3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
7. Đóng góp của luận văn
2.1. Thi trường du lịch văn hóa
2.3.3. Du lịch lễ hội
Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của các dân tộc, là một hình thức sinh hoạt tập thể của người dân sau những ngày lao động căng thẳng, là dịp để mọi người hướng về những sự kiện trọng đại hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng. Vì vậy, lễ hội có tính hấp dẫn cao đối với du khách và là một trong những tài nguyên du lịch văn hóa có giá trị, là điểm nhấn quan trọng trong việc thu hút du khách về với Phú Thọ. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay có 260 lễ hội bao gồm 228 lễ hội truyền thống, 32 lễ hội lịch sử cách mạng, 92 lễ hội được bảo lưu hoàn chỉnh cả phần lễ, phần hội và trò diễn trong đó có 30 lễ hội xếp loại A và một lễ hội quy mô quốc gia.
Các lễ hội thường gắn với môi trường cảnh quan đẹp và yên tĩnh giúp cho mọi người có thể đến để ngắm cảnh, thư thái, tìm sự cân bằng trong cuộc sống, tránh được những căng thẳng do mội trường đô thị, do công việc tác động. Vì thế lễ hội đang được nhiều quốc gia quan tâm, coi đó là nguồn tài nguyên nhân văn phục vụ cho việc phát triển du lịch và là sản phẩm đặc biệt của loại hình du lịch văn hoá.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có rất nhiều lễ hội đặc sắc với thời gian và quy mô tổ chức khác nhau. Đặc biệt trong đó lễ hội đền Hùng là cấp Quốc Gia, thu hút được sự đầu tư của nhà nước và cũng là nơi thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân và du khách về dự. Theo tổng cục du lịch Việt Nam, thì khu di tích lích sử Đền Hùng là một trong những “Điểm đến của thiên niên kỉ mới” . Chính bởi các di tích vệ tinh của các làng phụ cận sẽ góp phần tạo nên một chu trình khép kín, đa dạng và phong phú khi du khách đến thăm viếng Đền Hùng, cùng đó , lễ hội của các làng cũng góp một tiếng nói và có sức thu hút không nhỏ.
Một mặt với vị trí là vùng núi đồi nhiều cây xanh, tạo môi trường tự nhiên đẹp, có thể phát triển du lịch sinh thái. Mặt khác hầu hết các lễ hội cổ ở Phú Thọ đều nằm trong tam giác công nghiệp Việt Trì – Bãi Bằng – Lâm Thao, lại thuận tiện về giao thông đường bộ và đường sắt nên thuận tiện thiết lập một tuyến du lịch lễ hội vào đầu xuân
Lễ hội ở đây không chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định và không phải suốt cả một ngày, có nghi thức diễn vào lúc nửa đêm ( trờ lấy tiếng hú, lễ mật, lễ lấy giờ … ) nên lễ hội không giống như các loại hình văn hoá khác.
Ca nhạc, múa rối, hát chèo … có thể biểu diễn bất cứ luc nào để phục vụ du khách, còn lễ hội chỉ diễn ra theo lịch định, vì vậy trong tương lai sẽ phát huy tuyên truyền giá trị lễ hội , quảng bá phát triển du lịch văn hoá, không thể tổ chức lễ hội một cách độc lập mà cần phải có sự liên hoàn với nhiều loại hình du lịch khác theo một hệ thống, một tour nhất định cùng với các địa điểm thăm quan khác trên địa bàn lân cận như trung tâm văn hoá Văn Lang . . .
Dưới đây là một số lễ hội đã và đang thu hút được rất nhiều khách du lịch của Tỉnh Phú Thọ
* Lễ hội Đền Hùng – Giỗ Tổ Hùng Vương: Được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch và được Nhà nước lấy đây là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức theo nghi lễ quốc gia. Lễ hội Đền Hùng là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng, nhắc nhở người dân Việt Nam cùng chung sức xây dựng đất nước ngày thêm phồn vinh. Lễ hội hàng năm thu hút hàng triệu khách du lịch từ khắp mọi miền đất nước. Từ năm 2006, Giỗ Tổ Hùng Vương được Nhà nước công nhận là Quốc giỗ và đặc biệt ngày mùng 6 tháng 12 năm 2013 tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại thì Lễ hội Đền Hùng càng thu hút đông du khách. Đây là điểm sáng của du lịch văn hóa Phú Thọ.
* Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ: Là lễ hội lớn, có ý nghĩa văn hóa tâm linh, gắn với truyền thuyết Mẹ Âu Cơ. Hằng năm, không chỉ có người dân trong vùng mà cả du khách thập phương từ nhiều nơi khác cùng hội tụ về đây vui đón Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ vào các ngày 7 tháng Giêng là ngày “Tiên giáng”, ngày 11-12 tháng Hai,
ngày 12 tháng Ba, ngày 13 tháng Tám và ngày “Tiên thăng” 25 tháng Chạp. Đặc biệt ngày 7 tháng Giêng là ngày lễ chính và trùng vào dịp đầu năm vừa đón Tết Nguyên Đán nên có giá trị thu hút khách cao.
* Hội Phết Hiền Quan: là lễ hội dân gian được tổ chức ngày 12-13 tháng Giêng tại xã Hiền Quan huyện Tam Nông. Lễ hội dượcd tổ chức để tưởng nhớ và tôn vinh công lao của nữ tướng Thiều Hoa công chúa – Đức Thánh Mẫu Đại Vương, người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước. Trong lễ hội diễn ra những trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa Hùng Vương như chọi gà, đánh đu ...
