Hoạt động du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 89 - 93)

3 .Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

7. Đóng góp của luận văn

2.9. Hoạt động du lịch cộng đồng

2.9.1. Tình hình hoạt động chung

Xây dựng và phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại Phú Thọ nhằm đem lại lợi ích cho các cộng đồng ở địa phương đặc biệt là những cộng đồng nghèo trong tỉnh với những mục tiêu cụ thể như sau: nâng cao năng lực cho người dân địa phương trong việc xác định và tận dụng những nguồn lực địa phương để cải thiện mức sống và hình thành các cơ chế quản lý du lịch cộng đồng; nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cơ bản trong các làng nghề thủ công; tăng thu nhập và cơ hội việc làm cho người dân nghèo địa phương thông qua phát triển du lịch cộng đồng và ngành nghề nông thôn đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tiếp thị hiệu quả; và chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình du lịch cộng đồng nhằm mục đích nâng cao đời sống người dân ở các vùng khác ở Phú Thọ và trên cả nước.

Các địa phương có thể phát triển mô hình du lịch cộng đồng trong tỉnh như: Tứ Xã, Sơn Vy (thuộc huyện Lâm Thao), Xuân Sơn (thuộc huyện Tân Sơn); Dữu Lâu (thuộc Thành phố Việt Trì) hay tại Hiền Lương (thuộc huyện Hạ Hòa).

Du lịch cộng đồng tại các điểm Tứ Xã, Sơn Vy (thuộc Lâm Thao), Dữu Lâu (thuộc thành phố Việt Trì) du khách sẽ được tham quan, thưởng thức giá trị văn hóa và trải nghiệm cuộc sống ở một làng Việt cổ. Tại điểm du lịch Xuân Sơn (Tân Sơn), du khách sẽ được tham quan vườn quốc gia Xuân Sơn và trải nghiệm cuộc sống với đồng bào dân tộc Dao, Mường, Thái ở đây. Còn đến với điểm du lịch tại Hiền Lương, du khách sẽ trải nghiệm một ngày tại chiến khu Hiền Lương, tham quan đền Mẫu Âu Cơ, các điểm du lịch tự nhiên ở đầm Ao Châu, Ao Giời – Suối Tiên và tham gia sinh hoạt sản xuất cộng đồng cùng với dân cư thuộc dải đất ven dòng sông Hồng.

Tứ Xã là xã thuộc huyện Lâm Thao có diện tích: 829 nghìn ha với dân số 9.018 nghìn người. Đây là một trong những làng Việt cổ nhất, tên xưa là Kẻ gát cách Đền Hùng gần 10km đường chim bay về phía Tây Nam. Tứ Xã có tập quán sinh sống, phong tục, ngôn ngữ, tín ngưỡng, ngành nghề con giữ nguyên nét đặc trưng của một làng Việt cổ. Làng có 5 đình, 5 chùa và rất nhiều đền, miếu, quán,

điếm. Ở đây có di chỉ Phùng Nguyên nổi tiếng với nhiều hiện vật khai quật được. Trò trám, nghi lễ linh tinh tình phộc, trò khôi hài bách nghệ, bán xuân là tín ngưỡng phồn thực, văn hóa của người Việt cổ. Hiện tại ở Tứ xã còn tồn tại rất nhiều ngôi nhà cổ, phát triển nhiều nghề truyền thống: nghề mộc, chạm khắc gỗ,…

Sơn Vy là một huyện thuộc Lâm Thao có diện tích 660.7 ha và dân số: 9.118 người, là một vùng đậm đặc dấu tích khảo cổ học của nền văn hóa Sơn Vy. Văn hóa Sơn Vy được coi là văn hóa hậu kì Đá cũ ở Việt Nam, là nguồn gốc của văn hóa Hòa Bình. Trong làng phát triển một số làng nghề truyền thống như ủ ấm, sơn mài, nghề mộc, dệt vải,.. Một số sản phẩm truyền thống của làng hiện nay đã chiếm lĩnh thị trường trong nước. Các lễ hội ở Sơn Vy rất đặc sắc như hội cướp cầu, đánh phết. Hội Phết Sơn Vi gắn với tích Mộc Sanh luyện quân giúp Sơn Tinh đánh Thục. Và mỗi lần như vậy, dân làng Sơn Vi lại tổ chức rước cầu, đánh phết để cùng Tản Viên và các tướng lĩnh biểu hiện lòng vui mừng của dân làng đối với các chiến công đã đạt được. Ngày vui tưng bừng nhộn nhịp của cả dân làng Sơn Vi đã lôi cuốn tất cả nhân dân vùng Phong Châu lúc bấy giờ hưởng ứng và dần dần trở thành ngày hội phết Sơn Vi. Sơn Vi còn là mảnh đất của dân ca. Hát ví Sơn Vi đã đi vào lòng người và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách thập phương. Nghề chính của Sơn Vi là làm ruộng, đời sống của người dân vất vả, trên đồi cao thì bị đá ong hoá, dưới đồng trũng thì chiêm khê mùa úng.

Dữu Lâu (thuộc thành phố Việt Trì) cũng là một làng Việt cổ. Chính vùng đất này đã sản sinh ra truyền thuyết Bánh Chưng bánh dày. Đây là nơi còn giữ được nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng phân bố đều ở tất cả các thôn, trong đó nổi bật là các đình mang đậm chất của một làng Việt cổ như đình Dữu Lâu, đình Bảo Đà, Hương Trầm, đình Quế Trạo. Trong làng một số gia đình còn lưu giữ và phát triển điệu hát Xoan. Du khách sẽ trải nghiệm với những điệu hát Xoan và giao lưu hát Xoan với các phường hội khác cách đó không xa như làng Kim Đơi, Phú Đức (xã kim Đức) hay làng An Thái (xã Phượng Lâu). Thành phố Việt Trì là trung tâm kinh tế của tỉnh Phú Thọ, có hệ thống hạ tầng – cơ sở vật chất tốt và hiện đại hơn cả, thuận lợi cho du khách đến. Điểm du lịch Đền Hùng cũng thuộc thành phố Việt Trì. Du khách có thể có nhiều hoạt động du lịch ý nghĩa về với cội nguồn đất tổ tại đây.

Xuân Sơn (Tân Sơn) là một xã nghèo của tỉnh Phú Thọ. Nơi đây có vườn quốc gia Xuân Sơn là một trong ba vùng đa dạng sinh học cao nhất của Việt Nam, có đồng bào dân tộc Dao và Mường sinh sống. Mô hình Du lịch cộng đồng ở đây được xây dựng là tìm hiểu nét độc đáo trong đời sống sinh hoạt của cư dân bản địa, du khách có thể cùng sinh hoạt với người dân địa phương, tham gia các lễ hội truyền thống, các khâu sản xuất trong làng nghề... Phát triển du lịch cộng đồng tại đây có ý nghĩa lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho cư dân bản địa, bảo vệ môi trường bền vững. Tuy nhiên, do là một xã nghèo nên cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch hiện nay còn nhiều hạn chế. Giao thông đi lại còn khó khăn. Việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, lưu trú là cần thiết để có thể xây dựng và phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại địa phương.

2.9.2. Nhận xét, đánh giá

Phú Thọ là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng. Với vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng, tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn, sự hiếu khách của nhân dân,… tạo điều kiện thuận lợi để Phú Thọ có thể xây dựng và phát triển mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, với hai di sản văn hóa phi vật thể mới được UNESCO công nhận gồm Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, du lịch Phú Thọ hứa hẹn nhiều khả năng thu hút ngày càng đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến đây. Tuy nhiên, ngoài thành phố Việt Trì thì những điểm có thể xây dựng mô hình du lịch cộng đồng khác lại khá xa trung tâm, cơ sở vật chất – hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch còn hạn chế gây khó khăn cho việc phát triển du lịch cũng như giữ chân du khách.

Tiểu kết chƣơng 2

Các sản phẩm du lịch văn hóa trên quê hương đất Tổ rất đa dạng và phong phú. Dựa vào tài nguyên, Phú Thọ đã phát triển các sản phẩm du lịch như du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, du lịch phong tục, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng ... Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể thực trạng du lịch văn hóa Phú Thọ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, tài nguyên, chỉ có sản phẩm du lịch lễ hội phát triển một cách sâu, rộng, có quy hoạch rõ ràng còn các sản phẩm

du lịch văn hóa khác mới chỉ manh nha xuất hiện hoặc phát triển chậm. Phát triển Du lịch văn hóa, Phú Thọ cũng tập trung vào phát triển nguồn lực du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, tuyên truyền, quản bá về các sản phẩm du lịch văn hóa vùng đất Tổ. Bên cạnh việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên du lịch văn hóa để phát triển các sản phẩm du lịch văn háo, Phú Thọ cũng có các chế tài, chính sách tổ chức quản lý du lịch văn hóa tỉnh nhà. Đồng thời đánh giá các tác động tương tác giữa du lịch và văn hóa để đưa ra các chính sách bảo tồn văn hóa, di sản một cách hợp lý, bền vững. Qua các số liệu về lượng khách tham quan, lưu trú hay cơ sở vật chất tăng dần qua các năm chúng ta có thể hy vọng vào sự khởi sắc của du lịch Phú Thọ nói chung và du lịch văn hóa nói riên trong tương lai.

Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Phú Thọ (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)