3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
7. Đóng góp của luận văn
3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp
3.1.1. Chủ trương chính sách nhà nước
- Các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X đều xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn cần ưu tiên đầu tư phát triển.
- Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.
- Các dự án đầu tư về du lịch và các ngành liên quan đến du lịch trên địa bàn các tỉnh miền núi Tây Bắc mở rộng đã được cấp giấy phép và các dự án trong kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư.
3.1.2. Định hướng, chiến lược phát triển của tỉnh1
Để góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng, từng bước phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ trở thành trọng điểm phát triển du lịch của khu vực Trung du miền núi phía Bắc, ngành du lịch cần phải có định hướng và chiến lược phát triển cụ thể.
Định hướng chung
Phát triển du lịch Phú Thọ bảo đảm với tốc độ nhanh, hiệu quả và bền vững một cách toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh, gắn với việc bảo tồn thiên nhiên, gìn giữ va phát huy các giá trị văn hóa – lịch sử; gắn với lợi ích cộng đồng cư dân, xóa đói nghèo, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; mở rộng hợp tác phát triển du lịch trong và ngoài nước.
Định hướng, chiến lược cụ thể
- Phát triển du lịch Phú Thọ theo hướng bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ vững an ninh, quốc phòng, bảo đảm trật
tự an toàn xã hội; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ mội trường, tạo môi trường an toàn, lành mạnh, thu hút khách du lịch và đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Phú thọ có hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa gắn với thời đại Vua Hùng, cội nguồn dân tộc Việt. Bên cạnh đó Phú Thọ là tỉnh trung du có nhiều dân tộc an hem cùng sinh sống với nét văn hóa bản địa độc đáo. Phú Thọ cũng là địa phương có hệ sinh thái đa dạng, đặc trưng … Phát triển du lịch gắn với trách nhiệm xã hội bảo tồn và pháy huy giá trị di tích, tôn trọng văn hóa bản địa, tăng cường giao lưu và làm giàu văn hóa giữa các cộng đồng, giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường. Mặt khác Phú Thọ là cửa ngõ của vùng thủ đô Hà Nội, vì cậy phát triển du lịch phải đi đôi với giữ vững an ninh quốc phòng, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
- Phát triển du lịch Phú Thọ với tốc độ nhanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế để từng bước hòa nhập với phát triển du lịch khu vực và cả nước. Phú Thọ có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch; thành phố Việt Trì trong giai đoạn phát triển mới là đô thị loại I, trung tâm vùng và là thành phố lễ hội … Tuy nhiên phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng, tỉ trọng GDP du lịch trong cơ cầu kinh tế còn thấp, trình độ phát triển du lịch đang ở mức thấp so với nhiều tỉnh trên cả nước vì vậy phát triển du lịch Phú Thọ cần đảm bảo tốc độ nhanh để theo kịp mặt bằng chung cả nước và từng bước trở thành trọng điểm du lịch.
- Phát triển du lịch Phú Thọ trong mối liên hệ vùng, cả nước và quốc tế để khai thác cả nguồn khách du lịch nội địa và tăng cường thu hút khách quốc tế. Phát huy thế mạnh về vị trí cửa ngõ của tỉnh và điểm chuyển tiếp của hành lang kinh tế quan trọng Côn Minh – Hà Nội để tăng cường hợp tác phát triển du lịch với Vân Nam (Trung Quốc); Phát triển du lịch Phú Thọ gắn với việc tăng cường liên kết các trung tâm du lịch lớn của cả nước và các địa phương khác trong vùng. Theo đó, du lịch Phú Thọ cần chú trọng phát triển khách quốc tế và nội địa.
- Phát triển đồng thời du lịch văn hóa và sinh thái. Với việc lấy du lịch văn hóa làm mũi nhọn, nền tảng phát triển du lịch sinh thái để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch của mình. Với hệ thống tài nguyên du lịch phong phú cả về văn hóa và tự nhiên, du lịch Phú Thọ cần song song phát triển du lịch sinh thái và văn hóa, lấy du lịch văn hóa (trong đó hạt nhân là lễ hội đền Hùng và hát Xoan) làm cơ sở phát huy các giá trị sinh thái tự nhiên.
- Phát triển du lịch Phú Thọ đảm bảo hài hòa vừa có chất lượng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại vừa mang tính dân tộc. Cùng với xu thế phát triển du lịch cả nước, phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn mới cần theo hướng chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn chất lượng nhưng bảo đảm tính dân tộc đại chúng, phù hợp với nền văn hóa cộng đồng các dân tộc Phú Thọ.
- Phát triển du lịch Phú Thọ cần có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, bảo đảm tính khả thi và cân đối cung cầu về du lịch.
3.1.3. Điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa của tỉnh
Tỉnh Phú Thọ có tài nguyên du lịch văn hóa phong phú với các di tích văn hóa, lịch sử, di chỉ khảo cổ quý giá có liên quan tới thời đại Hùng Vương dựng nước, có nhiều lễ hội truyền thống. Ngày 10/3 Âm lịch được quy định là ngày Quốc giỗ. Đây chính là lợi thế lớn nhất của tỉnh trong khai thác và phát triển du lịch nhân văn chính là du lịch lễ hội, tín ngưỡng (Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương) mà không nơi nào có được. Bên cạnh đó, khu vực này còn có thể phát triển các loại hình du lịch khác như: du lịch tham quan, dã ngoại, picnic, du lịch học tập ( hiện nay có rất nhiều lao động ở các tỉnh Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ tới làm việc và định cư tại các khu công nghiệp trong thành phố Việt Trì, Thụy Vân..).
Một lợi thế nữa là trong tỉnh Phú Thọ tài nguyên du lịch văn hóa phân bố rất tập trung. Tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch văn hóa kết hợp hài hòa với nhau cho phép khai thác tốt tiềm năng du lịch nơi đây và hình thành các tuyến du lịch về nguồn đầy hấp dẫn và lý thú.
Lợi thế thứ ba là tỉnh Phú Thọ có khu di tích lịch sử Đền Hùng và nhiều di tích văn hóa, lịch sử khác đang được Đảng, Nhà nước và các nhà đầu tư hết sức quan tâm. Cho nên khả năng kiện toàn cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch là điều hoàn toàn có thể làm được. Tỉnh Phú Thọ có nhiều dự án phục vụ du lịch lễ hội như trung tâm lễ hội Đền Hùng, công viên Văn Lang, khu du lịch Bến Gót, quảng trường và trung tâm thương mại-dịch vụ Hùng Vương. Ngoài ra Phú Thọ còn có lợi thế lớn trong việc thu hút các thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế.
3.1.4. Những hạn chế của du lịch văn hóa Phú Thọ
Có 4 hạn chế khá lớn cản trở sự phát triển của du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ: + Một là các tài nguyên du lịch nhìn chung còn ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác một cách có hiệu quả cho hoạt động du lịch do hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế.
+ Hai là các sản phẩm du lịch còn nghèo, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. + Hạn chế thứ ba là một số các cơ sở sản xuất công nghiệp trong thành phố đang gây ô nhiễm nặng nề không khí, nguồn nước là cản trở lớn trong việc xây dựng và phát triển các hoạt động du lịch.
+ Cơ sở hạ tầng phục vụ du khách còn đơn sơ, chưa có nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật đặc sắc độc đáo nên chưa hấp dẫn du khách.