3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
7. Đóng góp của luận văn
3.2. Những giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa
3.2.4. Xây dựng các tuyến điểm du lịch văn hóa tiêu biểu
3.2.4.1. Tuyến du lịch văn hóa nội tỉnh
Xây dựng tuyến điểm du lịch văn hóa dựa theo các cụm không gian
* Tuyến du lịch thuộc cụm thành phố Việt Trì – Lâm Thao – Phù Ninh
Hệ thống điểm du lịch: Đền Hùng, núi Trang, Bạch Hạc – Bến Gót, công viên Văn Lang. Giới hạn không gian lãnh thổ và đặc điểm tài nguyên: Bao gồm không gian lãnh thổ du lịch thành phố Việt Trì và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao. Đây là địa bàn du lịch trọng điểm và tiếp tục giữ vai trò trung tâm điều hành mọi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Định hướng phát triển:
- Du lịch văn hóa, lễ hội, hướng về cội nguồn - Du lịch tham quan, nghiên cứu
- Du lịch cuối tuần (vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn...) - Du lịch hội nghị, hội thảo...
* Tuyến du lịch thuộc cụm thị xã Phú Thọ - Thanh Ba – Hạ Hòa – Đoan Hùng
Hệ thống điểm du lịch: Đầm Ao Châu, Ao Giời – Suối Tiên...
Giới hạn không gian lãnh thổ và đặc điểm tài nguyên: Khu vực phía Bắc thuộc địa phận thị xã Phú Thọ, các huyện Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng chạy theo quốc lộ 35C, quốc lộ 2 và sông Thao. Các điểm tài nguyên du lịch nổi bật trên địa bàn là Đầm Ao Châu, Ao Giời – Suối Tiên, Đền Mẫu Âu Cơ.
Các loại hình du lịch có thể khai thác: - Du lịch sinh thái.
- Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí.
- Du lịch tham quan nghiên cứu và hoạt động thể dục thể thao.
Trung tâm hoạt động du lịch: Đầm Ao Châu là hồ nước tự nhiên khá đặc biệt, gần trung tâm huyện lị kết hợp với thị trấn Hạ Hòa trở thành điểm dừng chân thuận lợi của khu vực và giữ vai trò trung tâm du lịch của địa bàn.
* Tuyến du lịch thuộc cụm Nông Trang – Thanh Thủy – Thanh Sơn – Tân Sơn – Yên Lập – Cẩm Khê
Giới hạn không gian lãnh thổ và đặc điểm tài nguyên: gồm các huyện phía Tây tỉnh Phú Thọ. Do đặc điểm tài nguyên du lịch tự nhiên, định hướng không gian du
lịch xác định đây là địa bàn du lịch sinh thái lớn nhất của tỉnh. Các loại hình du lịch có thể khai thác:
- Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh
- Du lịch tham quan nghiên cứu hệ sinh thái, hang động, làng nghề. - Du lịch thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí.
Các điểm tài nguyên du lịch trên địa bàn: Mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy, hồ Phượng Mao... trong đó nổi bật là nước khoáng nóng Thanh Thủy thích hơp khai thác loại hình du lịch chữa bệnh. Vườn quốc gia Xuân Sơn với hệ thống hang động hấp dẫn, thảm thực vật hết sức phong phú, đa dạng. Trung tâm du lịch là vườn quốc gia Xuân Sơn, thị trấn Thanh Thủy.
3.2.4.2. Tuyến du lịch văn hóa liên tỉnh Phú Thọ - Sơn La - Điện Biên
+ Việt Trì - Sơn La - Điện Biên: tên gọi chương trình "Du lịch lịch sử". Lộ trình cụ thể: Hà Nội - Đền Hùng - Nhà tù Sơn La - Điện Biên Phủ.
Với những thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội đang trên đà phát triển, tiềm năng du lịch và đặc biệt là nền văn hóa tộc người đa dạng, đặc sắc, Sơn La hứa hẹn là một điểm đến hấp dẫn trong lịch trình Tây Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lần tới thăm Sơn La dường như đã tiên lượng được sự khởi sắc của vùng đất này, Người đã bày tỏ suy nghĩ đó qua lời căn dặn hãy biến Sơn La thành "hòn ngọc của Tây Bắc".
Không chỉ có thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp đặc trưng của vùng cao mà Sơn La còn sở hữu những tài nguyên thiên phú khác như các cao nguyên màu mỡ, phì nhiêu, các bản làng người Thái đen tiêu biểu, các di tích văn hóa, di tích lịch sử - cách mạng nổi tiếng.
