7. Cấu trúc luận văn
3.2. Một số giải pháp
3.2.5. Giải pháp về thông tin thị trường, quảng bá làng nghề gắn với du lịch
Về hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Hiện nay, khâu tiếp thị và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm ngành nghề ở Việt Nam nói chung và ở Bến Tre nói riêng còn nhiều hạn chế, thời gian gần đây hàng loạt các làng nghề trong cả nƣớc gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế nhƣ hiện nay. Vì vậy, các cấp chính quyền cần phải thật nỗ lực để giúp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp từng bƣớc chiếm lĩnh và phát triển thị trƣờng:
- Giúp cho tiểu thủ công nghiệp nông thôn tiếp cận thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng nƣớc ngoài bằng cách ƣu tiên về quảng cáo, triển lãm. Xây dựng và triển khai thực hiện chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại cung cấp các thông tin về thị
trƣờng, tổ chức hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, cho quyền đƣợc đăng ký để kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp nếu có nhu cầu.
- Tổ chức mạng lƣới tiêu thụ, nhất là phối họp với các điểm du lịch, mạnh dạn mở các đại lý và văn phòng đại diện ở các thành phố lớn, với phƣơng thức tiếp thị đa dạng và kết hợp với các ngành kinh tế khác để quảng bá sản phẩm ngành nghề, nhất là các sản phẩm đặc trƣng của Bến Tre.
- Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lƣợng và tính cạnh tranh của sản phẩm thông qua các chƣơng trình kinh tế - xã hội và các trung tâm tƣ vấn, chuyển giao công nghệ,.... để sản phẩm đƣợc thị trƣờng chấp nhận.
- Chủ động liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp ở các tỉnh thành khác trong cả nƣớc để tiêu thụ sản phẩm, bằng các hình thức nhận làm gia công, ký kết các hợp đồng thu mua sản phẩm làng nghề. Phát triển các doanh nghiệp ngành nghề nông thôn hiện có trên địa bàn tỉnh, thành các đầu mối tìm kiếm thị trƣờng và thu mua sản phẩm ngành nghề nông thôn ở các cơ sở nhỏ để tiêu thụ. Có chính sách ƣu đãi về thuế, tín dụng, sử dụng đất cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào phát triển sản xuất trên địa bàn nông thôn.
- Khuyến khích các cơ sở ngành nghề hợp tác với kiều bào ở nƣớc ngoài để thâm nhập thị trƣờng hàng xuất khẩu, xây dựng mạng lƣới các đại lý, chuổi các cửa hàng ở nƣớc ngoài và phát triển các mặt hàng mới theo yêu cầu của thị trƣờng.
Về kết nối thông tin đến với người sản xuất, kinh doanh: Trong thời đại thông
tin, có rất nhiều hình thức để đƣa thông tin đến với ngƣời sản xuất; trong đó, cần tập trung vào các hình thức nhƣ sau:
- Thành lập mạng lƣới thƣ viện đến các xã, tăng thời lƣợng và chất lƣợng đối với các chƣơng trình phát thanh, truyền hình, báo chí địa phƣơng về các nội dung liên quan đến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, kinh tế thị trƣờng và hội nhập,…
- Phát triển hệ thống mạng thông tin từ các cơ sở ngành nghề - ấp - xã - huyện - tỉnh, phấn đấu đƣa Internet đến tất cả các cơ sở, làng nghề. Thƣờng xuyên cập nhật nội dung về phát triển ngành nghề nông thôn, về thị trƣờng tiêu thụ trên website của Tỉnh.
- Phải có trung tâm thông tin và điều tiết sản xuất cho các làng nghề có cùng sản phẩm để các hộ thành viên có kế hoạch sản xuất phù hợp, và các hộ sản xuất cần phải có các thông tin về thị trƣờng và đơn đặt hàng để giảm thiểu rũi ro sản phẩm làm ra không có thị trƣờng tiêu thụ.
