7. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Một số đặc điểm của làng nghề truyền thống Việt Nam
Làng nghề truyền thống Việt Nam có những đặc điểm chính sau đây:
- Thứ nhất, hoạt động làng nghề truyền thống gắn liền với làng quê và sản xuất nông nghiệp
Các làng nghề xuất hiện và tồn tại trong từng làng xã ở nông thôn. Các ngành nghề thủ công nghiệp tách dần khỏi nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen nhau. Sự ra đời của các làng nghề đầu tiên là do nhu cầu giải quyết lao động phụ, lao động dƣ thừa lúc nhàn rỗi giữa các mùa vụ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của từng gia đình và của từng làng xã. Thời gian ngƣời lao động ở làng quê dành cho hoạt động sản xuất nông nghiệp (do ruộng đất bình quân thấp, đặc điểm mùa vụ của cây trồng), năng suất lao động nông nghiệp thấp đã không đảm bảo thu nhập đủ sống cho ngƣời nông dân. Vì vậy, nhu cầu tạo việc làm để có thêm thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp trở thành cấp thiết. Ðồng thời, do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp đã tạo ra một sự dƣ thừa lao động trong một thời gian nhất định; trong khi đó, ngay trên thị trƣờng địa phƣơng có nhu cầu về sản phẩm tiểu thủ công nghiệp để phục vụ cho tiêu dùng, sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nguồn nguyên liệu phục vụ cho các nghề thủ công lại tƣơng đối dồi dào. Tất cả những điều đó đã thúc đẩy các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, ban đầu phục vụ nhu cầu của gia đình mang tính tự sản tự tiêu, sau phát triển thành hoạt động có quy mô nhiều gia đình cùng tham gia và nhƣ vậy làng nghề truyền thống hình thành và phát triển.
- Đặc điểm thứ hai của làng nghề truyền thống Việt Nam là có truyền thống lâu đời
Theo các tƣ liệu lịch sử, thời Phùng Nguyên khoảng năm 3000 trƣớc công nguyên, ngƣời Việt cổ đã phát minh và sáng chế ra hầu hết các kỹ thuật chế tác một số công cụ nhƣ đồ đá, đồ gốm,… Thời Ðông Sơn từ năm 3000 đến năm 258 trƣớc công nguyên, ngƣời Việt đã phát minh ra công thức luyện đồng thau, đồng thanh và đúc đƣợc trống đồng Ðông Sơn, sản phẩm chứng minh cho nghề truyền thống thời bấy giờ. Sau đó đến thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ Pháp thuộc các làng nghề truyền
thống dần dần định hình và cũng có nhiều biến động. Sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc năm 1975 tới nay, làng nghề truyền thống nƣớc ta chịu nhiều biến động về công nghệ, thị trƣờng, chiến tranh, cơ chế chính sách và có nhiều bƣớc thăng trầm nhất định, có lúc phát triển mạnh mẽ về sản lƣợng, quy mô, đa dạng hoá các ngành nghề, nhƣng có thời kỳ bị tác động mạnh mẽ và bị mai một. Vào thập niên 80, đầu thập niên 90, do nhiều nguyên nhân khác nhau sản xuất tiểu thủ công nghiệp nói chung, sản xuất ở các làng nghề truyền thống nói riêng giảm sút nghiêm trọng, thậm chí một số làng nghề truyền thống bị tan rã. Tới những năm gần đây, làng nghề truyền thống cả nƣớc đang đƣợc khôi phục và từng bƣớc phát triển. Nhƣ vậy, ở những làng nghề đƣợc hình thành càng lâu đời thì tính truyền thống đƣợc thể hiện càng rõ.
- Thứ ba, làng nghề truyền thống có bản sắc văn hoá của Việt Nam
Một đặc điểm khác hết sức quan trọng của làng nghề truyền thống là hàng hoá của làng, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ mang bản sắc truyền thống, có tính khác biệt, tính riêng, mang phong cách của mỗi nghệ nhân và nét văn hoá đặc trƣng địa phƣơng. Mỗi làng nghề truyền thống đều có bản sắc riêng, từng nghệ nhân cũng có những nét riêng. Những nét riêng đó đƣợc thử thách qua thời gian, qua giao lƣu trao đổi đƣợc chọn lọc, đƣợc thừa nhận để tồn tại và phát triển. Cùng với sự bổ sung lẫn nhau, nó trở thành những kiểu mẫu hoàn thiện, đặc sắc, góp phần làm cho những sản phẩm đƣợc tạo ra mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Chính tính khác biệt mang dấu ấn văn hoá này đã mang lại khả năng cạnh tranh cho sản phẩm làng nghề truyền thống trong quá trình phát triển thị trƣờng ra thế giới.
- Thứ tư, lao động chủ yếu là thủ công
Trƣớc đây, khi kỹ thuật công nghệ còn thô sơ, lạc hậu thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều do lao động thủ công đảm nhận. Ðặc trƣng cơ bản của ngƣời thợ thủ công là tự định đoạt lấy mọi công việc kể cả cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Công việc có thể tiến hành độc lập hay cùng với một số ngƣời trong gia đình, dòng họ hoặc một số ngƣời học việc. Công việc này đã thể hiện một tay nghề nhất định, một tài khéo léo riêng biệt, độc đáo, kết hợp với đầu óc
sáng tạo và nghệ thuật thông qua lao động bằng tay hoặc bằng máy móc công cụ cơ khí, nửa cơ khí. Ngày nay, nhiều làng nghề truyền thống đã biết sử dụng máy móc cơ khí và động lực trong sản xuất. Tuy nhiên, dấu ấn lao động thủ công vẫn đƣợc giữ gìn và chính tính chất thủ công mang lại đặc thù cho các sản phẩm làng nghề truyền thống của Việt Nam.
- Làng nghề truyền thống luôn gắn với tên làng (thương hiệu) và có khả năng tồn tại, phát triển lâu dài
Mỗi làng nghề truyền thống thƣờng gắn liền với địa danh của làng đó để đặt tên cho làng nghề truyền thống của mình nhƣ làng tranh Ðông Hồ, làng gốm Bát Tràng, làng điêu khắc đá Ngũ Hành Sơn, tơ lụa Tân Châu,… Đây chính là đặc điểm tiêu biểu để phân biệt đƣợc sản phẩm riêng của mỗi làng nghề. Sản phẩm của làng nghề truyền thống không chỉ đòi hỏi lao động khéo léo của ngƣời thợ mà còn đòi hỏi sự tích luỹ kinh nghiệm qua nhiều thế hệ. Những kinh nghiệm này trải qua thời gian đã trở thành bí quyết nghề nghiệp và uy tín thƣơng hiệu. Những làng nghề đã tồn tại lâu dài từ đời này sang đời khác là nhờ vào đặc tính này. Trong thời đại hiện nay, đây chính là thƣơng hiệu, chỉ dẫn địa lý của làng nghề truyền thống. Việc bảo vệ thƣơng hiệu, chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa rất lớn để giữ gìn danh tiếng, thị phần cho mỗi làng nghề, từ đó tạo điều kiện phát triển làng nghề truyền thống bền vững. Do đó, sản phẩm của nhiều làng nghề truyền thống luôn gắn chặt với tên đất, tên làng – nơi những nghệ nhân đã sinh ra, lớn lên.