Những hệ lụy xã hội của thảm họa kép tháng 3/2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng đông bắc nhật bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011 (Trang 36 - 39)

Thảm họa kép tháng 3/2011, với tính chất phức hợp của một chuỗi các thảm họa tự nhiên là động đất sóng thần và sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân đã gây ra

Quốc gia, tỉnh Thành phố, thị trấn, làng Cư dân tương trợ lẫn nhau

Kế hoạch tuyến trên Chính sách phục hưng Địa sách của quốc gia, tỉnh... Kế hoạch phục hưng (tp,tt, làng) Phạm vi: tp, tt, làng Đặc trưng : hỗ trợ công cộng Chủ thể tạo lên : tp, tt, làng Chủ thể thực địa : hành chính

Tái thiết sự tương trợ Phạm vi : Phạm vi mang ý thức chỉ định

Đặc trưng : sự tương trợ Chủ thể tạo lên : người dân khu vực

Chủ thể thực địa: tái thiết xã hội Ra quyết định Ra quyết định 1. Kế hoạch tái thiết 2. Kế hoạch sử dụng đất 3. Phát triển hạ tầng 4. Phát triển đô thị 5. Xúc tiến sản nghiệp

1. Tiêu chuẩn tái thiết thành phố 2. Phác thảo, sắp

xếp qui tắc 3. Tầm nhìn 4. Chương trình 5. Tái thiết xã hội 6. Phương pháp

tương trợ Tính thống nhất Phản chiếu

những thiệt hại nặng nề và để lại hệ quả nghiêm trọng cho một phạm vi rộng lớn vùng Đông Bắc Nhật Bản.

Sau thảm họa kép tháng 3/2011, cấu trúc cộng đồng dân cƣ vùng Đông Bắc đặc biệt là 3 tỉnh Iwate, Miyagi, Fukushima bị phá vỡ và thay đổi. Với thực trạng đổi nơi cƣ trú, sơ tán nhƣ đã trình bày ở trên, bối cảnh khu vực sau thảm họa mang những hệ lụy đặc trƣng khác với các thảm họa trƣớc đây trong lịch sử.

Hệ lụy đầu tiên cần kể tới là quá trình biến động sơ tán và di cƣ diễn ra trên một phạm vi rộng lớn. Do thảm họa kép đã tàn phá một phần rộng lớn toàn vùng Đông Bắc Nhật Bản, kết hợp với ảnh hƣởng của sự cố nhà máy điện hạt nhân đã khiến cho quá trình di cƣ không chỉ diễn ra trong nội bộ tỉnh hay khu vực mà nhƣ đã dẫn chứng ở phần trên, hƣớng di chuyển nơi ở hầu hết là các khu vực còn lại trên đất nƣớc Nhật Bản. Quá trình sơ tán dù xuất phát điểm là tự phát hay theo sự chỉ đạo của nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng cũng đều dẫn tới hệ quả là sự xáo trộn, thay đổi cấu trúc cộng đồng. Việc sơ tán tự chủ thƣờng mang tính chất cá nhân hay hộ gia đình nhỏ lẻ, khác với sơ tán theo chỉ đạo từ nhà nƣớc là di cƣ toàn khu vực. Nhƣ vậy, có thể thấy quá trình di cƣ sau thảm họa kép ở vùng Đông Bắc diễn ra với hình thức đa dạng, phạm vi rộng tạo nên những biến động phức tạp cho cộng đồng dân cƣ khu vực.

Hệ quả của việc sơ tán, thay đổi nơi cƣ trú sau thảm họa là sự ly tán gia đình và liên kết cộng đồng dân cƣ khu vực. Theo kết quả khảo sát của báo Fukushima Minyu (Những ngƣời bạn dân Fukushima), số hộ gia đình tại các thị trấn làng thuộc tỉnh Fukushima đều tăng từ khoảng 20%, đặc biệt ở làng Katsurao và Iitate, số hộ gia đình còn tăng lên lần lƣợt là 50 và 60% [63, tr 5]. Con số đó đã cho thấy sự phân tán gia đình diễn ra mạnh mẽ sau thảm họa. Cùng với sự ly tán về gia đình là vấn đề về tỉ lệ cần ngƣời chăm sóc cũng tăng lên. Theo kết quả cuộc khảo sát tại tỉnh Fukushima, tỉ lệ số ngƣời cần chăm sóc điều dƣỡng tại khu vực thảm họa tăng từ 6.036 ngƣời tại thời điểm tháng 1/2011 lên 8.259 ngƣời vào tháng 9/2013, tăng lên 36,8%. Cùng khoảng thời gian đó, tỉ lệ ngƣời nhận những dịch vụ về chăm sóc tăng từ 2.872 ngƣời lên 6.406 ngƣời [62, tr 7]. Nhƣ vậy, có thể thấy sự biến động về

dân cƣ vùng Đông Bắc sau thảm họa còn bao hàm trong nó những vấn đề nhƣ thiếu nhân lực hỗ trợ những ngƣời yếu thế nhƣ ngƣời già, ngƣời bệnh hay trẻ em...

Liên quan tới sơ tán sau thảm họa, do đặc thù sự cố nhà máy điện hạt nhân làm dò rỉ lƣợng lớn phóng xạ ra môi trƣờng đã khiến một bộ phận không nhỏ ngƣời dân khu vực gần nhà máy điện hạt nhân phải chấp nhận cuộc sống sơ tán lâu dài, thậm chí là buộc phải thay đổi nơi cƣ trú vì có những khu vực khó có thể trở về.

Với những đặc thù nhƣ trên có thể nhận thấy quá trình tái hình thành cộng đồng phục hƣng sau thảm họa kép dù theo phƣơng hƣớng nhƣ thế nào cũng có nhiều khó khăn cần có sự định hƣớng đúng đắn phù hợp từ nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và sự hợp tác của ngƣời dân trong và ngoài khu vực chịu ảnh hƣởng thảm họa trong mối tƣơng trợ, liên kết với nhau.

Tiểu kết

Có thể nói, khu vực Đông Bắc Nhật Bản sau thảm họa kép tháng 3/2011 gần nhƣ đã bị phá hủy hoàn toàn bởi động đất và sóng thần, để lại cho chính quyền và ngƣời dân Nhật Bản những khó khăn chồng chất khó có thể khắc phục ngay đƣợc. Đó là vấn đề cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm hàng ngàn ngƣời còn bị chôn vùi trong các đống đổ nát, là vấn đề thu xếp cƣ trú cho hàng trăm ngàn ngƣời do nhà cửa, ruộng vƣờn bị sóng thần tàn phá, là vấn đề dọn dẹp đống đổ nát và xây dựng lại cơ sở hạ tầng và các nhà máy xí nghiệp, thu xếp việc làm ổn định đời sống nhân dân ở các vùng bị thiên tai. Một loạt hệ lụy xã hội liên quan tới cộng đồng dân cƣ xuất hiện sau thảm họa. Một yêu cầu đƣợc đặt ra ngay sau thời điểm thảm họa xảy ra, có mối liên hệ với tất cả các vấn đề ở trên chính là hoạt động tái hình thành cộng đồng. Hoạt động này còn gắn liền với mọi quá trình nhập cƣ và di cƣ từ vùng này sang vùng khác. Việc thích nghi tái xây dựng cuộc sống ở một địa phƣơng hoàn toàn mới hay cũng có thể ở ngay tại địa phƣơng nhƣng diễn ra trong một điều kiện sinh thái tự nhiên và xã hội hoàn toàn mới do hậu quả của thiên tai để lại có những đặc trƣng và khó khăn nhƣ thế nào sẽ đƣợc làm sáng tỏ trong chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TÁI HÌNH CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ SAU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng đông bắc nhật bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)