Những điều kiện để trở thành một làng nghề du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 34 - 36)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. Du lịch làng nghề

1.3.2. Những điều kiện để trở thành một làng nghề du lịch

Nƣớc ta có rất nhiều làng nghề nhƣng không phải làng nghề nào cũng có thể phát triển du lịch. Để trở thành một làng nghề du lịch thì bản thân làng nghề cần có những điều kiện sau:

Thứ nhất là các giá trị văn hóa làng nghề thể hiện thông qua tính truyền thống của công nghệ và kỹ thuật sản xuất, đó là kết quả của một quá trình kết tinh,

truyền tải và tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc thù sản phẩm của làng nghề phụ không thuộc vào dây chuyền sản xuất hiện đại, năng suất cao mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, bí quyết tài hoa ngƣời thợ chế tác đồ thủ công. Sản phẩm sản xuất từng chiếc, từng chiếc, do đó huy động dấu ấn tình cảm và cá nhân ngƣời thợ. Trong xu thế quốc tế hóa mọi mặt của đời sống giá trị văn hóa truyền thống có sức hút đặc biệt đối với cá giá trị văn hóa truyền thống của ngƣời Việt Nam.

Thứ hai là các giá trị lịch sử các làng nghề phải có tuổi nghề khá cao, sản phẩm thƣờng gắn với đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng, lƣu giữ cả những yếu tố tín ngƣỡng, phong tục tập quán của các làng nghề. Bởi vậy các làng nghề du lịch thƣờng phải gắn với lễ hội truyền thống, gắn với cảnh quan thiên nhiên truyền thống của làng quê Việt Nam nhƣ: bến nƣớc, dòng sông, đình làng,…

Thứ ba là mức độ tham gia của cộng đồng. Động cơ của khách du lịch khi lựa chọn đến các làng nghề là đƣợc tận mắt quan sát quá trình sản xuất và mua sắm sản phẩm thủ công. Ngoài ra họ còn muốn tham gia vào đời sống sinh hoạt thƣờng nhật của làng quê. Quá trình này đòi hỏi mức độ tham gia của cộng đồng là rất lớn, từ khâu hƣớng dẫn sản xuất cho thuê cơ sở lƣu trữ tại nhà mời khách các món ăn truyền thống, thuyết minh cho khách về phong tục tập quán của làng. Bởi vậy, du lịch làng nghề đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa khách du lịch, ngƣời dân địa phƣơng, đơn vị kinh doanh du lịch.

Các tiêu chí để xây dựng và phát triển làng nghề du lịch: Theo nhóm tác giả quyển sách “Làng nghề du lịch Việt Nam” do NXB Thống kê – Hà Nội năm 2008 thì một làng nghề đƣợc coi là làng nghề du lịch hoàn chỉnh cần đạt đƣợc các tiêu chuẩn sau:

+ Có sản phẩm thủ công độc đáo, đặc sắc, tinh xảo gắn liền với đội ngũ nghệ nhân.

+ Có nơi sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ để biểu diễn quy trình sản xuất để cho khách du lịch xem.

+ Có gian hàng trƣng bày và bán sản phẩm làng nghề.

+ Có nhân viên thuyết minh, hƣớng dẫn khách du lịch có các dịch vụ phục vụ khách du lịch.

+ Có không gian phục vụ ăn uống, đỗ xe tách biệt.

+ Có cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi, bảng chỉ dẫn rõ ràng phục vụ khách tham quan.

+ Môi trƣờng trong sạch, sản xuất không làm ô nhiễm môi trƣờng. + Thu nhập về du lịch chiếm ít nhất 25 thu nhập của làng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 34 - 36)