Đánh giá của cơ sở/doanh nghiệp về lao động tại các làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 67)

1. không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Tạm hài lòng 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng

Các tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5

- Trình độ tay nghề 6,06% 17,17% 45,45% 23,23% 8,08%

- Kinh nghiệm 5,05% 15,15% 49,49% 20,20% 10,10%

- Mức sống 13,13% 26,26% 42,42% 14,14% 4,04%

- Về trình độ tay nghề: Tại nhiều làng nghề trong tỉnh vẫn còn đội ngũ nghệ nhân với tay nghề cao, giàu tâm huyết và có khả năng truyền dạy nghề cho lớp thợ trẻ, tuy nhiên con số này không nhiều. Một số ít lao động chịu khó học tập, có tay nghề ngày càng tinh tế và sản xuất đƣợc nhiều mặt hàng khác nhau, có tính sáng tạo, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật. Riêng bà con ở các làng nghề sản xuất cây giống hoa kiểng Chợ Lách đã qua lớp đào tạo về kỹ thuật nhân giống và đƣợc tập huấn về pháp lệnh giống cây trồng. Tuy nhiên, số lao động đƣợc đào tạo chiếm con số khá khiêm tốn. Năm 2000 tỷ lệ lao động quan đào tạo chỉ là 7,36 , đến năm 2009 (Theo báo cáo 279/BC/UBND ngày 15/12/2009) đã tăng lên 38 . Điều này cho thấy, phần lớn các ngành nghề nông thôn ở Bến Tre ít phức tạp, dễ làm và có thể truyền nghề bằng cách cầm tay chỉ việc, tận dụng số lƣợng lớn lao động nông nhàn. Vì đội ngũ lao động có nhiều ngƣời chƣa qua đào tạo nên ảnh hƣởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, cải tiến kiểu dáng, mẫu mã, đặc biệt các làng nghề thủ công truyền thống. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 16 cơ sở đào tạo. Trong đó có 11 cơ sở công lập: 01 Trƣờng Cao đẳng nghề Đồng Khởi; 01 Trƣờng Trung cấp nghề Bến Tre; 01 Trung tâm dạy nghề Hội Phụ nữ; 01 Trung tâm dạy nghề cho ngƣời khuyết tật; và 07 trung tâm dạy nghề tại 07 huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, Châu Thành, Giồng Trôm, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam và 05 cơ sở dạy nghề tƣ thục. Với số lƣợng cơ sở đào tạo nghề hiện nay, hy vọng trong tƣơng lai số ngƣời đƣợc đào tạo sẽ nâng lên cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách.

- Về kinh nghiệm: hiện nay, lao động tại các làng nghề đang có xu hƣớng già hóa. Do đó, những nghệ nhân, những lao động lớn tuổi có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Mặc dù ít qua đào tạo nhƣng với sự cần cù, ham học hỏi, nghề dạy nghề vẫn đảm bảo cho ra những sản phẩm tốt. Lao động trẻ thì lại ít gắn bó với nghề, sẵn sàng tìm công việc khác có thu nhập cao hơn. Một số lớp trẻ khác lao động trong làng nghề nhƣng lại không thiết tha với nghề, việc học hỏi kinh nghiệm từ thế hệ trƣớc cũng hạn chế. Vì vậy, nguy cơ mai một làng nghề hiện nay đang là vấn đề đáng báo động.

- Về mức sống: những ngƣời lao động trong các làng nghề có xu hƣớng không hài lòng với mức thu nhập hiện tại, cuộc sống của họ còn khá vất vả, thu nhập hàng tháng chỉ trên dƣới 2 triệu đồng, rất ít làng nghề có thu nhập trên 3 triệu đồng. Đa số các làng nghề sản xuất với quy mô hộ gia đình, sản xuất nhỏ lẻ, manh múm nên mang lại hiệu quả kinh tế chƣa cao. Song song đó, những khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, tạo ra nhiều việc làm với mức thu nhập hấp dẫn cùng chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ. Những ngƣời lao động tại các làng nghề truyền thống vì muốn cải thiện cuộc sống của mình nên không còn mặn mà với nghề đang làm và sẵn sàng thoát ly khỏi nghề để đi làm ở các khu công nghiệp khi có cơ hội. Trong khi đó những nghệ nhân làng nghề truyền thống thì ngày càng già đi, dẫn đến tình trạng các làng nghề thiếu lao động và đứng trƣớc nguy cơ phải bỏ nghề. Do đó, khó khăn của nhiều doanh nghiệp hiện nay là vấn đề đào tạo lao động có tay nghề, yêu nghề, sống với nghề.

