3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
7. Đóng góp của luận văn
3.2. Những giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa
3.2.9. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng đem lại rất nhiều tác động tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, tuy nhiên nếu không có các biện pháp quản lý tốt thì Du lịch cộng đồng cũng dễ gây ra nhiều nguy cơ như tăng chi phí sinh hoạt và giá đất, phá vỡ môi trường tự nhiên, ô nhiễm và rác thải, gia tăng tiếng ồn, tắc nghẽn giao thông….Ngoài ra cũng cần phải tính đến các nguy cơ về xã hội như sự gia tăng tội phạm, việc đánh mất bản sắc cộng đồng, xuống cấp giá trị văn hóa. Chính vì vậy, bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch có ý nghĩa rất quán trọng đối với ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế - xã hội – môi trường trong tỉnh nói chung.
Cần có những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường thông qua chương trình giáo dục. Phối hợp với các ngành giáo dục đưa giáo dục môi trường vào chương trình chính khóa và ngoại khóa của giáo dục phổ thông đồng thời với việc thường xuyên tổ chức các buổi họp cộng đồng. Nội dung giáo dục phải phù hợp với phong tục tập quán và lối sống văn hóa
của người dân địa phương, sử dụng phương pháp đơn giản hóa ngôn ngữ và chuyển thể thành dạng ngôn ngữ mà người bình thường cũng có thể hiểu được. Cụ thể là:
- Nâng cao nhận thức của các đối tượng về các giá trị của tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên, kho dự trữ thiên nhiên quý hiếm, bảo tồn những cảnh quan độc đáo, các loài đặc hữu của địa phương.
- Giáo dục một số kỹ năng bảo vệ môi trường như: phòng chống cháy rừng, bảo vệ các loài thú quý hiếm, những công việc cần làm khi có tình huống xấu xảy ra,... - Giáo dục về đạo đức môi trường và cách ứng xử thân thiện với môi trường cho cả người dân và khách du lịch.
- Giáo dục ý thức giữ gìn , bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc. - Thành lập các đội tu dưỡng các tuyến trekking, hệ thống nước, thu gom rác thải (có thể phân theo khu do các tổ chức như đoàn thanh niên, hội phụ nữ quản lý hoặc có thể vận động các hộ gia đình trực tiếp tham gia vào việc vệ sinh thường xuyên tại khu vực dân cư).
- Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm bảo vệ tài nguyên du lịch như xây dựng mô hình sử dụng biogas để hạn chế phá rừng hay sử dụng chất đốt làm tổn hại đến tài nguyên du lịch như ở điểm du lịch xã Xuân Sơn.
- Bố trí các thùng đựng rác dọc con đường trên chuyến hành trình của khác. Đây là giải pháp quan trọng và cần thiết trước mắt để bảo vệ môi trường không khí xung quanh các điểm du lịch trong tỉnh. Muốn hấp dẫn khách du lịch đến điểm du lịch cộng đồng tại các địa phương, môi trường cảnh quan trong lành, sạch đẹp là yếu tố đầu tiên có khả năng giữ chân lưu khách.
- Bảo vệ và giữ gìn, đồng thời phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của địa phương: Giá trị văn hoá địa phương là một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng góp phần tạo nên bản sắc văn hoá riêng của một điểm du lịch ở Phú Thọ.
+ Xây dựng và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các món ăn truyền thống và mang đậm bản sắc địa phương. Qua đó cũng là dịp để giới thiệu đếm khách du lịch, đồng thời đây cũng là các sự kiện thu hút sự chú ý của du khách và người dân địa phương.
+ Nghiên cứu, khôi phục lại nét văn hóa truyền thống của nhân dân: lễ hội, các điệu múa, bài hát, thơ văn trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là điệu hát Xoan. Xây dựng các đội văn nghệ dân gian thu hút sự tham gia của tất cả các hộ gia đình trong các xã, thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu học hỏi kinh nghiệm. Đây là đội văn nghệ nòng cốt cho phong trào văn hóa, văn nghệ của xã và sẽ là đội văn nghệ tham gia biểu diễn phục vụ khách.
+ Tìm hiểu về các nghề truyền thống của địa phương, đồng thời có biện pháp khôi phục lại các nghề này vừa bảo tồn, tôn tạo những ngành nghề truyền thống của địa phương vừa tạo cơ hội phát triển kinh tế cho nhân dân
Đồng thời cần tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp dân cư về trách nhiệm bảo tồn các di sản cũng như để người dân thấy được tầm quan trọng của công tác bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc mình, cũng như họ sẽ biết cách để giữ gin truyền thống ấy. Tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng của cộng đồng có ý nghĩa to lớn góp phần hấp dẫn khách du lịch, tạo ra thu nhập cho dân cư địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển.
