3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
7. Đóng góp của luận văn
2.4. Các điểm tuyến du lịch văn hóa tiêu biểu
2.4.1. Các điểm du lịch văn hóa tiêu biểu
Phú Thọ là đất phát tích của người Việt chính vì vậy trên vùng quê trung du này mỗi tấc đất đều mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử của thời kì dựng nước và giữ nước của ông cha. Đến với Phú Thọ thật thiếu sót nếu như không kể đến các điểm du lịch văn hóa tiêu biểu sau:
* Khu di tích lịch sử Đền Hùng:
Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, là nơi thờ cúng các Vua Hùng. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7 km về phía Bắc. Từ Hà Nội du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.
Đền Hùng là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng của quốc gia, toàn bộ khu di tích có 4 đền (Hạ, Trung, Thượng, Giếng), chùa Thiên Quang và lăng vua Hùng thứ 6 hài hòa trong phong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thủy hội tụ.
Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng có độ cao trên 175m so với mặt nước biển. Người xưa truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu Rồng hướng về phía Nam, mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo. Núi cao 170 m tương đương với núi Hùng, núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn theo truyền thuyết là 3 đỉnh “Tam sơn câm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời.
Đến nay núi Hùng vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ của rừng cây rậm rạp xanh tươi và có khoảng 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn có loại cây đại thụ như Chò, Thông, Lụ... và một số giống cây có sơ như Kim Giao, Thiên Tuế... Trong khu di tích Đền Hùng là quần thể di tích có kiến trúc cổ xưa như: Cổng Đền được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2, cổng xây theo kiểu vòm cuốn, hai tầng tám mái, lợp giả ngói ống; Đền Hạ tương truyền là nơi Mẹ Âu Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai chính là tổ tiên của dân tộc Việt; Đền Trung là nơi các vua Hùng cùng các lạc hầu, lạc tướng bàn việc nước; Đền Thượng là nơi hàng năm vua Hùng làm lễ tế trời đất, thờ thần Lúa, đây cũng là nơi vua Hùng lập đền thờ Thánh Gióng sau khi đánh tan giặc Ân và cũng chính là nơi an
nghỉ của vua Hùng thứ 6; nơi Thục Phán dựng cột đá thề ”Giữ gìn non sông”; đền Giếng nằm ở phía đông nam chân núi, có giếng Ngọc là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con vua Hùng thứ 18) thường soi bóng xuống giếng để chải tóc, chít khăn. Tại đền Giếng ngày 19/9/1954 Bác Hồ đã nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô: ”Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Ngoài ra còn có Nhà Bia, chùa Thiên Quang, Đền Thư, đền Tổ mẫu Âu Cơ, Bảo tàng Hùng Vương...
Đền Hùng nằm ở vị trí trung tâm của miền Bắc là cửa nối liền các tỉnh miền núi phía Tây Bắc với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ . Nơi đây địa hình núi non trùng điệp (núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo...) rừng quốc gia với nhiều loại cây gỗ quý hiếm tạo nên một không khí mát mẻ yên tĩnh và trang nghiêm phù hợp với loại hình du lịch có sức hấp dẫn du khách như tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, học tập....
Đền Hùng là nơi nằm ở trung tâm của các lễ hội văn hoá dân gian thời kì Hùng Vương : hội bơi chải (Bạch Hạc), cướp phết ( Hiền Quan),hội rước voi (Đào Xá), hội rước Chúa Gái ( Hy Cương)
Khu di tích lịch sử đền Hùng là chiếc nôi văn hoá cội nguồn dân tộc Việt Nam nơi đây lưu giữ hơn 1000 di tích lịch sử - văn hoá là minh chứng hết sức sống động về thời kì Hùng Vương đặc biệt là nơi thờ tự của các vua Hùng những người có công dựng nước. Hàng năm vào những ngày đầu xuân lượng khách du lịch đổ về đây rất lớn để tham quan và tưởng nhớ tới các vua Hùng.
Đền Hùng là nơi tái hiện nền văn hoá cổ xưa nhằm giáo dục truyền thống văn hoá lịch sử cho các thế hệ thông qua các di chỉ, các truyền thuyết thời Hùng Vương về các snh hoạt văn hoá và công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam như hệ thống các truyền thuyết thời Hùng Vương, các di chỉ rìu đồng, Trống Đồng, Thạp Đồng, các diễn xướng dân gian (hát xoan, hát ghẹo, hát đối...)
Lễ hội Đền Hùng là ngày Quốc Giỗ của cả nhân dân nhằm tôn vinh văn hoá dân tộc qua đó giáo dục truyền thống yêu nước lòng biết ơn sâu sắc các vua hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước bồi đắp đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" truyền thống đại đoàn kết dân tộc.
Với tâm thức văn hoá tâm linh của người Việt, truyền thống thờ cúng tổ tiên của dân tộc thì Đền hùng là nơi để hướng về cội nguồn văn hoá tâm linh,thể hiện lòng thành kính trước tổ tiên nên đó là nơi mà khách du lịch hành hương tới rất nhiều vào mỗi dịp đầu năm thì đây là cơ hội cho các hoạt động du lịch.
