Sơ lược du lịch làng nghề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 36 - 39)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. Du lịch làng nghề

1.3.3. Sơ lược du lịch làng nghề ở Việt Nam

Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi dân tộc mỗi quốc gia. Những làng nghề này nhƣ một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Đó là những hình ảnh giới thiệu sinh động về đất, nƣớc và con ngƣời của mỗi vùng, miền, địa phƣơng. Phát triển du lịch làng nghề chính là một hƣớng đi đúng đắn và phù hợp, đƣợc nhiều quốc gia ƣu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trƣởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phƣơng mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc.

Trong những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nƣớc ngoài, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trƣng ở mỗi vùng. Làng nghề truyền thống Việt Nam ra đời từ rất lâu với vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nhân dân các địa phƣơng. Sự tồn tại của các làng nghề truyền thống không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế: giải quyết một số lƣợng lớn công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng mà còn có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, bảo vệ những giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống của đất nƣớc. Tuy nhiên, lịch sử các làng nghề truyền thống Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, các ngành nghề thủ công truyền thống có những lúc có nguy cơ bị mai một, thất truyền đặc biệt là giai đoạn những năm cuối của thế kỷ XX. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của sự tồn tại các làng nghề truyền thống đối với sự

phát triển kinh tế - xã hội của các địa phƣơng nói riêng và của cả nƣớc nói chung, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣa ra nhiều chính sách, giải pháp nhằm khôi phục và phát triển các làng nghề. Trong đó, Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt khuyến khích sự phát triển của loại hình du lịch làng nghề. Sự ra đời của các chƣơng trình du lịch làng nghề một mặt đã thoả mãn phần nào nhu cầu tìm hiểu lịch sử, văn hoá, đời sống ngƣời dân Việt Nam nói chung và các làng nghề nói riêng của các du khách. Mặt khác, hoạt động du lịch làng nghề cũng có những đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các làng nghề đó.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, tính đến năm 2012, cả nƣớc có hơn 3.000 làng nghề; trong đó có 400 làng nghề truyền thống với 53 nhóm nghề làm ra khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau. Trong đó nhiều sản phẩm nghề có lịch sử phát triển hàng trăm, hàng nghìn năm. Tiềm năng là vậy nhƣng ít khách đến làng nghề dù có khá nhiều chƣơng trình du lịch giới thiệu, bởi các làng nghề này chƣa có những điều kiện để trình diễn, dịch vụ phục vụ khách tham quan nghèo nàn. Sự tham gia của cộng đồng và phát triển du lịch chƣa cao, bởi họ chƣa nhận thức đƣợc giá trị của du lịch đem lại. Một làng nghề đƣợc coi là phát triển du lịch khi thu nhập từ du lịch chiếm ít nhất 25 thu nhập của làng. Bên cạnh đó, một số làng nghề hƣớng phát triển du lịch nhƣng hạ tầng giao thông và môi trƣờng còn nhiều bất cập. Du lịch làng nghề Việt Nam nói chung trên thực tế đã thu hút một lƣợng du khách đáng kể nhƣng vẫn chỉ là những nỗ lực tự phát, chƣa hình thành đƣợc cách làm chuyên nghiệp.

Bởi vậy, vấn đề đi tìm các biện pháp để du lịch làng nghề thực sự phát huy tiềm năng và hiệu quả, đóng góp ngày một lớn bền vững hơn cho mục tiêu phát triển du lịch cũng nhƣ phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa đƣợc coi là nhiệm vụ hết sức cấp thiết, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập toàn diện cùng với châu lục và thế giới.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Làng nghề đƣợc coi là một mô hình kinh tế có từ lâu đời ở nƣớc ta. Làng nghề có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống nhân dân vùng nông thôn. Phát

triển làng nghề giúp nâng cao đời sống của ngƣời dân nói riêng và giúp thay đổi bộ mặt của đất nƣớc nói chung.

Làng nghề không chỉ có giá trị to lớn về kinh tế mà còn mang đậm giá trị văn hóa lâu đời. Sản phẩm của làng nghề có giá trị thẫm mỹ cao, thể hiện bản sắc văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Do đó, mỗi sản phẩm đều có tiếng nói riêng, đấy không chỉ là những vật phẩm hàng hóa thuần túy cho sinh hoạt đời thƣờng mà nó còn là những tác phẩm nghệ thuật đƣợc kết tinh bởi đôi bàn tay khéo léo của con ngƣời, là biểu trƣng của một nền văn hóa thể hiện trình độ phát triển kinh tế, dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc.

Với những giá trị văn hóa của sản phẩm làng nghề mang lại, hiện nay, du lịch làng nghề đƣợc coi là một loại hình du lịch đặc sắc, thu hút nhiều du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Nƣớc ta có tiềm năng phát triển du lịch làng nghề rất lớn bởi từ Bắc tới Nam có rất nhiều làng nghề tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có nhiều sản phẩm có lịch sử phát triển hàng trăm, hàng nghìn năm. Song, cho đến nay việc khai thác du lịch làng nghề vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng hiện có. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề ra những giải pháp phát triển loại hình du lịch này ở một số làng nghề là điều rất cần thiết và vô cùng quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch cả nƣớc nói chung.

CHƢƠNG 2

CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI BẾN TRE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 36 - 39)