Mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến làng nghề BếnTre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 77)

Tiêu chí Kết quả khảo sát

Rất hài long 4.04%

Hài long 35.86%

Tạm hài long 51.01%

Không hài long 9.09%

Rất hài lòng Hài lòng Tạm hài lòng Không hài lòng

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến làng nghề tại Bến Tre

Qua kết quả khảo sát, chúng ta thấy rằng, Bến Tre chƣa tạo đƣợc ấn tƣợng mạnh trong lòng khách du lịch, phần lớn khách chỉ tạm hài lòng khi du lịch ở Bến Tre. Đa số những khách tạm hài lòng hay không hài lòng đều cho rằng Bến Tre chƣa có nhiều sản phẩm du lịch đặc trƣng để thu hút, giữ chân hoặc thôi thúc họ

quay trở lại vào những lần sau. Đa số những khách đƣợc khảo sát chỉ tạm hài lòng về du lịch Bến Tre chứ chƣa thật sự đƣợc ấn tƣợng bởi những dịch vụ, hoạt động cũng nhƣ sản phẩm ở đây. Do vậy, cơ quan quản lý, các đơn vị lữ hành, các làng nghề cần tìm ra đƣợc những sản phẩm độc đáo, những hƣớng đi khác biệt so với các tỉnh lân cận ở đồng bằng sông Cửu Long để tạo đƣợc ấn tƣợng thật sự trong lòng mỗi du khách, góp phần thu hút du khách trở lại vào những lần sau.

Từ việc nghiên cứu thực trạng trên, tác giả rút ra một số hạn chế của du lịch làng nghề tại Bến Tre:

- Sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể có liên quan trong xây dựng, quy hoạch làng nghề còn rời rạc, thiếu sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc. Một số địa phƣơng có quy hoạch làng nghề với du lịch nhƣng quy hoạch thiếu thực tiễn và không đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh.

- Việc quản lý làng nghề còn chồng chéo, không thống nhất dẫn đến không có ngƣời chịu trách nhiệm cụ thể.

- Sự biến động về thị trƣờng, khó khăn trong cạnh tranh, tiêu thụ hàng hóa, nguồn vốn sản xuất khó khăn khiến nhiều làng nghề không chỉ ở Bến Tre nói riêng mà còn trên cả nƣớc nói chung đang ngày càng mai một và hoạt động cầm chừng, không tạo đƣợc môi trƣờng du lịch có sức hút.

- Khó khăn về cơ sở hạ tầng nghèo nàn, chƣa đạt chất lƣợng, giao thông yếu kém gây khó khăn trong việc đi lại. Hệ thống nhà hàng, khách sạn, nơi lƣu trú, các dịch vụ vui chơi, giải trí ở một số làng nghề còn đơn điệu, chƣa phát triển.

- Việc ô nhiễm môi trƣờng ở một số làng nghề cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến phát triển du lịch tại các làng nghề.

- Thiếu đội ngũ có tay nghề, yêu nghề và tâm huyết với nghề.

- Phong cách phục vụ du lịch của ngƣời dân làng nghề không chu đáo, thiếu sự chuyên nghiệp. Phát triển du lịch tại các làng nghề là một hình thức mới mẻ đối với ngƣời dân. Hơn nữa trong thời gian qua, các cấp, các ngành cũng chƣa quan tâm đến việc đào tạo, hƣớng dẫn các kỹ năng làm du lịch cho ngƣời dân. Từ đó xuất hiện các tệ nạn “chặt chém” trong khi chất lƣợng phục vụ thấp, chèo kéo khách du lịch tới cửa hàng… gây ức chế cho du khách khi đến tham quan làng nghề. Ngoài ra, đội ngũ thuyết trình viên tại các làng nghề vừa thiếu lại yếu.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Bến Tre không chỉ nổi tiếng về cảnh quan sông nƣớc hữu tình, cây xanh trái ngọt bốn mùa mà còn nổi tiếng bởi trang sử vẻ vang của những con ngƣời làm nên Đồng Khởi. Tỉnh Bến Tre có khá nhiều làng nghề bao gồm làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Sự phát triển của các làng nghề trong thời gian qua đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp, dịch vụ, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho ngƣời lao động ở nông thôn.

