chưa đảm bảo theo yêu cầu. Ngoài dịch vụ lưu trú và ăn uống, ở một số khách sạn hiện nay phát triển thêm các dịch vụ mới như massage, karaoke...

Nhưng trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2013, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nói chung và cơ sở lưu trú nói riêng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở khu vực trung tâm tỉnh lỵ - thành phố Việt Trì đã có những bước phát triển đáng kể từ đầu tư hạ tầng cơ sở cho tới trang bị kỹ thuật và đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ cũng như công suất buồng phòng, khả năng đón khách.

Trong năm 2012 - 2013, các cơ sở lưu trú du lịch (các khách sạn, nhà nghỉ) trên địa bàn đã chú trọng đến việc chỉnh trang, sửa chữa, nâng cấp, thay thế các trang thiết bị tiện nghi trong khách sạn, nhà nghỉ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn phục vụ để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)