Mức độ hài lòng của doanh nghiệp/cơ sở về mức độ đáp ứng cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 63)

hạ tầng cho sản xuất

1.Rất không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Tạm hài lòng 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng

Các tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5

- Điện 4.04% 10.10% 31.31% 42.42% 12.12%

- Nƣớc 6.06% 14.14% 32.32% 40.40% 7.07%

- Nguyên liệu 9.09% 24.24% 41.41% 21.21% 4.04%

- Giao thông 8.08% 20.20% 38.38% 27.27% 6.06%

- Viễn thông,tivi, internet 11.11% 21.21% 33.33% 24.24% 10.10%

Trong các tiêu chí đánh giá về cơ sở hạ tầng thì điện đƣợc các doanh nghiệp, các cơ sở hài lòng nhiều nhất với 42,42%. Điện đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất cũng nhƣ sinh hoạt của các hộ dân ở các làng nghề. Nhìn chung, lúc đầu đa số các làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sản xuất bằng thủ công là chủ yếu nên nhu cầu sử dụng điện không cao; hiện nay các ngành nghề này phát triển mạnh, bắt đầu có sự đầu tƣ máy móc nên nhu cầu cần thiết phát triển thêm mạng lƣới điện ba pha đến các sơ sở sản xuất. Ở các làng nghề nông nghiệp các hộ sản xuất cây giống hoa kiểng có điện phục vụ tốt cho nhu cầu tƣới tiêu trong sản xuất. Tuy nhiên, tình trạng cúp điện giảm tải vào mùa nắng cũng gây ảnh hƣởng đến việc sản xuất ở các làng nghề.

Về nƣớc, khoảng 90 hộ dân tại các làng nghề này có nƣớc hợp vệ sinh để sinh hoạt. Công tác kiểm tra quản lý vận hành các nhà máy nƣớc đƣợc tiến hành thƣờng xuyên nhằm cung cấp nƣớc sạch cho ngƣời dân trong mùa khô. Hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số địa phƣơng thiếu nƣớc sạch để sinh hoạt, đặc biệt những hộ dân ở xa các trạm cấp thoát nƣớc tại các huyện Châu Thành, Chợ Lách,… Tuy nhiên, nƣớc cho việc tƣới tiêu tại các làng nghề nông nghiệp rất phong phú, bởi địa hình nơi đây có nhiều sông ngòi kênh rạch. Các làng nghề chế biến lƣơng thực, thực phẩm nhƣ bánh phồng, bánh tráng, kẹo dừa, rƣợu,… thì nƣớc sạch có vai trò

rất quan trọng quyết định chất lƣợng sản phẩm. Vì thế mà phần lớn các hộ sản xuất ở các làng nghề này đƣợc cấp nƣớc hợp vệ sinh phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Về nguyên liệu: Theo điều tra thì nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn ở Bến Tre có 02 dạng:

- Nguyên liệu nhân tạo: các loại dây nhựa nhân tạo, khung sắt phục vụ ngành nghề đan đát, tết bện; vải, cƣờm, ren, chỉ phục vụ may mặc và nghề thủ công mỹ nghệ; sắt, nhôm phục vụ cơ khí sửa chữa và các loại nguyên liệu công nghiệp khác,.... Các loại nguyên liệu này đƣợc tạo ra từ hoạt động sản xuất công nghiệp và đƣợc cung cấp từ thị trƣờng thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và nội tỉnh khá phong phú, ổn định.

- Nguyên liệu truyền thống: Đây là nguyên liệu chính phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn, một phần từ nguồn tài nguyên khoáng sản và phần lớn còn lại đƣợc tạo ra từ hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn của tỉnh và đƣợc thu mua từ các tỉnh khác.

Với cách khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên không theo hƣớng bền vững (đối với nhóm gỗ, mây tre lá ...) nên nguồn nguyên liệu đang ngày càng suy giảm về lƣợng và không đủ tiêu chuẩn về chất lƣợng thậm chí có loại đã bị khai thác theo hƣớng cạn kiệt. Làng nghề dệt chiếu Nhơn Thạnh thành phố Bến Tre, làng nghề đan đát Phƣớc Tuy huyện Ba Tri đã có một số hộ chuyển sang ngành nghề khác do thiếu nguyên liệu sản xuất. Không chỉ vậy, mức sống của các hộ lao động tại các làng nghề không cao, nên họ thiếu vốn đầu tƣ sản xuất. Khó khăn mà các làng nghề truyền thống hiện nay đang phải đƣơng đầu là giá nguyên liệu. Điều này dẫn tới giá thành phẩm cũng dao động theo khiến chủ cơ sở không dám ký những hợp đồng dài hạn với giá trị lớn. Nhiều chủ cơ sở muốn mua trữ nguyên liệu nhƣng lại thiếu vốn. Vòng tròn luẩn quẩn ấy khiến cho các cơ sở không thể đảm bảo cho ngƣời lao động có việc làm thƣờng xuyên và liên tục, công việc tại làng nghề dần trở thành một công việc thời vụ thay vì việc mang tính chuyên môn hóa tay nghề cao.