- Về giao tiếp: hầu hết, ngƣời dân nơi đây thật thà, chất phác, làm việc với nhau rất vui vẻ. Tuy nhiên, họ còn ngại tiếp xúc với ngƣời lạ, với khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế. Điều này cản trở việc phát triển du lịch làng nghề. Đa phần họ chƣa ý thức đƣợc vai trò của khách du lịch trong việc phát triển làng nghề. Các cơ sở sản xuất sản xuất và cơ sơ kinh doanh sản phẩm làng nghề ở các làng nghề Bến Tre làm du lịch chƣa thực sự chuyên nghiệp, thiếu kỹ năng hƣớng dẫn làm du lịch, cách tiếp khách du lịch, cách tiếp thị sản phẩm. Do đó, rào cản về giao tiếp làm khách du lịch chƣa thật sự thoải mái khi đến tham quan các làng nghề tại Bến Tre.

2.3. 5. Thực trạng về chính sách phát triển

Với chƣơng trình hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013 - 2020, mục tiêu chung là khôi phục, phát triển các làng nghề, ngành nghề thủ công, thủ công mỹ nghệ truyền thống; chú trọng phát triển các sản phẩm thủ công tiêu biểu thế mạnh của Bến Tre, có lợi thế cạnh tranh, ngành nghề ƣu tiên của tỉnh, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hoá, lễ hội truyền thống, bảo đảm làng nghề

phát triển một cách bền vững, sử dụng nhiều lao động tại chỗ, nguồn nguyên vật liệu trong nƣớc và không gây ô nhiễm môi trƣờng. Mục tiêu cụ thể là phấn đấu đƣa giá trị sản xuất công nghiệp của làng nghề tăng bình quân 15 /năm, phát triển thêm khoảng 2 - 3 làng nghề mới, tạo việc làm ổn định cho khoảng 10.000 - 12.000 lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng thu nhập cho lao động ở nông thôn từ 2 đến 3 triệu đồng/ngƣời/tháng lên 3 - 4 triệu đồng/ngƣời/tháng; mỗi huyện có khoảng 2 - 3 loại sản phẩm làng nghề tiêu biểu để xây dựng nhãn hiệu và có ít nhất 50 số làng nghề đƣợc xây dựng mô hình kinh tế hợp tác hoạt động có hiệu quả; hỗ trợ và hƣớng dẫn các cơ sở sản xuất trong làng nghề thực hiện bảo vệ môi trƣờng theo quy định hiện hành. Bảng 2.5. Các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề STT Chính sách Kinh phí (triệu đồng) Nguồn kinh phí 1

Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở trong làng nghề giới thiệu sản phẩm trong các hội chợ triển lãm

560 Vốn khuyến công và xúc tiến thƣơng mại 2 Hỗ trợ các làng nghề tham quan, học tập

kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh 350 Vốn khuyến công

3

Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở trong làng nghề ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến thiết bị

1.400 Vốn khuyến công

4

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong làng nghề đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lƣợng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm

3.000 Nguồn vốn khoa học công nghệ

5

Hỗ trợ chi phí cho làng nghề xây dựng, xác lập quyền và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận

400 Vốn khoa học công nghệ

6

Hỗ trợ một phần vốn xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển hệ thống giao thông nông thôn

2,000 Vốn Chƣơng trình mục tiêu quốc gia 7 Hỗ trợ vốn để đầu tƣ xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải 1.000 Vốn sự nghiệp môi trƣờng 8 Hỗ trợ vốn để xử lý tình trạng ô nhiễm môi trƣờng 4.000 Vốn sự nghiệp môi trƣờng TỔNG 12.710

Bên cạnh đó, trong năm 2013, khuyến công tỉnh hỗ trợ đầu tƣ, đổi mới trang thiết bị sản xuất kìm cho làng nghề kìm kéo xã Mỹ Thạnh huyện Giồng Trôm; hỗ trợ đầu tƣ máy tề ngọn chổi và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho Làng nghề bó chổi xã Mỹ An huyện Thạnh Phú. Ngoài ra, nguồn vốn khuyến công quốc gia đã hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất kẹo dừa tại làng nghề kẹo dừa phƣờng 7, thành phố Bến Tre, kinh phí hỗ trợ 100 triệu đồng. Hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng thúc đẩy phát triển sản xuất tại làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng bằng nguồn vốn hỗ trợ từ dự án phát triển kinh doanh với ngƣời nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre. Nguồn vốn sự nghiệp môi trƣờng hỗ trợ 150 triệu đồng để hỗ trợ thực hiện dự án tăng cƣờng năng lực quản lý bảo vệ môi trƣờng và an toàn vệ sinh thực phẩm tại làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng giai đoạn 2.

