Khái niệm du lịch làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 33 - 34)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. Du lịch làng nghề

1.3.1. Khái niệm du lịch làng nghề

Theo PGS.TS. Phạm Trung Lƣơng, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch nhận định: “Du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hoá tổng hợp đƣa du khách tới tham quan, thẩm nhận các giá trị văn hoá và mua sắm những hàng hoá đặc trƣng của làng nghề trên khắp mọi miền đất nƣớc”. Nhƣ vậy, du lịch làng nghề là loại hình du lịch khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Các sản phẩm của các làng nghề đƣợc tạo ra nhƣ một đối tƣợng tài nguyên du lịch có giá trị, đƣợc khai thác để phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan du lịch hoặc tham gia vào các công đoạn sản xuất sản phẩm đặc trƣng của làng nghề đó. Nó không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho địa phƣơng và đất nƣớc mà còn góp phần tôn vinh, bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc.

Du lịch làng nghề đƣợc khai thác một cách bài bản, chuyên nghiệp, sẽ là phƣơng tiện giao lƣu, quảng bá văn hóa, đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam một cách sâu rộng và có hiệu quả, góp phần tôn vinh, bảo tồn và giới thiệu rộng rãi các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Du lịch làng nghề góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng các làng nghề. Du lịch làng nghề đƣợc quảng bá và thị trƣờng các sản phẩm của làng nghề đƣợc mở rộng sẽ nâng cao thu nhập của cƣ dân làng nghề, mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho làng nghề và cho địa phƣơng có làng nghề.

Du lịch làng nghề truyền thống là loại hình du lịch văn hoá mà qua đó khách du lịch đƣợc thẩm nhận các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể có liên quan mật

thiết đến một làng nghề cổ truyền của một dân tộc nào đó. Làng nghề truyền thống đƣợc xem nhƣ một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao hàm trong nó cả những giá trị vật thể và phi vật thể. Loại hình du lịch này diễn ra tại các làng nghề còn đang hoạt động sản xuất các sản phẩm truyền thống nhằm mục tiêu tìm hiểu, chiêm ngƣỡng, thƣởng thức về làng nghề và quá trình sản xuất sản phẩm truyền thống. Đây là một hoạt động kinh doanh tại các làng nghề có lợi ích về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết của khách du lịch về lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề góp phần tăng thêm tình yêu quê hƣơng đất nƣớc; mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội.

Từ đó chúng ta thấy rằng, du lịch làng nghề truyền thống có những đặc điểm cơ bản nhƣ sau:

- Điểm đến là một làng nghề truyền thống đã và đang hoạt động sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống.

- Điểm hấp dẫn của du lịch làng nghề là khách du lịch đƣợc tìm hiểu về lịch sử hình thành và các đặc điểm của làng nghề, cũng nhƣ tìm hiểu về những đặc điểm riêng của những sản phẩm thủ công truyền thống tại làng nghề.

- Dịch vụ du lịch làng nghề hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế của các hộ làng nghề cũng nhƣ sự phát triển kinh tế của địa phƣơng.

- Góp phần bảo tồn văn hoá truyền thống của làng nghề và các nghề thủ công truyền thống.

- Du lịch làng nghề góp phần giáo dục cho nhân dân về lịch sử dân tộc và nâng cao tình yêu đối với quê hƣơng đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 33 - 34)