Giải pháp về chính sách phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 88 - 90)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số giải pháp

3.2.4. Giải pháp về chính sách phát triển

Trước hết về chính sách tài chính và tín dụng: hiện nay, hầu hết các cơ sở

sản xuất làng nghề trong tỉnh đều gặp khó khăn về vốn; để tiếp tục phát triển, các chính sách về tài chính, tín dụng cần giải quyết tốt các vấn đề sau:

- Tăng vốn tín dụng ƣu đãi, vốn chƣơng trình kích cầu của nhà nƣớc cho các cơ sở ngành nghề nông thôn đƣợc vay vốn trung và dài hạn với lãi suất ƣu đãi nhằm đổi mới thiết bị, công nghệ, sản xuất mặt hàng mới, tăng cƣờng xuất khẩu.

- Tăng cƣờng các nguồn vốn, các nguồn tài trợ khác của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ cho phát triển ngành nghề nông thôn. Có chính sách khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài và từ khu vực thành thị vào nông thôn.

- Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tƣ dƣới nhiều hình thức nhƣ: quỹ hỗ trợ xúc tiến việc làm, quỹ khuyến công. Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để tạo điều kiện cho

các cơ sở sản xuất ngành nghề vay vốn phát triển sản xuất và giải quyết một phần những khó khăn khi thế chấp vay vốn. Đây là công cụ chính sách quan trọng để đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn của tỉnh.

- Đặc biệt, đối với các làng nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng: Đa phần các hộ sản xuất trong làng nghề đều thiếu vốn sản xuất, chu kỳ sản xuất kéo dài và luân phiên, rũi ro hàng sản xuất bán không đƣợc, nên nhu cầu vay vốn dài hạn để đầu tƣ, mở rộng sản xuất là rất lớn nhƣng hiện tại các ngân hàng thƣơng mại chỉ cung cấp tín dụng ngắn hạn và trả lãi hàng tháng. Đây cũng là áp lực đối với các hộ sản xuất gặp khó khăn về vốn. Do đó, các chính sách tín dụng cần xét đến các đặc thù của từng đối tƣợng sản xuất mà có các quy định hợp lý, tránh tình trạng các ngân hàng thƣơng mại buộc hộ sản xuất trả lãi trƣớc qua hình thức mở tài khoản tiền gởi từ tiền vay đƣợc tại ngân hàng để trả lãi hàng tháng.

Về chính sách thuế:

- Những cơ sở ngành nghề nông thôn mới thành lập, còn gặp nhiều khó khăn cần đƣợc miễn thuế 3 - 5 năm; sau thời gian miễn thuế, nếu thấy còn nhiều khó khăn, có thể tiếp tục xét giảm 50 - 70 thuế trong 2 - 3 năm tiếp theo. Đối với các làng nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng, do các cơ sở làng nghề sản xuất cây giống – hoa kiểng đa phần có cơ sở hạ tầng còn yếu kém, năng lực hoạt động còn hạn chế. Do đó, các chính sách thuế của nhà nƣớc địa phƣơng cần có chế độ miễn giảm để khuyến khích các cơ sở này tái đầu tƣ, mở rộng quy mô sản xuất, tăng chất lƣợng và tăng tính cạnh tranh; và một phần thuế phải đƣợc trích để lại cho địa phƣơng trong việc đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng và phúc lợi cộng đồng.

- Không nên đánh thuế giá trị gia tăng do đổi mới công nghệ, thiết bị trong thời gian từ 2 - 3 năm đầu để khuyến khích đổi mới công nghệ, thiết bị. Chi phí nghiên cứu triển khai sản xuất thử sản phẩm mới, chi phí đào tạo nghiệp vụ, dạy nghề đƣợc tính vào chi phí trƣớc khi tính thuế. Đối với sản phẩm sản xuất từ nguồn nguyên liệu phế thải hoặc những nguyên liệu không thể có hóa đơn đầu vào, cần có cách tính thuế giá trị gia tăng cho phù hợp.

- Thực hiện đúng chính sách thƣởng xuất khẩu của nhà nƣớc nhằm khuyến khích các cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia xuất khẩu.

Về chính sách đất đai:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ, cơ sở ngành nghề đƣợc thuê đất để hoạt động sản xuất kinh doanh. Miễn thuế thuê đất 3 - 5 năm đầu cho các cơ sở mới thành lập nằm ngoài điều kiện hƣởng các ƣu đãi về miễn giảm tiền thuê đất và sử dụng đất áp dụng trong luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, nhất là cho các dự án tốt và có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển ngành nghề và làng nghề. Trong điều kiện cần thiết doanh nghiệp có thể ứng kinh phí giải phóng mặt bằng sau đó đƣợc khấu trừ vào thuế.

- Trên cơ sở quy hoạch các làng nghề, các cụm điểm nghề, các nghề truyền thống bố trí một diện tích đất nhất định cho việc di dời các cơ sở sản xuất đòi hỏi mặt bằng lớn, nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng ra khỏi khu dân cƣ, khuyến khích xây dựng ở các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo chủ trƣơng của tỉnh.

- Hỗ trợ kinh phí cho một số ngành nghề phải di dời ra khỏi khu dân cƣ; Thông tƣ số 113/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính ghi rõ: Khi di dời ra khỏi khu dân cƣ đến địa điểm quy hoạch, cơ sở ngành nghề nông thôn đƣợc ƣu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí để di dời.

- Quy hoạch các vùng nguyên liệu cung cấp cho làng nghề, cơ sở ngành nghề đƣợc ƣu tiên thuê đất để phát triển nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)