Làng nghề nơi đây khá phong phú với những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nƣớc nhƣ kẹo dừa Bến Tre, rƣợu Phú Lễ, bành tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, hoa kiểng Chợ Lách,... Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề là rất lớn nhƣng số khách du lịch đến làng nghề vẫn chƣa cao. Tác giả chọn hai làng nghề tiêu biểu để đi sâu nghiên cứu là làng nghề truyền thống bánh phồng Sơn Đốc nổi tiếng hàng trăm năm nay; làng nghề thứ hai làng nghề hoa kiểng Sơn Châu xã Sơn Định với dự án “Phát triển du lịch xã Sơn Định giai đoạn 2012 – 2015”. Thực trạng phát triển du lịch làng nghề của tỉnh còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Mặc dù đƣợc sự quan tâm hỗ trợ đầu tƣ của tỉnh về cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển, song vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Nguồn nhân lực đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ thấp, sản phẩm của làng nghề chƣa đƣợc đánh giá cao, chƣa có nhiều hoạt động quảng bá để thu hút khách du lịch, ô nhiễm môi trƣờng từ các làng nghề đang là những vấn đề đáng quan tâm hiện nay.

Nghiên cứu tình hình, đặc điểm của khách du lịch đến với các làng nghề Bến Tre có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch làng nghề. Nghiên cứu về thị trƣờng khách, độ tuổi để nắm bắt rõ hơn nhu cầu, thị hiếu của khách đối với các sản phẩm của làng nghề. Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm làng nghề nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của du khách.

Từ việc nghiên cứu các điều kiện và thực trạng phát triển các làng nghề ở Bến Tre, tác giả đã chỉ ra những hạn chế của hoạt động du lịch làng nghề. Đây là cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp phát triển loại hình du lịch làng nghề ở Bến Tre.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI BẾN TRE 3.1. Định hƣớng phát triển du lịch làng nghề ở Bến Tre

3.1.1. Định hướng phát triển du lịch

- Về thị trường khách: Định hƣớng thị trƣờng khách quốc tế từ các nƣớc

Đông Nam Á, Đông Bắc Á,tiếp đến là thị trƣờng các nƣớc Tây Âu, Bắc Mỹ. Về thị trƣờng khách nội địa: duy trì thị trƣờng trong khu vực, phát triển thị trƣờng khách các tỉnh Trung Bộ, Bắc Bộ. Phấn đấu đến năm 2015 tỉnh đón 433.000 lƣợt khách quốc tế, 518.000 lƣợt khách nội địa.

- Phát triển doanh thu du lịch: Để thực hiện chỉ tiêu doanh thu, ngoài việc

tăng lƣợng khách du lịch, ngành du lịch cần phát triển về số lƣợng khu du lịch, điểm du lịch; các dịch vụ du lịch; cải tiến nâng cao chất lƣợng mẫu mã, bao bì hàng hóa lƣu niệm; nâng cao chất lƣợng dịch vụ; kích thích nhu cầu chi tiêu và kéo dài thời gian lƣu trú của du khách. Phấn đấu đến năm 2015 doanh thu du lịch đạt 676 tỉ đồng, trong đó lữ hành chiếm 18 - 20 , lƣu trú 20 .

- Phát triển doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch:

Định hƣớng chính thu hút các tập đoàn, các doanh nghiệp có qui mô lớn, có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh du lịch trong và ngoài nƣớc, tham gia đầu tƣ kinh doanh du lịch tại tỉnh. Đồng thời, thúc đẩy phát triển cơ sở kinh doanh du lịch cộng đồng tại địa phƣơng.

