Định hướng phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 80 - 81)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Định hƣớng phát triển du lịch làng nghề ở BếnTre

3.1.1. Định hướng phát triển du lịch

- Về thị trường khách: Định hƣớng thị trƣờng khách quốc tế từ các nƣớc

Đông Nam Á, Đông Bắc Á,tiếp đến là thị trƣờng các nƣớc Tây Âu, Bắc Mỹ. Về thị trƣờng khách nội địa: duy trì thị trƣờng trong khu vực, phát triển thị trƣờng khách các tỉnh Trung Bộ, Bắc Bộ. Phấn đấu đến năm 2015 tỉnh đón 433.000 lƣợt khách quốc tế, 518.000 lƣợt khách nội địa.

- Phát triển doanh thu du lịch: Để thực hiện chỉ tiêu doanh thu, ngoài việc

tăng lƣợng khách du lịch, ngành du lịch cần phát triển về số lƣợng khu du lịch, điểm du lịch; các dịch vụ du lịch; cải tiến nâng cao chất lƣợng mẫu mã, bao bì hàng hóa lƣu niệm; nâng cao chất lƣợng dịch vụ; kích thích nhu cầu chi tiêu và kéo dài thời gian lƣu trú của du khách. Phấn đấu đến năm 2015 doanh thu du lịch đạt 676 tỉ đồng, trong đó lữ hành chiếm 18 - 20 , lƣu trú 20 .

- Phát triển doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch:

Định hƣớng chính thu hút các tập đoàn, các doanh nghiệp có qui mô lớn, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh du lịch trong và ngoài nƣớc, tham gia đầu tƣ kinh doanh du lịch tại tỉnh. Đồng thời, thúc đẩy phát triển cơ sở kinh doanh du lịch cộng đồng tại địa phƣơng.

Định hƣớng phát triển không gian du lịch Bến Tre lấy Châu Thành làm điểm đột phá phát triển du lịch với các sản phẩm du lịch sinh thái sông nƣớc miệt vƣờn, khu nghỉ dƣỡng. Khu vực Ba Tri tập trung các sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử kết hợp với tham quan, nghiên cứu vƣờn chim Vàm Hồ. Khu vực Chợ Lách tập trung các vƣờn cây ăn trái, làng nghề hoa kiểng kết hợp tham quan di tích văn hóa – lịch sử. Thành phố Bến Tre là trung tâm dịch vụ, cung ứng, đầu mối giao thông, là điểm dừng chân quan trọng trong tuyến du lịch quốc gia trên quốc lộ 60.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch:

Đầu tƣ cơ sở hạ tầng xã hội: giao thông, điện, nƣớc, viễn thông,… đến các vùng quy hoạch phát triển du lịch, đặc biệt hệ thống giao thông. Tập trung đầu tƣ

cầu đƣờng, đảm bảo xe 50 chỗ vận chuyển khách du lịch đến đƣợc. Tập trung các công trình giao thông phục vụ du lịch

Đầu tƣ các cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch. Các dự án vừa hoàn thành và đƣa vào hoạt động: dự án Resort Forever Green, dự án du lịch biển Thừa Đức – Bình Đại, khu du lịch Lan Vƣơng,…

- Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch:

Du lịch sinh thái sông nƣớc, du lịch miệt vƣờn làng quê: tham quan sông nƣớc, vƣờn cây trái, vƣờn hoa kiểng, cây giống, dịch vụ đò chèo chở khách, xe ngựa,…

Du lịch tham quan, nghiên cứu tự nhiên, văn hóa – lịch sử, lễ hội, làng nghề, khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở xây dựng chƣơng trình tham quan nghiên cứu, phục vụ khách. Ngoài ra, tỉnh cón định hƣớng phát triển loại hình vui chơi – giải trí,du lịch nghỉ dƣỡng, thƣơng mại, công vụ

Phát triển sản phẩm: ngoài những sản phẩm du lịch chung của vùng, tỉnh tập trung xây dựng các sản phẩm đặc trƣng Bến Tre với các chủ đề chính: “Xứ Dừa”, “Hoa kiểng – Vƣờn cây trái”, “Đồng Khởi”,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)