Ngoài ra, Tỉnh đã tổ chức các lớp tọa đàm về việc thành lập, củng cố, nâng cao năng lực hoạt động cho ban quản lý 27 làng nghề và triển khai chính sách dành cho các làng nghề đƣợc công nhận trong năm 2012. Hỗ trợ xây dựng 02 cổng làng nghề cây giống hoa kiểng. Các hoạt động hỗ trợ bƣớc đầu đã tạo đƣợc sự gắn kết giữa đẩy mạnh sản xuất, đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm trong làng nghề.

Tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm phát triển các làng nghề. Song, nguồn vốn đầu tƣ vẫn còn ít, các hộ sản xuất vẫn còn gặp không ít khó khăn. Đó là cách làm ăn theo kiểu tự phát, chƣa nắm bắt đƣợc thị trƣờng. Vì vậy có rất ít làng

nghề nói chung và hộ sản xuất nói riêng có phƣơng pháp điều tiết mẫu mã, số lƣợng sản phẩm theo yêu cầu và thị hiếu của thị trƣờng. Quy mô nhỏ, giá trị sản xuất hàng năm của các sản phẩm của làng nghề tạo ra chiếm tỷ trọng rất nhỏ ở địa bàn nông thôn. Vốn, công nghệ, thiết bị sản xuất, trình độ kỹ thuật và quản lý còn non yếu, tay nghề thấp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các quan hệ cung ứng vật tƣ, tiêu thụ sản phẩm, hệ thống các cơ quan cung ứng, dịch vụ,… chƣa thuận lợi cho việc đầu tƣ kinh doanh. Các làng nghề chƣa hình thành đƣợc tổ chức sản xuất đa thành phần kinh tế nhƣ tổ hợp tác, hợp tác xã. Vì vậy chƣa có một đơn vị đầu mối đứng ra tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chung cho ngành nghề.

2.3.6. Hoạt động quảng bá

Một số làng nghề trong tỉnh đã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất, chế tác để nâng cao chất lƣợng sản phẩm nghề, liên kết hợp tác giữa các làng nghề trong tỉnh và ngoài tỉnh, liên kết giữa làng nghề với các doanh nghiệp du lịch trong khu vực, trong vùng và ngoài nƣớc để phát triển. Các làng nghề đã chú trọng đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm, thƣơng hiệu đến thị trƣờng trong và ngoài nƣớc thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, internet, brochure và thông qua các công ty lữ hành trong chƣơng trình du lịch tham quan làng nghề. Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch làng nghề hiện vẫn còn dựa vào tài nguyên có sẵn, ít tạo ra sự khác biệt giữa các làng nghề. Việc đầu tƣ khai thác các sản phẩm du lịch còn ở dạng thô, đơn giản, làm cho các sản phẩm đơn điệu, các chƣơng trình du lịch kém hấp dẫn. Việc giới thiệu làng nghề chƣa gắn với giới thiệu các danh lam thắng cảnh của địa phƣơng, gắn với các lễ hội, thiếu các dịch vụ đi kèm.

Về phía du khách, khi đƣợc hỏi “Ông/bà biết đến du lịch làng nghề qua kênh thông tin nào?” thì có 43,94 biết đến du lịch làng nghề qua các công ty du lịch. Hiện nay, ở Bến Tre đã có khá nhiều công ty du lịch đƣa các làng nghề vào danh mục các điểm tham quan. Nhiều du khách còn biết đến làng nghề qua báo chí, internet, chiếm 34,85 . Với công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh, du khách lại có nhiều điều kiện tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thú vị. Tuy nhiên, các làng nghề ở đây chƣa biết tận dụng và khai thác triệt để từ các kênh thông tin

này, hầu hết các làng nghề chƣa có những thông tin cụ thể, những hình ảnh và hoạt động hấp dẫn, thu hút du khách.

Về phía các cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh làng nghề, khi đƣợc tác giả luận văn phỏng vấn cơ sở cần làm gì để du khách biết đến làng nghề và sản phẩm của làng nghề thì đa số họ cho rằng cần phát triển thƣơng hiệu và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, các cơ quan ban ngành có liên quan phối hợp với ngƣời dân cùng làm du lịch. Hầu hết các hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ còn mặc cảm, tự ti, lo ngại thủ tục nên chƣa đăng ký thƣơng hiệu. Việc đăng ký thƣơng hiệu cần có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, các hợp tác xã và doanh nghiệp liên kết cùng đăng ký thƣơng hiệu theo nhóm sản phẩm, tự kiểm soát chất lƣợng. Để khuếch trƣơng thƣơng hiệu cần xây dựng các kênh thông tin nhƣ các cataloge, sách in, băng đĩa.

