Nhân lực du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 76 - 79)

3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

7. Đóng góp của luận văn

2.5. Nhân lực du lịch văn hóa

2.5.1. Nhân lực du lịch thường xuyên

Lực lượng lao động du lịch Phú Thọ cũng mang đầy đủ những đặc điểm của lao động du lịch của cả nước. Tuy nhiên, phần lớn chất lượng lao động du lịch ở

Phú Thọ chỉ đáp ứng được mức độ trung bình so với yêu cầu của lao động ngành du lịch: trẻ; yếu về chuyên môn; thiếu về số lượng, tính chuyên nghiệp và đồng bộ. Do đó nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định cũng như phương hướng đào tạo và sử dụng đội ngũ lao động nói chung và đội ngũ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ nói riêng cho các cơ quan quản lý.

Trong những năm qua, du lịch Phú Thọ đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, khách du lịch đến hơn 6 triệu lượt, tổng doanh thu du lịch 2012 đạt 1.414 tỷ. Năm 2013 có 213 cơ sở lưu trú, và hơn 9.161 lao động trong ngành trong đó 2.250 lao động trực tiếp, cụ thể như sau:

a) Lĩnh vực kinh doanh:

- Lưu trú: Làm việc trong 213 cơ sở lưu trú ( trong đó 35 khách sạn, 178 nhà nghỉ) có tổng số 1244 người lao động (56%).

- Lữ hành: Trong 14 đơn vị kinh doanh lữ hành có 75 lao động (3%).

- Khu, điểm du lịch: Trong 5 khu, điểm du lịch có 318 lao động (14%).

- Các cơ sở khác: Trong các nhà hàng và đơn vị vận chuyển khách du lịch có 539 người lao động (24%).

b) Cán bộ, công chức quản lý về lĩnh vực du lịch: Tổng số cán bộ, công chức quản lý du lịch có 24 người (1%), gồm 01 lãnh đạo Sở ; 07 người làm việc ở Phòng Nghiệp vụ Du lịch, 03 người làm việc ở Phòng Phát triển tài nguyên du lịch- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 13 cán bộ chuyên trách ở Phòng VĂN HÓATT huyện, thành, thị.

c) Lĩnh vực sự nghiệp: Tổng số cán bộ, viên chức có 49 người (2%), gồm 24 cán bộ và lãnh đạo đơn vị nghiên cứu, trung tâm thông tin, xúc tiến; 15 giảng viên, giáo viên và người lao động chuyên ngành đào tạo về văn hóa du lịch, hướng dẫn viên du lịch, khách sạn, thực phẩm ở trường ĐH, CĐ.

Những chỉ số khiêm tốn trên cũng phản ảnh phần nào tình hình bức tranh du lịch của tỉnh. Với đặc điểm của nguồn khách du lịch đến Phú Thọ: chủ yếu là khách nội địa, tập trung phần lớn vào 1 thời điểm cụ thể nên có sự quá tải cục bộ, chủ yếu là khách tâm linh - hành hương về đất Tổ nên nhu cầu hưởng thụ các dịch vụ bổ sung cho chuyến đi không được cọi trọng, việc đến và đi của du khách trong thời

gian ngắn do vậy, các đơn vị kinh doanh du lịch không có nhiều cơ hội đáp ứng các yêu cầu của khách cũng như việc phát triển và mở rộng các dịch vụ bổ trợ cũng không được quan tâm. Chính vì thế, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chưa có hệ thống các khách sạn, các khu resort cao cấp. Do vậy, không thu hút được nguồn lao động chất lượng cao. Đôi khi cũng là do từ phía doanh nghiệp, họ không có nhu cầu sử dụng lao động chất lượng cao ở tất cả các vị trí. Chẳng hạn ở tỉnh Phú Thọ, khách du lịch quốc tế ít, nhu cầu sử dụng các dịch vụ cao cấp không nhiều, chủ yếu là khách nội địa, không có nhiều yêu cầu khắt khe đối với các dịch vụ bổ sung, không phải sử dụng nhiều nhân viên giỏi về chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ giúp doanh nghiệp giảm được khá nhiều chi phí - đó là điều hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm và tận dụng triệt để.

Số lao động chưa tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm 45% trong tổng số lao động. Tỷ lệ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch còn thấp. Phần lớn là lao động từ ngành khác chuyển sang hoặc lao động chưa qua đào tạo, bồi dưỡng. Tổng số lao động được đào tạo từ sơ cấp, trung cấp đến cao đẳng là 47,4%. Tỷ lệ được đào tạo đại học và sau đại học là 7,6%. Qua số liệu trên có thể thấy rằng hơn một nửa số lao động trong du lịch là không có chuyên môn, nghiệp vụ.

Với doanh nghiệp du lịch, bên cạnh một số doanh nghiệp có đội ngũ quản lý với trình độ chuyên môn cao thì ở nhiều doanh nghiệp đội ngũ quản lý còn thiếu kiến thức về quản trị kinh doanh du lịch. Trình độ, tay nghề của một bộ phận lớn lực lượng lao động trực tiếp còn hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao, phục vụ du lịch còn theo thói quen, theo kinh nghiệm và chủ yếu theo bản năng tự nhiên.

Có tới 34% lao động làm việc trong du lịch không có ngoại ngữ, đây là một hạn chế rất lớn của du lịch tỉnh Phú Thọ. Trình độ ngoại ngữ có thể nói là công cụ tối cần thiết để người làm du lịch tiếp cận với du khách quốc tế. Số lao động biết ít nhất một ngoại ngữ chiếm 66% tổng số lao động (chủ yếu biết tiếng Anh trong đó chỉ có 1% ở trình độ đại học, còn lại là ở trình độ A, B, C).

2.5.2. Nhân lực du lịch thời vụ

Thời vụ du lịch chính tại Phú Thọ chủ yếu diễn ra trong các tháng diễn ra các lễ hội chính trong đó quan trọng nhất là vào mùa lễ hội Đền Hùng, lượng khách tập trung

tới 94,3% tổng số khách trong năm.Về lao động vào các ngày lễ hội có sự gia tăng đột biến, tăng lên hàng nghìn người. Thành phần tăng thêm này bao gồm lực lượng công an ( khoảng 400 người), lực lượng quản lý thị trường, lực lượng giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, những người kinh doanh buôn bán có đăng kí và vô số người bán hàng rong (quà lưu niệm, hàng rong, cho thuê chiếu ngồi…) thành phần này bao gồm đủ mọi lứa tuổi. Còn các khách sạn, nhà hàng thì người lao động phải tăng ca, nhiều cơ sở phải tuyển thêm các nhân công phục vụ trong thời gian ngắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)