Định hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 81 - 85)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Định hƣớng phát triển du lịch làng nghề ở BếnTre

3.1.2. Định hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch

- Đẩy mạnh phát triển các làng nghề gắn với nguyên liệu và vùng nguyên liệu tại địa phƣơng. Đặc biệt khuyến khích các làng nghề, làng nghề truyền thống khai thác hiệu quả nguyên liệu tại địa phƣơng, các phụ phẩm từ các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tại địa phƣơng nhằm tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, tận dụng diện tích, sản phẩm phụ trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở, làng nghề đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trƣờng nhằm giảm thiểu các rủi ro về sản xuất, nguyên liệu, thị trƣờng và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của du khách.

- Qui hoạch xây dựng các làng nghề gắn với các trục giao thông, các cơ sở hạ tầng khác hiện có nhằm giảm chi phí hỗ trợ về cơ sở hạ tầng. Khuyến khích phát triển các làng nghề theo các cụm công nghiệp gắn với các thị trấn, trung tâm xã, cụm xã.

- Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống:ƣu tiên phát triển các làng nghề truyền thống mà thị trƣờng có nhu cầu và tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ để duy trì và bảo tồn các làng nghề truyền thống lâu đời, mang bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện cho các làng nghề này phục hồi và phát triển.

- Phát triển ngành nghề mới: đẩy mạnh phát triển các loại hình ngành nghề nông thôn, ƣu tiên cho các làng nghề, ngành nghề chiếm ƣu thế trên thị trƣờng thông qua chƣơng trình hỗ trợ quảng bá, tiếp thị sản phẩm. Phát triển làng nghề phải đi đôi với bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững, không ảnh hƣởng đến cuộc sống, sức khỏe của các khu vực dân cƣ khác. Khuyến khích đầu tƣ và phát triển các ngành nghề nông thôn, làng nghề có sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

- Phát triển làng nghề gắn với du lich nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của vùng du lịch sinh thái miệt vƣờn, sông nƣớc, kết hợp tham quan làng nghề ngành nghề truyền thống, liên doanh, liên kết với các tỉnh trong khu vực để xây dựng những tour du lịch liên tỉnh phục vụ cả khách trong nƣớc và khách nƣớc ngoài trên cơ sở bảo vệ phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đẩy mạnh kinh doanh du lịch, thu hút khách du lịch nƣớc ngoài và khách du lịch trong nƣớc trên cơ sở mở rộng, phát triển nhiều hình thức, nhiều mô hình du lịch ở cả hai loại hình du lịch tham quan và du lịch nghỉ dƣỡng.

- Khôi phục, phát triển các làng nghề, ngành nghề thủ công, thủ công mỹ nghệ truyền thống; chú trọng phát triển các sản phẩm thủ công tiêu biểu thế mạnh của Bến Tre, có lợi thế cạnh tranh, ngành nghề ƣu tiên của tỉnh, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa. Nhằm phấn đấu đƣa giá trị sản xuất công nghệ của làng nghề tăng bình quân 15 /năm; phát triển thêm 2-3 làng nghề mới, tạo việc làm ổn định cho khoảng 10.000 đến 12.000 lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng thu nhập cho lao động ở nông thôn từ 2-3 triệu đồng/ngƣời/tháng lên 3-4 triệu đồng/ngƣời/tháng; mỗi huyện sẽ có 2-3 loại sản phẩm làng nghề tiêu biểu để xây dựng nhãn hiệu và có ít nhất 50% số làng nghề đƣợc xây dựng mô hình kinh tế hợp tác hoạt động có hiệu quả, Ngoài ra, tỉnh cũng hỗ trợ và hƣớng dẫn các cơ sở sản xuất trong làng nghề thực hiện bảo vệ môi trƣờng theo quy định hiện hành. Để đạt

đƣợc các mục tiêu trên, tỉnh đã đề ra các định hƣớng, giải pháp cụ thể đối với những ngành nghề truyền thống đã hình thành lâu đời và các làng nghề sản xuất các sản phẩm từ dừa, trong đó, tập trung vào các chính sách hỗ trợ về đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong làng nghề; xử lý tình trạng ô nhiễm môi trƣờng làng nghề; xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển hệ thống giao thông nông thôn.

Đối với những làng nghề truyền thống đã hình thành lâu đời: Tập trung hỗ trợ vốn để duy trì, phát triển nguồn nguyên liệu, đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ làng nghề, đầu tƣ máy móc thiết bị để nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Cụ thể:

+ Làng nghề dệt chiếu - thảm (An Hiệp - Châu Thành; Nhơn Thạnh - thành phố Bến Tre, Thành Thới B - Mỏ Cày Nam): Tập trung phát triển vùng nguyên liệu tại chỗ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; mở các lớp đào tạo nghề để phát triển thêm mẫu mã, kiểu dáng mới, tạo các sản phẩm đặc trƣng của làng nghề; mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trƣờng đồng thời nghiên cứu hỗ trợ phát triển nghề mới.