Định hƣớng phát triển không gian du lịch Bến Tre lấy Châu Thành làm điểm đột phá phát triển du lịch với các sản phẩm du lịch sinh thái sông nƣớc miệt vƣờn, khu nghỉ dƣỡng. Khu vực Ba Tri tập trung các sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử kết hợp với tham quan, nghiên cứu vƣờn chim Vàm Hồ. Khu vực Chợ Lách tập trung các vƣờn cây ăn trái, làng nghề hoa kiểng kết hợp tham quan di tích văn hóa – lịch sử. Thành phố Bến Tre là trung tâm dịch vụ, cung ứng, đầu mối giao thông, là điểm dừng chân quan trọng trong tuyến du lịch quốc gia trên quốc lộ 60.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch:

Đầu tƣ cơ sở hạ tầng xã hội: giao thông, điện, nƣớc, viễn thông,… đến các vùng quy hoạch phát triển du lịch, đặc biệt hệ thống giao thông. Tập trung đầu tƣ

cầu đƣờng, đảm bảo xe 50 chỗ vận chuyển khách du lịch đến đƣợc. Tập trung các công trình giao thông phục vụ du lịch

Đầu tƣ các cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch. Các dự án vừa hoàn thành và đƣa vào hoạt động: dự án Resort Forever Green, dự án du lịch biển Thừa Đức – Bình Đại, khu du lịch Lan Vƣơng,…

- Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch:

Du lịch sinh thái sông nƣớc, du lịch miệt vƣờn làng quê: tham quan sông nƣớc, vƣờn cây trái, vƣờn hoa kiểng, cây giống, dịch vụ đò chèo chở khách, xe ngựa,…

Du lịch tham quan, nghiên cứu tự nhiên, văn hóa – lịch sử, lễ hội, làng nghề, khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở xây dựng chƣơng trình tham quan nghiên cứu, phục vụ khách. Ngoài ra, tỉnh cón định hƣớng phát triển loại hình vui chơi – giải trí,du lịch nghỉ dƣỡng, thƣơng mại, công vụ

Phát triển sản phẩm: ngoài những sản phẩm du lịch chung của vùng, tỉnh tập trung xây dựng các sản phẩm đặc trƣng Bến Tre với các chủ đề chính: “Xứ Dừa”, “Hoa kiểng – Vƣờn cây trái”, “Đồng Khởi”,…

3.1.2. Định hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch

- Đẩy mạnh phát triển các làng nghề gắn với nguyên liệu và vùng nguyên liệu tại địa phƣơng. Đặc biệt khuyến khích các làng nghề, làng nghề truyền thống khai thác hiệu quả nguyên liệu tại địa phƣơng, các phụ phẩm từ các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tại địa phƣơng nhằm tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, tận dụng diện tích, sản phẩm phụ trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở, làng nghề đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trƣờng nhằm giảm thiểu các rủi ro về sản xuất, nguyên liệu, thị trƣờng và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của du khách.

- Qui hoạch xây dựng các làng nghề gắn với các trục giao thông, các cơ sở hạ tầng khác hiện có nhằm giảm chi phí hỗ trợ về cơ sở hạ tầng. Khuyến khích phát triển các làng nghề theo các cụm công nghiệp gắn với các thị trấn, trung tâm xã, cụm xã.

- Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống:ƣu tiên phát triển các làng nghề truyền thống mà thị trƣờng có nhu cầu và tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ để duy trì và bảo tồn các làng nghề truyền thống lâu đời, mang bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện cho các làng nghề này phục hồi và phát triển.

- Phát triển ngành nghề mới: đẩy mạnh phát triển các loại hình ngành nghề nông thôn, ƣu tiên cho các làng nghề, ngành nghề chiếm ƣu thế trên thị trƣờng thông qua chƣơng trình hỗ trợ quảng bá, tiếp thị sản phẩm. Phát triển làng nghề phải đi đôi với bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững, không ảnh hƣởng đến cuộc sống, sức khỏe của các khu vực dân cƣ khác. Khuyến khích đầu tƣ và phát triển các ngành nghề nông thôn, làng nghề có sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

- Phát triển làng nghề gắn với du lich nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của vùng du lịch sinh thái miệt vƣờn, sông nƣớc, kết hợp tham quan làng nghề ngành nghề truyền thống, liên doanh, liên kết với các tỉnh trong khu vực để xây dựng những tour du lịch liên tỉnh phục vụ cả khách trong nƣớc và khách nƣớc ngoài trên cơ sở bảo vệ phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc.