Hội Phết được tổ chức quy mô ngày càng lớn trong những năm trở lại đây với việc là một lễ hội trong kết nối các vùng du lịch di sản của du lịch tỉnh Phú Thọ.
* Hội Trò Trám Tứ Xã: Lễ hội “Trò Trám” hay lễ hội “Linh Tinh Tình Phộc” ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao diễn ra từ đêm 11 tháng Giêng với các trò: cày, cấy, câu cá, đánh lờ, dệt lụa, thợ mộc hay dạy học ... Diễn trò là những người dân Tứ Xã với những tiết mục dân gian vui nhộn khắc họa bốn nghề chính: Sĩ, nông, công thương. Lễ hội ngày càng thu hút khách thập phương.
* Hội chọi Trâu: Ở tỉnh Phú Thọ, hội chọi Trâu có tại nhiều điểm đặc biệt như xã Chu Hóa - huyện Lâm Thao, thị trấn Phong Châu - huyện Phù Ninh, xã Hoàng Cương - huyện Thanh Ba, được tổ chức đều các tháng trong năm. Sau khi phân thắng bại, người đăng cai dắt Trâu về sáng hôm sau mới mổ thịt để tế lễ.
* Bơi Chải: Hội đua Chải phần lớn được tổ chức vào mùa hè các tháng 5 và 6 âm lịch, đua Chải Đào Xá là đua trên đầm Đào, một cái đầm lớn trên ngã ba Hương Nộn, Dị Nậu, Đào Xá.
* Hội Bạch Hạc (hội tung còn): Hàng năm diễn ra từ ngày 3 - 5 tháng Giêng âm lịch tại phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì. Đền Bạch Hạc thờ Thổ Lệnh đại vương. Lễ hội có tục tế, rước thánh qua sông Lô sang làng kết nghĩa Tiên Cát (thờ Thạch Khanh, anh em sinh đôi với Thổ Lệnh đại vương). Trong lễ hội có trò thi tung Còn ở đền Cả, lễ tiến Còn, ngâm thơ Còn và cúng cơm Còn. Ngày cuối lễ hội có lễ hạ Còn và cướp Còn cầu may.
* Hội Chu Hóa: Lễ hội hàng năm diễn ra tại xã Chu Hóa, huyện Lâm Thao vào ngày 5 tháng Giêng âm lịch, nhằm tưởng nhớ 3 anh em Cả Đông, Nhị Đông và
Tam Đông là các tướng giỏi của vua Hùng thứ 18. Trong lễ hội còn diễn trò ”chạy kem” diễn lại sự tích thần làng và nhiều trò vui khác.
* Hội mở cửa rừng: Lễ hội diễn ra tại huyện Thanh Sơn từ ngày 6 - 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Mở đầu là lễ cúng cung tên để mở hội săn bắn, sau đó từng đôi nam nữ múa theo điệu ”Gà phủ” thực hiện tín ngưỡng phồn thực.
* Hội đánh cá: Được tổ chức ở vùng đồng bào Mường thuộc xã Thạch Kiệt, huyện Thanh Sơn. Đây là lễ hội mừng xuân tại khu vực ở sát bản. Trong lễ hội, người ta dùng các giọ bắt cá (dùng nhiều đồ dùng khuấy nước lên cho cá chui vào rọ) để tế lễ và chia cho các gia đình.
* Hội hát Xoan An Thái: Trong gia sản to lớn về dân ca và nghệ thuật sân khấu cổ truyền, hát Xoan là hình thức rất độc đáo. Hát xoan theo trình tự quy định gồm phần nghi lễ tôn giáo, phần diễn xướng các quả cách như xuân, hạ, thu, đông; ngư, tiều, canh, mục; thuyền chèo, tứ dân... Cơ bản là hát lối và ngâm đọc, có thêm hát hội mang tính chất chữ tình, với nội dung về tình yêu lứa đôi, giao duyên. Cuối cuộc hát là giã cá kết thúc quá trình diễn xướng. lễ hội diễn ra tại đình An Thái, xã Phượng Lâu thành phố Việt Trì vào mùng 1 tháng Giêng. Trong hội có tiến hành nghi lễ hát thờ. Từ khi hát Xoan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2011, lễ hội càng trở nên hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước đến thẩm nhận giá trị văn hóa địa phương và nghiên cứu
* Tết Nhảy của dân tộc Dao: Thời gian tổ chức Tết Nhảy ở hai nhóm Dao Tiền và Dao Quần chẹt có sự khác nhau. Họ Dao Tiền làm Tết Nhảy từ rằm tháng chạp đến 28 tết hàng năm. Đây là một nét văn hóa đặc sắc của lễ hội tỉnh Phú Thọ.
* Hội Cồng chiêng của người Mường: Người Mường có nhiều dịp sử dụng cồng chiêng như chúc Tết, đám cưới, đám ma, mừng nhà mới, trong các nghi lễ và cầu mùa... Hàng năm Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đều tổ chức liên hoan Cồng Chiêng toàn tỉnh. Đây là dịp các đội Cồng Chiêng của các làng hòa chung trong một bản sắc văn hóa Mường nói riêng và văn hóa Việt nói chung.