+ Làng nghề sản xuất mây tre đan Phƣớc Tuy, Phú Lễ - Ba Tri: Đầu tƣ khôi phục vùng nguyên liệu, cải tiến công cụ lao động, mẫu mã, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các khâu sản xuất; khuyến khích nghiên cứu phát triển các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, hàng trang trí nội thất, hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại giới thiệu tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ làng nghề cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo tay nghề, truyền nghề, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, gắn với du lịch văn hoá và có kế hoạch thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để làm đầu mối quản lý.

+ Làng nghề tiểu thủ công nghiệp Phú Lễ - Ba Tri: Nghiên cứu quy trình sản xuất chuẩn, giữ vững hồ men gia truyền nhằm duy trì và nâng cao chất lƣợng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; cải tiến bao bì, đăng ký nhãn hiệu, xây dựng và phát triển thƣơng hiệu; hình thành tổ hợp tác và phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp, củng cố nâng cao chất lƣợng hoạt động của Hội Rƣợu Phú Lễ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập; hỗ trợ đầu tƣ cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề.

+ Làng nghề chế biến cá khô Bình Thắng - Bình Đại và An Thuỷ - Ba Tri: Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng nhà xƣởng, hệ thống sấy, hút chân không, đăng ký nhãn hiệu, bao bì sản phẩm, nâng cao chất lƣợng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, tổ chức truyền nghề và mời gọi đầu tƣ phát triển doanh nghiệp đầu mối để cung ứng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, xử lý ô nhiễm môi trƣờng, cải tạo xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề; tăng cƣờng đầu tƣ nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp có quy mô lớn trong làng nghề để làm nòng cốt, vận động các hộ sản xuất liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để làm đầu mối hỗ trợ làng nghề cũng nhƣ tiếp nhận các nguồn hỗ trợ của Nhà nƣớc.

+ Làng nghề sản xuất bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc - Giồng Trôm và bánh phồng Phú Ngãi - Ba Tri: Nghiên cứu thiết kế xây dựng quy trình sản xuất tiên tiến, khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở đầu tƣ thiết bị, xây dựng hệ thống xử lý môi trƣờng đạt tiêu chuẩn, có giải pháp để hỗ trợ làng nghề phát triển vùng trồng nếp cung cấp nguyên liệu cho sản xuất; thực hiện an toàn vệ sinh và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, cải tiến bao bì mẫu mã, phát triển mạnh thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu; củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã hiện có và vận động thành lập hợp tác xã mới trong các làng nghề; nhân rộng mô hình tăng cƣờng năng lực quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng tại làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng sang các làng nghề sản xuất khác.

Đối với các làng nghề sản xuất các sản phẩm từ dừa: Tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh của tỉnh; đồng thời, quan tâm bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể:

- Làng nghề sản xuất chỉ xơ dừa An Thạnh - Mỏ Cày Nam và Khánh Thạnh Tân - Mỏ Cày Bắc: Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ dây chuyền công nghệ chế biến chỉ xơ dừa; tập trung xử lý tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, đổi mới quy trình, thiết bị công nghệ sản xuất chỉ xơ dừa, phát triển thêm một số sản phẩm để cạnh tranh với thị trƣờng trong và ngoài nƣớc; tăng cƣờng củng cố, nâng cao hiệu

quả hoạt động của các doanh nghiệp lớn trong làng nghề để làm đầu mối hỗ trợ thúc đẩy các hộ sản xuất trong làng nghề phát triển.

- Làng nghề đan giỏ cọng dừa Phƣớc Long, Hƣng Phong - Giồng Trôm: Mở rộng quy mô sản xuất; đầu tƣ đổi mới công cụ, thiết bị chuyên dùng, nghiên cứu chuyển giao phần mềm thiết kế và khuyến khích các nghệ nhân thiết kế, sáng tạo ra nhiều mẫu mã mới, chất lƣợng cao đáp ứng thị trƣờng thị hiếu ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu; tổ chức truyền nghề và đào tạo thợ giỏi, nâng cao trình độ quản lý và kiến thức hội nhập của các doanh nghiệp và cơ sở; củng cố nâng cao chất lƣợng hoạt động hợp tác xã hiện có và tuyên truyền vận động thành lập thêm hợp tác xã mới để làm đầu mối hỗ trợ làng nghề. Phát triển làng nghề gắn với du lịch, với hoạt động bảo tồn tránh bị mai một.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)