Tiểu kết chƣơng 3
Xuất phát từ cở sở lý luận và thực trạng phát triển du lịch văn hóa Phú Thọ, tác giả luận văn xin đưa ra một số đề xuất giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa Phú Thọ. Các giải pháp đưa ra với 3 mục đích chính: mục đích thứ nhất là góp phần khắc phục những yếu điểm khi phát triển du lịch văn hóa tại địa phương; mục đích thứ 2 là đưa ra hướng phát triển mới cho du lịch văn hóa tỉnh nhà và mục đích thứ 3 là góp phần bảo tồn các tài nguyên du lịch văn hóa. Chính vì vậy tác giả đưa ra hệ thống 8 giải pháp bao gồm: Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất; về phát triển nhân lực; về phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù; giải pháp về thị trường và khách du lịch; về tổ chức, quản lý; về xúc tiến, quảng bá, giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng. Những giải pháp trên được đưa ra trong giai đoạn du lịch Phú Thọ có bước chuyển mình lớn, đang chuẩn bị bước vào giai đoạn quy hoạch mới 2015 – 2020 tầm nhìn 2030 chính vì vậy, những biện pháp này là cần thiết để có thể phát triển du lịch văn hóa bền vững trong mọi giai đoạn phát triển
KẾT LUẬN
Tỉnh Phú Thọ là tỉnh hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển nhanh ngành du lịch đặc biệt là tài nguyên du lịch văn hóa không chỉ khai thác các lợi thế so sánh địa phương mà còn góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa, giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỉ trọng của các ngành dịch vụ.
Đề tài luận văn “ Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ” về cơ bản đã kế thừa các tài liệu nghiên cứu và quy hoạch trước đây nhưng đồng thời cũng đưa ra nhiều định hướng trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của bản thân tác giả trên thực tế tìm hiểu tình hình tại chính địa phương mình.
Mặt khác Phú Thọ đang trên đà phát triển mạnh mẽ từng ngày trong công cuộc đổi mới toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy việc đưa ra được hiện trạng cụ thể và các giải pháp là hết sức cần thiết. Qua nghiên cứu tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ, đề tài rút ra được một số kết luận sau:
Thứ nhất: tỉnh Phú Thọ có tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn, đa dạng kể cả tự nhiên và văn hóa
- Về văn hóa là hệ thống di tích lịch sử văn hóa vật thể và phi vật thể gắn liền với các thời đại vua Hùng mà nổi bật nhất là lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương và hát Xoan. Bên cạnh đó Phú Thọ còn là nơi sinh sống của các dân tộc ít người với nhiều bản sắc văn hóa khác nhau thể hiện qua các lễ hội, làng nghề, văn hóa dân gian, kiến trúc, nghệ thuật ...
- Về tự nhiên gắn với địa hình trung du “rừng cọ đồi chè” với nhiều cảnh quan hấp dẫn, da dạng sinh thái cao ... nổi bật là vườn quốc gia Xuân Sơn, đầm Ao Châu, Ao Giời – Suối Tiên và các dòng sông Thao, sông Lô ...
Tiềm năng tài nguyên du lịch Phú Thọ cho phép phát triển các sản phẩm du lịch có tính đặc trưng, hấp dẫn khách du lịch trong đó đặc biệt là du lịch văn hóa. Một lần nữa nhấn mạnh hướng phát triển trọng tâm trong tương lai của du lịch Phú thọ chính là phát triển du lịch văn hóa
Thứ hai: Trên cơ sở nguồn lực đã được xác định, định hướng phát triển cho tỉnh Phú Thọ là phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch, phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí, tôn tạo các công trình văn hóa lịch sử và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch.
Thứ ba: Định hướng sản phẩm du lịch tỉnh Phú Thọ là phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù. Trong đó du lịch lễ hội, tâm linh vẫn là hướng phát triển lâu dài và bền vững. Mở rộng thị trường khách nội địa và quốc tế, tuy nhiên vẫn phải chú trọng đến các thị trường khách mục tiêu.