Về giao thông: đã khánh thành đƣa vào sử dụng cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, cầu Cái Sơn, Cầu sông Thơm, phà Hƣng Phong, phà Cổ Chiên và nâng cấp

phà Tân Phú,… đã tạo động lực phát triển kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi đi lại cho ngƣời dân Bến Tre. Hiện nay, tỉnh đã tập trung đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đến các làng nghề ngày càng hoàn chỉnh, các tuyến đƣờng liên tỉnh, liên huyện, xã và ấp đã đƣợc bê tông hóa tạo nhiều điều kiện thuận lợi để vận chuyển sản phẩm làng nghề tiếp cận thị trƣờng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc mở rộng đầu tƣ kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn chậm. Một số tuyến đƣờng giao thông chƣa đƣợc bê tông hóa hoàn chỉnh nên trong quá trình vận chuyển nguyên liệu cũng nhƣ sản phẩm đều gặp nhiều khó khăn, đặc biệt vào những tháng mƣa bão. Tuy hệ thống giao thông có nhiều cải thiện nhƣng vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu. Ở nhiều điểm đến du lịch làng nghề, tuy đƣờng vào đã đƣợc đổ bê tông, nhƣng còn quá nhỏ hẹp, xe 25, 45 chỗ ra vào rất khó khăn.

Về viễn thông, internet: Trong những năm gần đây ngành bƣu chính viễn thông phát triển mạnh đã tạo điều kiện cho ngƣời dân tiếp cận nhanh với thị trƣờng, để chủ động sản xuất tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu khách hàng. Tỉnh có trên 90% hộ có điện thoại phục vụ cho thông tin liên lạc và tivi, radio để theo dõi thông tin về giá cả, thị trƣờng, các thông tin về khoa học kỹ thuật. Trong đó, đầu số di động cao hơn nhiều so với thuê bao cố định. Một số hộ sản xuất tại các làng nghề cũng bắt đầu sử dụng internet để phục vụ cho nhu cầu theo dõi thông tin thị trƣờng và tiếp cận khoa học công nghệ. Tuy nhiên số thuê bao internet ở các làng nghề còn khá hạn chế.

2.3.3. Thực trạng về môi trường

Một yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch đến với các làng nghề đó là vấn đề môi trƣờng. Thực trạng môi trƣờng tại các làng nghề ở Bến Tre hiện nay đang đƣợc quan tâm. Bài toán đặt ra trong công tác quản lý làng nghề đã từ lâu nhƣng chƣa tìm đƣợc lời giải đáp thỏa đáng. Phát triển, quảng bá du lịch làng nghề đã khó, gìn giữ đƣợc bản sắc, những nét tinh hoa của làng nghề cũng nhƣ môi trƣờng sống của ngƣời dân còn khó hơn nhiều. Hầu hết các làng nghề Việt Nam nói chung các làng nghề Bến Tre nói riêng hiện nay đã và đang bị ô nhiễm ở cả ba dạng: ô nhiễm nƣớc, ô nhiễm rác thải và khí thải. Một trong những nguyên nhân của

tình trạng trên là do cách thức tổ chức quản lý sản xuất của các làng nghề hiện nay chƣa thật sự hiệu quả, đa số làng nghề sản xuất với hình thức nhỏ lẻ, thiếu sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, cũng nhƣ thông tin thị trƣờng. Tuy các cở sở đã làm bản cam kết bảo vệ môi trƣờng nhƣng hầu nhƣ chƣa thống kê đƣợc lƣợng chất thải phát sinh hằng ngày, chƣa có biện pháp xử lý đối với các loại hóa chất nguy hại và cũng nhƣ chƣa thu gom và xử lý nƣớc thải. Kết quả khảo sát mức độ ô nhiễm của hoạt động sản xuất làng nghề đến môi trƣờng đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3. Đánh giá của du khách về mức độ ảnh hưởng của làng nghề tới môi trường 1. Hoàn toàn không xấu 2. Không xấu 3. Tương đối xấu 4. Xấu 5. Rất xấu

Các tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5

- Nƣớc 2.52% 6.57% 34.85% 40.91% 15.15%

- Không khí 9.09% 19.70% 40.40% 27.78% 3.03%

- Tiếng ồn 11.11% 31.31% 36.87% 15.66% 5.05%

- Cảnh quan 8.59% 23.74% 35.35% 25.25% 7.07%

Trong các tiêu chí đánh giá về mức độ ô nhiễm đối với môi trƣờng thì nƣớc là tiêu chí đánh giá bị ô nhiễm nhiều nhất với 40,91 số ngƣời đƣợc khảo sát cho rằng hoạt động của làng nghề ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng nƣớc. Hoạt động sản xuất của các làng nghề ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng nƣớc, vì đa số các chất thải ra ngoài đều không qua xử lý. Làng nghề kẹo dừa, thạch dừa ở phƣờng 7 thành phố Bến Tre, một số cơ sở phải di dời để đảm bảo vệ sinh, môi trƣờng trong khu dân cƣ. Bên cạnh đó, các làng nghề nông nghiệp sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, ảnh hƣởng khá lớn đến nguồn nƣớc và không khí. Đa số các làng nghề thủ công mỹ nghệ từ dừa, nƣớc thải của các cơ sở hầu hết chƣa xử lý và đƣợc cho chứa trong ao tù hoặc thải thẳng trực tiếp ra kênh mƣơng, có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nƣớc.

Các làng nghề thủ công mỹ nghệ ở Bến Tre một mặt đem lại lợi nhuận về kinh tế cho đất nƣớc, tạo việc làm cho ngƣời dân nhƣng mặt khác lại tác động xấu đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Nhiều làng nghề trong quá trình sản xuất đã làm ô nhiễm không khí. Ảnh hƣởng bụi và rác thải trong quá trình sản xuất những mặt hàng từ chỉ xơ dừa, sản xuất thủ công mỹ nghệ từ dừa.

Đa số các làng nghề ở Bến Tre là các làng nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là sản xuất thủ công, việc sử dụng máy móc trong sản xuất còn rất hạn chế. Vì vậy, các làng nghề nhìn chung ít gây tiếng ồn làm ảnh hƣởng môi trƣờng xung quanh.

Ý thức về bảo vệ môi trƣờng ở đây rất đƣợc bà con chú trọng, phần lớn các hộ tham gia sản xuất đều có hố rác hợp vệ sinh. Các hộ sản xuất cây giống hoa kiểng đều đã qua các lớp tập huấn về kiến thức bảo vệ môi trƣờng, việc vứt bỏ lung tung các bao bì thuốc bảo vệ thực vật nay không còn, mà đƣợc thu gom đem thiêu hủy đúng cách, đúng nơi, đảm bảo môi trƣờng chung quanh. Tuy nhiên, qua quan sát đánh giá môi trƣờng xung quanh các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa thì hầu hết các phế phẩm, gỗ dừa dƣ thừa bị quăng bừa bãi xung quanh cơ sở; bụi gỗ bám đầy trên tƣờng cũng nhƣ trên trần nhà xƣởng. Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh kẹo dừa, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc vẫn còn tình trạng xả rác bừa bãi; cả ngƣời kinh doanh và một số du khách chƣa ý thức đƣợc việc bảo vệ môi trƣờng cảnh quan.

2.3. 4. Thực trạng về nguồn nhân lực

Thực trạng đáng đƣợc quan tâm hiện nay là nguồn nhân lực tại các làng nghề. Tình trạng thiếu thầy, thiếu thợ hiện nay rất phổ biến và đang là nỗi lo ngại không chỉ của các làng nghề mà của cả chính quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Kết quả khảo sát các cơ sở sản xuất và cơ sở kinh doanh làng nghề về thực trạng lao động tại các làng nghề tại Bến Tre đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bảng 2.4. Đánh giá của cơ sở/doanh nghiệp về lao động tại các làng nghề 1. không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Tạm hài lòng 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng 1. không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Tạm hài lòng 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng

Các tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5

- Trình độ tay nghề 6,06% 17,17% 45,45% 23,23% 8,08%

- Kinh nghiệm 5,05% 15,15% 49,49% 20,20% 10,10%

- Mức sống 13,13% 26,26% 42,42% 14,14% 4,04%

- Về trình độ tay nghề: Tại nhiều làng nghề trong tỉnh vẫn còn đội ngũ nghệ nhân với tay nghề cao, giàu tâm huyết và có khả năng truyền dạy nghề cho lớp thợ trẻ, tuy nhiên con số này không nhiều. Một số ít lao động chịu khó học tập, có tay nghề ngày càng tinh tế và sản xuất đƣợc nhiều mặt hàng khác nhau, có tính sáng tạo, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật. Riêng bà con ở các làng nghề sản xuất cây giống hoa kiểng Chợ Lách đã qua lớp đào tạo về kỹ thuật nhân giống và đƣợc tập huấn về pháp lệnh giống cây trồng. Tuy nhiên, số lao động đƣợc đào tạo chiếm con số khá khiêm tốn. Năm 2000 tỷ lệ lao động quan đào tạo chỉ là 7,36 , đến năm 2009 (Theo báo cáo 279/BC/UBND ngày 15/12/2009) đã tăng lên 38 . Điều này cho thấy, phần lớn các ngành nghề nông thôn ở Bến Tre ít phức tạp, dễ làm và có thể truyền nghề bằng cách cầm tay chỉ việc, tận dụng số lƣợng lớn lao động nông nhàn. Vì đội ngũ lao động có nhiều ngƣời chƣa qua đào tạo nên ảnh hƣởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, cải tiến kiểu dáng, mẫu mã, đặc biệt các làng nghề thủ công truyền thống. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 16 cơ sở đào tạo. Trong đó có 11 cơ sở công lập: 01 Trƣờng Cao đẳng nghề Đồng Khởi; 01 Trƣờng Trung cấp nghề Bến Tre; 01 Trung tâm dạy nghề Hội Phụ nữ; 01 Trung tâm dạy nghề cho ngƣời khuyết tật; và 07 trung tâm dạy nghề tại 07 huyện Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú, Châu Thành, Giồng Trôm, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam và 05 cơ sở dạy nghề tƣ thục. Với số lƣợng cơ sở đào tạo nghề hiện nay, hy vọng trong tƣơng lai số ngƣời đƣợc đào tạo sẽ nâng lên cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách.

- Về kinh nghiệm: hiện nay, lao động tại các làng nghề đang có xu hƣớng già hóa. Do đó, những nghệ nhân, những lao động lớn tuổi có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Mặc dù ít qua đào tạo nhƣng với sự cần cù, ham học hỏi, nghề dạy nghề vẫn đảm bảo cho ra những sản phẩm tốt. Lao động trẻ thì lại ít gắn bó với nghề, sẵn sàng tìm công việc khác có thu nhập cao hơn. Một số lớp trẻ khác lao động trong làng nghề nhƣng lại không thiết tha với nghề, việc học hỏi kinh nghiệm từ thế hệ trƣớc cũng hạn chế. Vì vậy, nguy cơ mai một làng nghề hiện nay đang là vấn đề đáng báo động.

- Về mức sống: những ngƣời lao động trong các làng nghề có xu hƣớng không hài lòng với mức thu nhập hiện tại, cuộc sống của họ còn khá vất vả, thu nhập hàng tháng chỉ trên dƣới 2 triệu đồng, rất ít làng nghề có thu nhập trên 3 triệu đồng. Đa số các làng nghề sản xuất với quy mô hộ gia đình, sản xuất nhỏ lẻ, manh múm nên mang lại hiệu quả kinh tế chƣa cao. Song song đó, những khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, tạo ra nhiều việc làm với mức thu nhập hấp dẫn cùng chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ. Những ngƣời lao động tại các làng nghề truyền thống vì muốn cải thiện cuộc sống của mình nên không còn mặn mà với nghề đang làm và sẵn sàng thoát ly khỏi nghề để đi làm ở các khu công nghiệp khi có cơ hội. Trong khi đó những nghệ nhân làng nghề truyền thống thì ngày càng già đi, dẫn đến tình trạng các làng nghề thiếu lao động và đứng trƣớc nguy cơ phải bỏ nghề. Do đó, khó khăn của nhiều doanh nghiệp hiện nay là vấn đề đào tạo lao động có tay nghề, yêu nghề, sống với nghề.

- Về giao tiếp: hầu hết, ngƣời dân nơi đây thật thà, chất phác, làm việc với nhau rất vui vẻ. Tuy nhiên, họ còn ngại tiếp xúc với ngƣời lạ, với khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế. Điều này cản trở việc phát triển du lịch làng nghề. Đa phần họ chƣa ý thức đƣợc vai trò của khách du lịch trong việc phát triển làng nghề. Các cơ sở sản xuất sản xuất và cơ sơ kinh doanh sản phẩm làng nghề ở các làng nghề Bến Tre làm du lịch chƣa thực sự chuyên nghiệp, thiếu kỹ năng hƣớng dẫn làm du lịch, cách tiếp khách du lịch, cách tiếp thị sản phẩm. Do đó, rào cản về giao tiếp làm khách du lịch chƣa thật sự thoải mái khi đến tham quan các làng nghề tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)