- Đẩy mạnh kinh doanh du lịch, thu hút khách du lịch nƣớc ngoài và khách du lịch trong nƣớc trên cơ sở mở rộng, phát triển nhiều hình thức, nhiều mô hình du lịch ở cả hai loại hình du lịch tham quan và du lịch nghỉ dƣỡng.

- Khôi phục, phát triển các làng nghề, ngành nghề thủ công, thủ công mỹ nghệ truyền thống; chú trọng phát triển các sản phẩm thủ công tiêu biểu thế mạnh của Bến Tre, có lợi thế cạnh tranh, ngành nghề ƣu tiên của tỉnh, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa. Nhằm phấn đấu đƣa giá trị sản xuất công nghệ của làng nghề tăng bình quân 15 /năm; phát triển thêm 2-3 làng nghề mới, tạo việc làm ổn định cho khoảng 10.000 đến 12.000 lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng thu nhập cho lao động ở nông thôn từ 2-3 triệu đồng/ngƣời/tháng lên 3-4 triệu đồng/ngƣời/tháng; mỗi huyện sẽ có 2-3 loại sản phẩm làng nghề tiêu biểu để xây dựng nhãn hiệu và có ít nhất 50% số làng nghề đƣợc xây dựng mô hình kinh tế hợp tác hoạt động có hiệu quả, Ngoài ra, tỉnh cũng hỗ trợ và hƣớng dẫn các cơ sở sản xuất trong làng nghề thực hiện bảo vệ môi trƣờng theo quy định hiện hành. Để đạt

đƣợc các mục tiêu trên, tỉnh đã đề ra các định hƣớng, giải pháp cụ thể đối với những ngành nghề truyền thống đã hình thành lâu đời và các làng nghề sản xuất các sản phẩm từ dừa, trong đó, tập trung vào các chính sách hỗ trợ về đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong làng nghề; xử lý tình trạng ô nhiễm môi trƣờng làng nghề; xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển hệ thống giao thông nông thôn.

Đối với những làng nghề truyền thống đã hình thành lâu đời: Tập trung hỗ trợ vốn để duy trì, phát triển nguồn nguyên liệu, đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ làng nghề, đầu tƣ máy móc thiết bị để nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Cụ thể:

+ Làng nghề dệt chiếu - thảm (An Hiệp - Châu Thành; Nhơn Thạnh - thành phố Bến Tre, Thành Thới B - Mỏ Cày Nam): Tập trung phát triển vùng nguyên liệu tại chỗ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; mở các lớp đào tạo nghề để phát triển thêm mẫu mã, kiểu dáng mới, tạo các sản phẩm đặc trƣng của làng nghề; mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trƣờng đồng thời nghiên cứu hỗ trợ phát triển nghề mới.

+ Làng nghề sản xuất mây tre đan Phƣớc Tuy, Phú Lễ - Ba Tri: Đầu tƣ khôi phục vùng nguyên liệu, cải tiến công cụ lao động, mẫu mã, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các khâu sản xuất; khuyến khích nghiên cứu phát triển các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, hàng trang trí nội thất, hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại giới thiệu tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ làng nghề cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo tay nghề, truyền nghề, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, gắn với du lịch văn hoá và có kế hoạch thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để làm đầu mối quản lý.

+ Làng nghề tiểu thủ công nghiệp Phú Lễ - Ba Tri: Nghiên cứu quy trình sản xuất chuẩn, giữ vững hồ men gia truyền nhằm duy trì và nâng cao chất lƣợng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; cải tiến bao bì, đăng ký nhãn hiệu, xây dựng và phát triển thƣơng hiệu; hình thành tổ hợp tác và phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp, củng cố nâng cao chất lƣợng hoạt động của Hội Rƣợu Phú Lễ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập; hỗ trợ đầu tƣ cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề.

+ Làng nghề chế biến cá khô Bình Thắng - Bình Đại và An Thuỷ - Ba Tri: Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng nhà xƣởng, hệ thống sấy, hút chân không, đăng ký nhãn hiệu, bao bì sản phẩm, nâng cao chất lƣợng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, tổ chức truyền nghề và mời gọi đầu tƣ phát triển doanh nghiệp đầu mối để cung ứng nguyên liệu,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 77)