Thứ tư: Để tỉnh Phú Thọ khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch văn hóa của mình một cách hiệu quả nhất rất cần nhiều sự quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện về mọi mặt để thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ phát triển kinh tế, chú trọng phát triển ngành du lịch, bởi đây chính là con đường ngắn nhất và bền vững nhất đưa tỉnh Phú Thọ trở thành một tỉnh giàu mạnh trong tương lai.
Thứ năm: Định hướng phát triển du lịch văn hóa Phú Thọ trên bình diện tổng thể, trong mối quan hệ với các địa phương trong khu vực. Phát triển du lịch theo hướng bền vững một cách toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường trong bối cảnh hội nhập và mở cửa.
Thứ sáu: Cần đảm bảo gắn kết giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa với lợi ích kinh tế, giữa truyền thống và hiện đại, giữa phát triển nhanh và bền vững với đảm bảo môi trường và an sinh xã hội. Đây chính là điều kiện then chốt nhằm khẳng định và quảng bá hình ảnh du lịch và con người Đất Tổ với khu vực và bản đồ du lịch Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Thúy Anh (chủ biên) (2011), Du lịch văn hóa những vấn đế lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.37
2. Lê Huy Bá (2005), Du lịch sinh thái, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
3. Nguyễn Văn Bình (2005), Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – một công cụ bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, Bảo vệ môi trường du lịch, Tổng cục Du lịch, tr.98
4. Trương Quốc Bình (2005), Vai trò các di sản văn hóa với sự phát triển du lịch Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3, tr. 22-23
5. Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ (2012), Báo cáo thực trạng, định hướng phát triển các làng nghề giai đoạn 2012 – 2015 đến năm 2020
6. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2013), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ (Từ năm 2005 – 2013), Nxb Thống kê.
7. Trần Ngọc Dũng (2004), Phát triển du lịch làng nghề, Báo Nhân dân, ngày 10/3/2004, tr.6
8. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
9. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2002), Khu di tích lịch sử Đền Hùng trong tiến trình lịch sử dân tộc, Luận án tiến sỹ khoa học lích sử, Viện Sử học – Hà Nội.
10. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội, một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng, Nxb Khoa học Xã hội
11. Nguyễn Phạm Hùng (1999), Du lịch tôn giáo và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, sô 2
12. Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11
13. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Một số vấn đề về văn hóa tôn giáo và việc bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo ở Việt Nam.
di sản văn hóa tôn giáo trong giai đoạn hiện nay”, do Trung tâm Bảo tồn Văn hóa tôn giáo, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, tổ chức ngày 23/3/2012.
14. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Bảo tồn văn hóa tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 3
15. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Bảo tồn văn hóa như một hoạt động phát triển du lịch. Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế”, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 06/4/2012.
16. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Cần bảo tồn di sản văn hóa đúng cách. Tạp chí du lịch Việt Nam, số 10/2012
17. Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng. Những vấn đề lý luận, Đề tài khoa học Trọng điểm nhóm A, Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thanh (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiển phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục
19. Phạm Trung Lương (2005), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước.
20. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt nam khu vực phía Bắc, Nxb Đại học quốc gia.
21. Lê Hồng Lý (2009), Du lịch văn hóa – một xu hướng đáng chú ý,Tạp chí văn hóa dân gian, số 4, tr.3
22. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa, Giáo trình Marketing du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
23.Nguyễn Văn Mạnh (2009), Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, tr. 192 – 194
24. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di sản Văn hóa
25. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Du lịch,
26. Dương Văn Sáu (2009), Du lịch lễ hội và lễ hội du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 4, tr.26-27
27. Dương Văn Sáu, Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 3/2010, tr.33.
28.Sở văn hóa thể thao & du lịch tỉnh Phú Thọ (2012), Báo cáo tổng kết công tác du lịch năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ năm 2013, Phú Thọ
29. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2000), Tổng tập văn nghệ dân gian Đất Tổ.
30.Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
31. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội
32. Thủ tướng Chính phủ, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 201/QĐ-TTg
33. Phạm Thị Bích Thủy (2011), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ du lịch, Hà Nội
34. Trần Thị Thu Thuỷ (2010), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hoá Bình Định, luận văn Thạc sĩ ngành Du lịch học, Hà Nội..
35. Tổng cục Du lịch (1998), Non nước Việt Nam, Sách hướng dẫn du lịch
36. Tổng cục du lịch Việt Nam (2006), Phát triển du lịch sinh thái – văn hoá các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
37. Nguyễn Minh Tuệ và đồng sự (1999), Địa lý du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí