Sơ lược đất và người BếnTre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 39 - 44)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về tỉnh BếnTre và các làng nghề nơi đây

2.1.1. Sơ lược đất và người BếnTre

- Về điều kiện địa lý tự nhiên

Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đƣợc hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành; bao gồm sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên. Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9o48’ Bắc, cực Bắc nằm trên vĩ độ 10o20’ Bắc, cực

Đông nằm trên kinh độ 106o48’ Đông và điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105o57’

Đông. Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang có ranh giới chung là sông Tiền, phía Tây giáp Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển là 65 km. Trung tâm của tỉnh là thành phố Bến Tre, cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km về phía Bắc. Ngoài thành phố Bến Tre, tỉnh còn có 8 huyện: Châu Thành, Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Chợ Lách, Thạnh Phú, Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam; với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 236.020ha.

Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vƣờn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình giẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thƣợng nguồn, các nhánh sông lớn nhƣ hình nan quạt xòe rộng ở phía đông.

Bến Tre nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ ổn định trung bình năm là 27 – 300

C; chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 với hƣớng gió chủ đạo là gió mùa Tây Nam đến Tây tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với hƣớng gió chủ đạo là Bắc đến Đông Bắc. Lƣợng mƣa trung bình năm từ 1.250 – 1.500mm. Nhìn chung, hàng năm Bến Tre ít chịu ảnh hƣởng của bão và lũ lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây có tình trạng nhiễm mặn

vào sâu trong đất liền. Năm 2013, nƣớc mặn xăm nhập vào nhiều huyện: Châu Thành, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Bình Đại,… là cho đời sống ngƣời dân trong tỉnh gặp nhiều khó khăn.

Bến Tre có hệ sinh vật rất phong phú, đa dạng. Theo đặc điểm địa hình tự nhiên, lãnh thổ Bến Tre đƣợc chia thành 3 vùng sinh thái: nƣớc ngọt, nƣớc lợ, nƣớc mặn. Tài nguyên thực vật rừng có 25 loại, chủ yếu là bần, đƣớc, dừa nƣớc có giá trị kinh tế và cải thiện môi trƣờng. Tài nguyên về cây trồng nông nghiệp chủ yếu là lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây ăn trái: dừa, mía, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm,… Tài nguyên động vật của Bến Tre cũng khá phong phú, đặc biệt tài nguyên thủy sản là một thế mạnh của tỉnh. Đây là nguồn xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ và là nguồn thực phẩm đặc sản của tỉnh để phục vụ phát triển du lịch.

- Về kinh tế

Nhìn chung, tình hình sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2013 có nhiều chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã khẩn trƣơng triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh ngay từ đầu năm; các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp có dấu hiệu phục hồi sản xuất góp phần làm tăng tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ƣớc vƣợt kế hoạch và tăng so năm 2012; trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng 58,7 , khu vực kinh tế trong nƣớc tăng 2,4 . So với năm 2012, phần lớn sản phẩm chủ yếu đều giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá cao nhƣ: thủy sản đông lạnh, thức ăn gia súc, sữa dừa, than hoạt tính, bộ dây điện ô tô, hàng may mặc,…

Bên cạnh đó, một số sản phẩm bị sụt giảm nhƣ cơm dừa nạo sấy, thuốc lá điếu, thức ăn thủy sản, thuốc trị bệnh,... do gặp khó khăn trong tiêu thụ. Các làng nghề tiếp tục duy trì hoạt động góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho ngƣời lao động ở nông thôn.

Hoạt động thƣơng mại nội địa tƣơng đối ổn định, lƣợng hàng hoá đa dạng và phong phú, đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; nhiều chƣơng trình khuyến mãi đã đƣợc các doanh nghiệp tổ chức nhằm tăng sức mua

của ngƣời tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa; giá cả không có biến động lớn, không xảy ra hiện tƣợng khan hiếm hàng hóa, tăng giá đột biến. Trong năm 2013, tỉnh đã tổ chức 8 phiên chợ đƣa hàng Việt về nông thôn thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, tỉnh đã tổ chức Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Bến Tre lần thứ I năm 2013, với hơn 300 gian hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia, thu hút trên 140.000 lƣợt khách đến tham quan mua sắm, góp phần giới thiệu, quảng bá các sản phẩm và tiềm năng du lịch của tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đƣợc duy trì mức tƣơng đối cao, đạt 24 tỷ đồng, đạt 117 so với kế hoạch, tăng 13,7 so cùng kỳ. Hạ tầng thƣơng mại nội địa tiếp tục đƣợc đầu tƣ bằng nhiều nguồn vốn, trong năm toàn tỉnh đã triển khai xây dựng mới 12 chợ và nâng cấp 01 chợ.

Mặc dù còn ảnh hƣởng chung của suy thoái kinh tế thế giới, nhƣng hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh đã có những tín hiệu lạc quan. Kim ngạch xuất khẩu ƣớc đạt 505 triệu USD, đạt 118,8 kế hoạch, tăng 15,6 so cùng kỳ; thị trƣờng xuất khẩu tiềm năng, thị trƣờng truyền thống đƣợc củng cố và phát triển; trong đó thị trƣờng Châu Á tăng 25,3 ; EU tăng 32,7 ; Châu Mỹ tăng 27,2 . Kim ngạch nhập khẩu đạt 224 triệu USD, đạt kế hoạch và tăng 26,6 so với cùng kỳ.

Công tác bình ổn thị trƣờng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, đã tăng cƣờng các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng nhằm duy trì trật tự kinh doanh trên địa bàn. Các trƣờng hợp vi phạm trong kinh doanh đƣợc xử lý theo quy định của pháp luật, với tổng số tiền xử phạt hành chính hơn 3,8 tỉ đồng.

Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển khá, các chỉ tiêu về lƣợng khách và doanh thu đều tăng so kế hoạch và năm 2012. Doanh thu trong năm 2013 đạt 448 tỷ đồng, đạt 122,7 kế hoạch, tăng 21,8 so cùng kỳ. Các cơ sở kinh doanh du lịch tích cực quan hệ với các đơn vị lữ hành ngoài tỉnh để đƣa khách về Bến Tre; các điểm, khu du lịch, hệ thống nhà hàng - khách sạn và dịch vụ không ngừng đƣợc cải thiện đáp ứng nhu cầu của du khách.

- Về văn hóa – xã hội

Cho đến cuối thế kỷ XVII, vùng đất Bến Tre ngày nay về cơ bản vẫn còn là vùng đất hoang vu chƣa đƣợc khai phá, khắp nơi là rừng rậm, đầm lầy. Vùng đất

này đƣợc sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam vào thế kỷ XVIII, mặc dù ngƣời Việt đã đến đây ở từ trƣớc đó khá lâu. Những ngƣời Việt đến Bến Tre vào thời gian này hầu hết là những ngƣời ở các tỉnh miền Trung, những ngƣời đến bằng đƣờng biển theo các cửa sông; định cƣ trƣớc tiên ở các vùng đất cao. Những con ngƣời với tinh thần tự lực, tự cƣờng, thông minh, bất khuất vƣợt mọi khó khăn chinh phục miền đất hoang vu từ những buổi đầu khai thiên lập địa.

Dân số của tỉnh hiện nay có khoảng 1,387 triệu ngƣời, đa số là dân tộc Kinh. Lực lƣợng lao động dồi dào, số dân trong độ tuổi lao động chiềm 70,2% tổng số dân. Trong đó, tỉ lệ lao động qua đào tạo chiếm 44,6%.

Về tôn giáo, tỉnh Bến Tre nói riêng cũng nhƣ Nam Bộ nói chung, từ lâu là địa bàn cƣ trú của nhiều tộc ngƣời, đông nhất là ngƣời Việt, rồi đến ngƣời Khmer, ngƣời Hoa, ngƣời Chăm. Trong quá trình cộng cƣ đã diễn ra mối quan hệ giao lƣu văn hóa giữa các cộng đồng cƣ dân nói trên khá đậm nét, mà rõ nhất là trên lĩnh vực tín ngƣỡng, tôn giáo. Đạo Nho đã ảnh hƣởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của ngƣời dân vùng ba cù lao này từ nửa đầu thế kỷ XX về trƣớc, nhƣng xét về mặt hành đạo cũng nhƣ hệ thống giáo quyền, đạo Nho hoàn toàn không giống nhƣ đạo Phật hay đạo Thiên Chúa. Đây là đạo thờ ông bà, một thứ tín ngƣỡng đã có gốc rễ sâu sắc trong quảng đại quần chúng từ xa xƣa, vừa mang ý nghĩa luân lý, vừa là sự biểu rõ tình cảm về huyết thống đƣợc thể hiện trong môi trƣờng gia đình, gia tộc, không mang tính chất thần thánh hóa, không có giáo điều, giáo lý, cũng không có giáo chủ, không cần ngƣời thuyết giảng để làm cái gạch nối giữa đạo và đời. Từ “đạo” ở đây theo cách hiểu của dân gian là một tập tục hàm chứa lòng biết ơn, nghĩa sinh thành, lòng hiếu thảo với ông bà, tổ tiên, sự ý thức về nguồn gốc của mình. Ngoài những tín ngƣỡng, tôn giáo truyền thống mang theo từ mảnh đất cội nguồn, những lƣu dân ngƣời Việt trên bƣớc đƣờng di chuyển và định cƣ ở vùng đất mới, đã tiếp nhận có chọn lọc các yếu tố văn hóa, tín ngƣỡng, tôn giáo của các cƣ dân bản địa. Hầu nhƣ các tôn giáo phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đều có mặt ở Bến Tre từ đạo Nho, đạo Phật, đạo Thiên Chúa, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, đạo Dừa... xét về mặt ảnh hƣởng cũng nhƣ số lƣợng tín đồ, thì đáng chú ý nhất là 3 tôn giáo lớn: đạo Phật, đạo Thiên Chúa và đạo Cao Đài.