Tuy nhiên để có thể khai thác hết những lợi thế tiềm năng này phục vụ có hiệu quả cho ngành du lịch Tỉnh nhà thi đó không phải là vấn đề dễ dàng gì. Nó đòi hỏi một sự nỗ lực hết mình của các cấp ngành liên quan,sự quan tâm đặc biệt và đặc biệt phải có chiến lược phát triển đặc biệt để thu hút vốn của các nhà đầu tư một cách hiệu quả,hấp dẫn khách du lịch. Cần có sự kết hợp giữa các vùng miền để tạo ra sự đặc trưng cho điểm ,tour du lịch tạo ra điểm mới thu hút du khách về với vùng đất Tổ .Việc đề ra chiến lược phát triển là hết sức quan trọng vì nó có thể tạo nên sức phát triển mới cho điểm du lịch.
* Đền Mẫu Âu Cơ: Đền Mẫu Âu Cơ thuộc địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa. Đền được xây dựng từ thời Hậu Lê trên mảnh đất rộng giữa cánh đồng, nằm ẩn dưới gốc cây đa cổ thụ, mặt quay về hướng Nam, bên tả có giếng Loan, bên hữu có giếng Phượng, phía trước có núi Giác, sau lưng sông Hồng uốn khúc như rồng thiêng bao bọc, xung quanh Đền có cây cối xun xuê. Kiến trúc Đền có những chạm gỗ quý giá được coi như những tiêu bản của nền nghệ thuật đương đại. Tượng Mẫu Âu Cơ được đặt trong khám thờ lồng kính ba mặt, đây là pho tượng được tạo tác từ thời Lê có giá trị nghệ thuật cao.
Đền Mẫu Âu Cơ là di tích thờ Quốc Mẫu quan trọng trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Phú Thọ, hàng năm thu hút đông đảo nhân dân và khách thập phương về thăm tế lễ.
*Bảo tàng Hùng Vương (TP Việt Trì)
Bảo tàng Hùng Vương khánh thành vào ngày 4/4/2010, sau 2 năm xây dựng. Bảo tàng được xây dựng trên diện tích đất khoảng 15.000 m², trong đó có khu nhà bảo tàng 3 tầng, mô phỏng kiến trúc nhà sàn Bắc Bộ, với mái dốc 4 phía dán ngói đỏ, kiến trúc hoa văn Đông Sơn kết hợp kiến trúc hiện đại, diện tích sàn 9000 m²…
Ngoài ra còn có gian trưng bày trang phục các dân tộc, bản đồ phân bố 54 dân tộc của nước ta và phòng trưng bày tranh ý tưởng của các kiến trúc sư về xây
dựng Tháp Hùng vương do tỉnh Phú thọ cùng Viện Kiến trúc Việt Nam tổ chức.Bảo tàng Hùng Vương hiện trưng bày gần 10 nghìn hiện vật qua các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước cùng các tư liệu khảo cứu hiện vật của các triều đại lịch sử Việt Nam từ tiền sử, sơ sử đến ngày nay. Đặc biệt, Bảo tàng Hùng Vương còn lưu trữ được những hiện vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, nhất là những hiện vật bảo vật thời Lý, Trần. Ngoài ra, Bảo tàng còn lưu giữ các chiến tích lịch sử chiến tranh trong các trận chiến của quân và dân ta trong các thời kỳ chống giặc ngoại xâm, từ Bắc thuộc đến thời kỳ chống Mỹ và chống Pháp.
Các hiện vật được trưng bày của Bảo tàng Hùng Vương gồm 3 phần,
- Phần 1: Trưng bày cố định, có 49 cụm mỹ thuật theo 5 chủ đề: Thiên nhiên, con người Phú Thọ; Phú Thọ thời kỳ tiền sử và sơ sử; Phú Thọ trong thời kỳ Bắc thuộc và xây dựng quốc gia phong kiến tự chủ; Lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ và Phú Thọ trong công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay.
- Phần 2: trưng bày chuyên đề. Đây là phần trưng bày có tính chất động, theo chuyên đề gắn liền với những yêu cầu của nhiệm vụ chính trị.
- Phần 3: Trưng bày ngoài trời. Khu vực này trưng bày cố định các hiện vật có kích thước lớn như xe tăng của Pháp; tàu chiến của Pháp trong chiến thắng Tu Vũ - Đá Chông; máy bay… và những đề tài có tính chất minh hoạ như trưng bày dân tộc học, khảo cổ học và lịch sử cách mạng.
Cùng với Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Bảo tàng Hùng Vương sẽ là điểm đến hấp dẫn với du khách khi về quê hương đất Tổ.
* Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Hùng: Được xây dựng vào năm 2001, tại ngã 5 Đền Giếng, dưới chân núi Nghĩa Lĩnh. Bộ Quốc phòng đã xây dựng bức phù điêu có hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong. Đây là công trình có quy mô hoành tráng được ghép với 81 khối đá xanh có trọng lượng 253 tấn, cao 7 mét, rộng 12 mét đặt trang trọng trong quần thể di tích lịch sử Đền Hùng.