Nhắc đến thƣơng hiệu sản phẩm chắc ai cũng còn nhớ một mốc son chói lọi trên thƣơng trƣờng là vụ thắng kiện đầu tiên khi giành lại thƣơng hiệu “Kẹo dừa Bến Tre” của bà Phạm Thị Tỏ - giám đốc công ty Trách nhiệm Hữu hạn Sản xuất Kinh doanh Tổng hợp Đông Á với Trung Quốc. Trung Quốc là một trong những thị trƣờng chính tiêu thụ kẹo dừa lớn của công ty bà Hai Tỏ, với chất lƣợng cao, ngƣời tiêu dùng nơi đây đã rất ƣa chuộng sản phẩm này từ Bến Tre, Việt Nam xuất sang. Sóng gió bắt đầu nổi lên khi vào đầu năm 1998, sản lƣợng “Kẹo dừa Bến Tre” giảm sút trầm trọng ở Trung Quốc. Qua dò hỏi, bà biết đƣợc trên thị trƣờng đang có sản phẩm nhái kẹo dừa Bến Tre. Bà quyết định bắt đầu hành trình đòi lại công lý cho thƣơng hiệu Việt nói chung và “Kẹo dừa Bến Tre” nói riêng, bà đã đi Trung Quốc kiện doanh nghiệp Rừng Dừa – Doanh nghiệp làm nhái sản phẩm kẹo dừa Bến Tre. Tháng 8 năm 2008, bà đƣợc biết công ty Trách nhiệm hữu hạn Rừng Dừa đã đăng ký độc quyền nhãn hiệu tại Trung Quốc. Cùng ngƣời phiên dịch, bà đến trình bày sự việc tại Cục Quản lý hành chánh công thƣơng nhãn hiệu hàng hóa quốc gia nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Bà phải vất vả ngƣợc xuôi rất nhiều lần đi về giữa Trung Quốc và Việt Nam để đem ra những giấy tờ, bằng chứng, chứng minh bà là chủ của “Kẹo dừa Bến Tre” và thƣơng hiệu của bà là thật với chất lƣợng cao. Sau 8 tháng dài mòn mỏi, chính quyền Hải Nam - Trung Quốc đã thừa nhận những bằng

chứng của bà là đúng. Khi đã có tiếng nói của công lý, bà mạnh dạn đấu tranh trực tiếp với xƣởng sản xuất kẹo dừa mang thƣơng hiệu “Kẹo dừa Bến Tre” giả bằng phƣơng tiện truyền thông đại chúng báo đài của Trung Quốc, khẳng định một lần nữa với ngƣời tiêu dùng nơi đây, chỉ có duy nhất “Kẹo dừa Bến Tre” là của bà, đƣợc xuất khẩu từ Bến Tre, Việt Nam, ngoài ra không có thƣơng hiệu nào giống nhƣ vậy nữa. Cuối cùng, xƣởng sản xuất kia đã chịu đóng cửa, và đây cũng là lần đầu tiên, thƣơng hiệu Việt đã giành lại đƣợc thành công ở ngay đất khách. Câu chuyện “Kẹo dừa Bến Tre” thắng kiện tại trung Quốc năm 1999 luôn là bài học thú vị về bảo vệ thƣơng hiệu cho mỗi doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các trang web của bộ, ngành, địa phƣơng cần mở chuyên mục giới thiệu sản phẩm thƣơng hiệu, nhu cầu đầu tƣ thƣơng mại, các cơ sở sản xuất chủ động cung cấp thông tin và chịu trách nhiệm về thông tin giới thiệu trên các website. Việc xúc tiến thƣơng mại cần áp dụng nhiều kênh, không nhất thiết các hợp tác xã phải có gian hàng riêng nhƣng hợp tác xã cần đƣợc hỗ trợ chi phí gửi sản phẩm, gửi các tài liệu nhƣ bản in, băng đĩa hình… giới thiệu ở các hội chợ quốc tế. Xây dựng thƣơng hiệu là một quá trình bền bỉ, liên tục cùng với việc duy trì chất lƣợng sản phẩm, bổ sung mẫu mã sản phẩm, thông qua nhiều kênh thông tin. Mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)