Bên cạnh đó là hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối thuận tiện. Giao thông thông suốt với 2 tuyến đường bộ: quốc lộ 32 đi Thu Cúc - Phú Thọ sang Phù Yên và Hà Nội theo quốc lộ 32 đi Phú Thọ - Hòa Bình rồi theo quốc lộ 6 đi Sơn La. Sân bay Nà Sản nằm giữa cao nguyên rộng lớn chỉ cách trung tâm thị xã chưa đầy 20km. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đang dần được nâng cấp nhờ tốc độ đô thị hóa cao và sự phát triển về kinh tế - xã hội vùng. Các chính sách về du lịch của tỉnh
tập trung nhiều vào phát triển du lịch văn hóa, chú trọng quy hoạch, khoanh vùng tuyến điểm du lịch, gắn biển cho các bản văn hóa.
Phú Thọ - Điện Biên - Lai Châu
+ Việt Trì - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu : Chương trình khám phá, tìm hiểu văn hóa dân tộc Thái.
Bên cạnh việc đẩy mạnh loại hình du lịch lịch sử còn đơn điệu ở Điện Biên, cần phối hợp với các loại hình du lịch văn hóa trong tỉnh đồng thời mở rộng tour, tuyến sang Lai Châu với tiềm năng khá mạnh về du lịch bản làng cùng với thiên nhiên hoang sơ, các giá trị văn hóa tộc người còn thuần chất.
Phú Thọ - Lào Cai (Sapa) - Lai Châu
+ Việt Trì - Đền Hùng - Sa Pa - Sìn Hồ (Phong Thổ, Pú Đao)
Không chỉ đến với miền đất Sa Pa để hưởng thụ khí hậu độc đáo mà các đối tượng khách nghiên cứu, khách ưa khám phá, mạo hiểm còn có thể mở rộng lịch trình sang Lai Châu, đến với vùng Sìn Hồ hay Phong Thổ với đặc trưng miền núi cao hoang sơ thực sự và các thôn bản người dân tộc xa xôi đến hàng ngày đường đi ô tô và nhiều ngày đường bộ. Những điểm đến đặc biệt như một xã thuộc huyện Sìn Hồ (tháng 2/2007) đã được một hãng lữ hành của nước Anh bầu là một trong năm điểm đến hấp dẫn nhất ở Đông Nam Á. Đó là xã Pú Đao với gần một nghìn dân.
Ngoài ra, còn có thể mở rộng liên doanh liên kết với Hà Nội, Hà Tây tạo thành tuyến du lịch Hà Nội - Phú Thọ - Hòa Bình - Sơn La - Lai Châu; với Phú Thọ tạo thành tuyến Hà Nội - Phú Thọ - Sơn La hoặc Hà Nội - Phú Thọ - Sơn La - Lai Châu.
Phú Thọ - Yên Bái
Do điều kiện về hạ tầng giao thông (đặc biệt là đường sắt) lượng khách quốc tế có xu hướng đi du lịch tại Sa Pa (Lào Cai) nhiều hơn là dừng chân tại Yên Bái và Phú Thọ. Vì vậy, hai tỉnh cần phải có chiến lược cụ thể và hiệu quả để trước tiên là thu hút sự chú ý của khách đến với tuyến điểm du lịch qua hai tỉnh, sau là đưa tuyến Hà Nội - Phú Thọ - Yên Bái trở thành một tuyến du lịch quan trọng trên lộ trình du lịch và bản đồ du lịch vùng Tây Bắc mở rộng nói riêng và vùng du lịch Bắc Bộ nói chung.
Phú Thọ - Hà Giang
Lộ trình tour cụ thể: Hà Nội - Việt Trì (Làng Xoan) - Đền Hùng - Đồng Văn. Tên gọi chương trình: "Hành trình di sản". Đây sẽ là tuyến "Kết nối con đường di sản thế giới ở Tây Bắc" với di sản văn hóa hát Xoan, tín ngưỡng thờ cũng Hùng Vương của tỉnh Phú Thọ và công viên địa chất Đồng Văn của tỉnh Hà Giang.
Phú Thọ - vòng cung Tây Bắc
+ Phú Thọ - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu - Lào Cai - Yên Bái: "Hành trình văn hóa Tây Bắc"
Lộ trình cụ thể: Việt Trì - Đền Hùng - Mộc Châu - Sơn La - Điện Biên Phủ - Mường Lay - Tam Đường - Sapa - Mù Căng Chải
Đây sẽ là tuyến du lịch đặc trưng của vùng Tây Bắc mở rộng, trong đó Phú Thọ giữ vị trí là gạch nối, trung chuyển giữa trung tâm cấp khách, trung tâm tạo vùng - Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc mở rộng. Với vị thế trung gian, cửa ngõ của mình, vai trò kết nối của Phú Thọ sẽ rất lớn trong việc đón và nối tour, tạo những ấn tượng đẹp ngay từ những bước khởi đầu của hành trình Tây Bắc.
Phú Thọ -Hòa Bình
+ Phú Thọ - Hòa Bình : Du lịch văn hóa (khám phá, tìm hiểu văn hóa dân tộc Mường). Lộ trình cụ thể: Việt Trì - Thanh Sơn (Phú Thọ) - Mai Châu (Hòa Bình)