* Làng Xoan An Thái: An Thái là một làng thuộc xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì. Nơi đây là phường Xoan gốc tồn tại cùng với lịch sử cho đến ngày nay. Truyền thuyết ở vùng Xoan An Thái kể rằng: Hoàng hậu vợ vua Hùng mang thai,
đến kỳ sinh nở đau bụng mãi mà không đẻ được. Có một người hầu gái tâu với vua về nàng Quế Hoa xinh đẹp, múa giỏi hát hay, nếu đón nàng về thì có thể đỡ đau mà sinh nở được dễ dàng. Vua nghe lời, cho mời Quế Hoa đến, giọng hát hay như chim hót và đôi tay múa dẻo như bún của nàng đã làm cho hoàng hậu quên đau mà sinh hạ hoàng tử. Nhà vua mừng rỡ hết lời ngợi khen và truyền cho các cô gái của mình học lấy điệu múa hát ấy. Đó chính là điệu hát Xoan bây giờ. Các cụ già lý giải, bởi vì được hát vào mùa xuân nên còn được gọi là hát Xoan (từ “xuân” gọi chệch thành). Hát Xoan là hình thức hát cửa đình, chính vì vậy Đình An Thái được coi là nơi tụ họp của các kép, các đào hát. Đến làng Xoan An Thái, du khách được tiếp đón nồng hậu và được nghe chính những người dân nơi đây hát những điệu xoan mang hồn quê đất Tổ.
*Làng Xoan Kim Đức: Cách Khu di tích lịch sử Đền Hùng khoảng 3 km, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì là nơi còn lưu giữ ba trong bốn phường Xoan gốc, đó là các phường Xoan Phủ Đức, phường Xoan Kim Đới và phường Xoan Thét. Đây cũng là nơi diễn ra chương trình “Hát Xoan làng cổ” gắn với các điểm du lịch văn hóa như miếu Lãi Lèn và Đình Thét. Làng Xoan cổ Kim Đức hứa hẹn sẽ là điểm đến thú vị cho du khách gần xa khi về với đất Tổ Vua Hùng. Tới đây, du khách sẽ được nghe các nghệ nhân cùng các đào, kép của 3 phường Xoan biểu diễn những tiết mục Xoan cổ và cùng tìm hiểu về các di tích lịch sử văn hóa từ thời đại Hùng Vương. Nếu có cơ hội tham dự chương trình “Hát Xoan làng cổ”, du khách sẽ được các hướng dẫn viên giới thiệu về sự tích của các di tích lịch sử văn hóa vùng đất Tổ, được tham quan các làng nghề truyền thống tại một số địa phương và hơn hết là được các nghệ nhân và đào kép Xoan hướng dẫn múa, hát biểu diễn cùng phường Xoan để du khách có thể cảm nhận thêm những giá trị đặc sắc của hát Xoan.
* Đình Hùng Lô: Đình Hùng Lô được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1990. Tương truyền, đây là vùng đất thiêng, nơi Vua Hùng từng nghỉ chân trong một lần đi du ngoạn. Về sau, dân lập miếu thờ, đến đời Lê Hy Tông (1697), đình được xây dựng, hướng về núi Nghĩa Lĩnh…Đình Hùng Lô, thuộc làng cổ Hùng Lô, nằm dọc ven sông Lô, cách Đền Hùng chừng 10km về phía Đông.
hơn 300 năm. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đình vẫn bảo tồn được nguyên vẹn giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử: Ngôi miếu cổ, tòa Đại đình, Long đình, nhà Tiền tế, lầu chuông, lầu trống, nhà thờ Phật, bệ thờ thần nông, nhà Văn chỉ và nhà Yến lão. Khám phá đình Hùng Lô, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều giá trị nghệ thuật điêu khắc đỉnh cao, là những chi tiết điêu khắc gỗ, được sáng tạo bằng kỹ nghệ chạm bong, một nét đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc thời Hậu Lê. Đây là những giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo, quý hiếm, chủ yếu tập trung ở tòa Đại đình.
Nơi đây cũng còn lưu giữ được hệ thống các đồ thờ tự phục vụ cho nghi lễ thờ cúng đầy đủ nhất; đặc biệt là hệ thống câu đối cổ rất phong phú với 43 câu đối ca ngợi cảnh trí quê hương và công đức vua Hùng. Phần lớn những đồ thờ cổ đều có niên đại trên 300 năm, tiêu biểu là 5 cỗ kiệu sơn son thiếp vàng, những khí tự lễ hội.
* Khu di tích lịch sử Chân Mộng: xã Trạm Thản (huyện Phù Ninh), nơi đã diễn ra trận đánh lịch sử Chân Mộng - Trạm Thản ngày 17/11/1952, trận đánh quyết định bẻ gãy cuộc hành quân Lo-ren của thực dân Pháp, góp phần quan trọng chiến thắng trong Chiến dịch Tây Bắc.