Về lễ hội, Bến Tre không có nhiều lễ hội lớn, hấp dẫn nhƣ các nơi khác. Lễ hội lớn nhất và tƣng bừng nhất là lễ hội Nghinh Ôngcủa cƣ dân ven biển ở xã Bình Thắng, huyện Bình Đại và các huyện Ba Tri và Thạnh Phú. Hàng trăm tàu thuyền đánh bắt cá của huyện, của tỉnh và các tỉnh bạn nhƣ Tiền Giang, Trà Vinh thậm chí các tỉnh xa hơn nữa, trong khi hành nghề thuận tiện vẫn tập trung về nơi cửa Đại cùng ngƣ dân Bến Tre tham gia lễ hội Nghinh Ông. Lễ hội thứ hai mang ý nghĩa văn hóa - lịch sử là lễ hội Nguyễn Đình Chiểu, tổ chức vào ngày 1 tháng 7 hàng năm tại cụm đền thờ, mộ nhà thơ tại xã An Đức, huyện Ba Tri với hàng ngàn ngƣời tham dự. Ngoài ra ở Bến Tre còn có những lễ hội hƣớng về truyền thống cách mạng nhƣ: lễ hội Đồng Khởi, đƣợc tổ chức ngày 17 tháng 1 hằng năm, với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đồng thời cũng thu hút một số lƣợng khách đáng kể của các tỉnh thành bạn cùng tham dự.

Bến Tre - xứ sở của những đảo dừa, quê hƣơng của những ngƣời con trung dũng kiên cƣờng không chỉ làm nên chiến công oai hùng trong chiến tranh mà còn đạt đƣợc nhiều thành tựu trong thời kỳ đất nƣớc đổi mới. Bến Tre là quê hƣơng Đồng khởi, nổi tiếng với tên tuổi của nữ tƣớng Nguyễn Thị Định và sự ra đời của đội quân tóc dài; của liệt sĩ Trần Văn Ơn,… đã góp phần làm rạng rỡ trang sử vẻ vang của quê hƣơng. Vùng đất địa linh nhân kiệt này còn sinh ra nhiều danh nhân nhƣ: nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, nhà giáo Võ Trƣờng Toản, học giả Phan Thanh Giản - vị tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ đã để lại cho quê hƣơng một gia tài đồ sộ hơn 500 bài thơ, bài văn. Trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, báo chí, Bến Tre cũng đã sinh ra những ngƣời con mà tên tuổi của họ đã góp phần làm rạng danh nền văn hóa nƣớc nhà. Lịch sử báo chí Việt Nam đã đƣợc khởi đầu bởi những con ngƣời có trình độ uyên thâm nhƣ: Nhà văn hóa Trƣơng Vĩnh Ký - ngƣời làm báo đầu tiên ở Việt Nam, ngƣời thông thạo 27 thứ tiếng nƣớc ngoài; Sƣơng Nguyệt Anh, ngƣời con gái tài ba của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu - chủ bút tờ "Nữ Giới Chung" và Lê Hoằng Mƣu - chủ bút tờ “Lục Tỉnh Tân Văn”.

Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đất và ngƣời Bến Tre đƣợc minh chứng rõ nét qua tập quán sinh hoạt của con ngƣời và từng công trình di tích

văn hóa lịch sử. Đây chính là tài nguyên nhân văn rất có ý nghĩa tạo nên giá trị du lịch, gắn kết hỗ trợ cho ngành nghề nông thôn trong tỉnh Bến Tre phát triển hài hòa toàn diện hơn. Nó góp phần nâng cao đời sống kinh tế của ngƣời dân nông thôn và giữ gìn nét văn hóa truyền thống của quê hƣơng xứ dừa. Cuộc sống của ngƣời dân Bến Tre đang khởi sắc, hứa hẹn những vụ mùa bội thu. Nhiều sản phẩm của xứ dừa đã bƣớc ra thế giới, làm giàu cho quê hƣơng trên con đƣờng hội nhập kinh tế với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 39 - 44)