Về các hoạt động liên doanh liên kết để phát triển ngành nghề nông thôn:
Tăng cƣờng các hoạt động liên doanh, liên kết trong phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bến Tre với các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh lân cận nhƣ: Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh,... để vừa tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ, tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật và để thu hút đầu tƣ. Những lĩnh vực cần tăng cƣờng hợp tác và liên doanh liên kết:
- Hợp tác, trao đổi và phân công các lĩnh vực về công nghệ sản xuất, chế biến, xây dựng thƣơng hiệu hàng hóa, xúc tiến thị trƣờng, nguồn nguyên liệu
- Trao đổi tham quan học tập kinh nghiệm - kỹ thuật sản xuất hoa cây cảnh, sản xuất cây giống, mô hình du lịch sinh thái,...
- Liên kết với các doanh nghiệp công nghiệp để hợp tác gia công các mặt hàng phục vụ công nghiệp hoặc khai thác nguyên liệu cho phát triển làng nghề.
- Tổ chức các đợt tham quan để học hỏi các cơ sở ngành nghề khác và đa dạng hóa sản phẩm làng nghề.
Về hoạt động tiếp thị, khuyến thị:
- Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trƣờng, số lƣợng các buổi hội chợ cũng có xu thế tăng nhanh; quy mô hội chợ rất đa dạng, từ cấp huyện, cấp tỉnh, cấp vùng, cả nƣớc đến hội chợ quốc tế; những hội chợ lớn thƣờng có các buổi hội thảo chuyên đề. Đây là cơ hội lớn để các tổ chức làng nghề, cá nhân tham gia quảng bá về sản phẩm, cũng nhƣ tìm kiếm đối tác hợp tác và mở rộng thị trƣờng. Với vai trò quan trọng của hội chợ trong xúc tiến thƣơng mại nhƣ trên, kiến nghị các ngành, các cấp có liên quan theo dõi chặt chẽ chƣơng trình kế hoạch của các hội chợ có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức cá nhân tham gia đầy đủ các buổi hội chợ và có chính sách hỗ trợ khi tham gia.
- Xây dựng quan hệ hợp tác với mạng lƣới tiêu thụ cả trong và ngoài nƣớc để giới thiệu các sản phẩm mới.
- Xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề, đƣa sản phẩm làng nghề đến với khách du lịch, kết hợp du lịch với mua sắm.
Về quảng bá làng nghề gắn với du lịch
- Các cơ quan chức năng có liên quan cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá thu hút du khách. Khi tổ chức các sự kiện xúc tiến du lịch cần lồng ghép các hoạt động, sự kiện văn hóa dân gian tại các làng nghề truyền thống.
- Chủ động tổ chức các điểm trƣng bày và giới thiệu, quảng bá sản phẩm của làng nghề tại các trung tâm thƣơng mại, các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn nhằm đƣa sản phẩm làng nghề đến với khách du lịch, kết hợp du lịch với mua sắm.
- Tạo điều kiện và khuyến khích các hộ nông dân tiếp cận thông tin thị trƣờng, khoa học kỹ thuật. Chú ý bảo tồn và phát triển những nét văn hóa đặc sắc để nâng cao giá trị truyền thống làng nghề phục vụ khách du lịch.
- Chú trọng công tác quảng bá rộng rãi bằng nhiều kênh thông tin, trong các tour du lịch để tiếp cận thị trƣờng. Tham gia các hội chợ, các ngày hội làng nghề, từ đó tập hợp các nghệ nhân trong nghề với các sản phẩm đặc trƣng của họ để trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, nâng cao giá trị sản phẩm nhằm thúc đẩy công tác quảng bá hiệu quả hơn.
- Xây dựng bộ tài liệu sản phẩm (catalogue) và thiết kế, in ấn đẹp hoặc đóng gói vào CDROM. Hồ sơ làng nghề, cơ sở sản xuất, sản phẩm cần chú trọng các yếu tố cần thiết nhƣ giới thiệu về lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của làng nghề, cơ sở sản xuất; các đặc trƣng làng nghề; giới thiệu về tổ chức, nhân lực, thiết bị, nhà xƣởng; chủng loại sản phẩm, mẫu sản phẩm, xuất xứ, thời gian sản xuất, thời hạn sử dụng,… Có nhƣ thế thì giá trị sản phẩm làng nghề sẽ đƣợc nâng cao và tạo đƣợc ấn tƣợng tốt trong lòng mỗi du khách.