Giải pháp về đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 87 - 88)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số giải pháp

3.2.3. Giải pháp về đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm

Con ngƣời là yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả của quá trình sản xuất; là nguồn lực của mọi nguồn lực do đó cần phải chú trọng công tác giáo dục, đào tạo, bồi dƣỡng nguồn lao động với trình độ chuyên môn cao, có kĩ năng nghề nghiệp tốt. Giải pháp đào tạo cho nguồn nhân lực cho các làng nghề nhƣ sau:

- Các cơ sở ngành nghề nông thôn đƣợc hỗ trợ kinh phí gửi lao động đi đào tạo tại các trƣờng quản lý, trƣờng công nhân kỹ thuật của nhà nƣớc. Đƣa lao động đến một số trƣờng kỹ thuật có ngành nghề địa phƣơng đang phát triển để đào tạo theo phƣơng thức nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, nhà nƣớc hỗ trợ một phần chi phí.

- Có biện pháp khuyến khích mời các nghệ nhân trong và ngoài tỉnh kèm cặp, bồi dƣỡng truyền nghề cho lực lƣợng lao động trẻ thông qua các lớp đào tạo, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm. Mời gọi các nghệ nhân, các chuyên gia trong nghề huấn luyện và đào tạo tại chỗ cho các lao động địa phƣơng cùng với việc tổ chức các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm sản xuất thực tế với các làng nghề ở các địa phƣơng khác và kể cả nƣớc ngoài.

- Lao động nông thôn khi tham gia học nghề ở các cơ sở đào tạo nghề đƣợc hỗ trợ kinh phí đào tạo theo chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ, về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; đƣợc vay vốn từ chƣơng trình quốc gia giải quyết việc làm.

- Mở các lớp bồi dƣỡng nghệ nhân và thợ giỏi nhằm bổ sung lực lƣợng dạy nghề và truyền nghề. Khoản 3 điều 11 chƣơng II của Nghị định số 66/2006/NĐ–CP quy định: Các nghệ nhân ngành nghề nông thôn tổ chức truyền nghề đƣợc thu tiền học phí của học viên trên nguyên tắc thoả thuận; đƣợc thù lao theo quy định của cơ sở đào tạo khi tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo; đƣợc hƣởng các ƣu đãi về thuế trong hoạt động truyền nghề theo quy định hiện hành. Do vậy, sau khi phong nghệ nhân, các ngành các cấp cần căn cứ vào điều này để khuyến khích các nghệ nhân tham gia đào tạo nghề, nhất là với các nghề truyền thống.

- Tập trung đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ về du lịch để hình thành một đội ngũ làm du lịch tại chỗ theo hai hƣớng: hình thành đội ngũ quản lý và điều hành hoạt động du lịch tại làng nghề; huy động cộng đồng dân cƣ tại làng nghề tham gia vào quá trình hoạt động du lịch. Do đó, bên cạnh việc đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề, các cơ quan quản lý cần chú trọng đến việc bồi dƣỡng kiến thức cho ngƣời dân làng nghề làm du lịch. Thƣờng xuyên làm công tác giáo dục, đào tạo cho ngƣời dân tại làng nghề về văn hóa giao tiếp, đạo đức kinh doanh; mở các khóa bồi dƣỡng, học tập nâng cao tay nghề cho nghệ nhân, giáo dục cách ứng xử, tiếp xúc giữa ngƣời dân địa phƣơng với du khách, không để xảy ra tình trạng chèo kéo, ăn xin, hàng hóa kém chất lƣợng, chặt chém du khách.

- Chủ động đa dạng hóa sản phẩm và luôn đổi mới mẫu mã sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu cho mọi đối tƣợng tiêu dùng tùy theo giới tính, theo lứa tuổi, đặc điểm tâm lý, văn hóa, nhu cầu, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng ở từng khu vực thị trƣờng, nhất là ngƣời tiêu dùng nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, các cơ sở ngành nghề ứng dụng kịp thời công nghệ và kỹ thuật tiên tiến với thiết bị phù hợp để vừa tăng năng suất lao động, vừa sản xuất ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)