Kỳ thị, phân biệt đối xử với người sơ tán từ tỉnh Fukushima

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng đông bắc nhật bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011 (Trang 63 - 66)

Cho đến năm 2017- thời điểm 6 năm sau khi xảy ra thảm họa, số ngƣời phải đi sơ tán của tỉnh Fukushima vẫn trên 80.000 ngƣời. Trong hoàn cảnh cuộc sống sơ tán sơ tán với nhiều khó khăn nhƣ: mất việc làm, gia đình ly tán, đi lại khó khăn, thiếu thốn về vật chất, những ngƣời dân tỉnh Fukushima còn những đối mặt với chuỗi ngày kinh hoàng khủng hoảng, suy sụp tinh thần do hứng chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử.

Báo Asahi kết hợp với Đại học Fukushima đã tiến hành một cuộc khảo sát với cƣ dân sơ tán do sự cố hạt nhân vào khoảng thời gian tháng 1, tháng 2/2017. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy 62% số ngƣời đƣợc hỏi hoặc là nạn nhân trực tiếp hoặc có thể cảm nhận đƣợc sự phân biệt đối xử. Cụ thể, 18% (tƣơng đƣơng với 33 ngƣời) là nạn nhân hoặc có ngƣời nhà là nạn nhân bị tác động trực tiếp, 44% (81 ngƣời) còn lại có thể nhìn thấy và nghe thấy cảm nhận đƣợc sự phân biệt ở phạm vi xung quanh34. Một cuộc khảo sát với mục đích tƣơng tự, do Đài truyền hình NHK và Đại học Waseda phối hợp tổ chức trên phạm vi 700 hộ gia đình (741 ngƣời tham gia trả lời) cũng có 334 ngƣời trả lời phải chịu đựng những đau khổ tại nơi sơ tán do kì thị35.

Để hiểu thêm về sự thích nghi cuộc sống với ngƣời sơ tán ở các địa phƣơng khác, một câu hỏi khác đƣợc đặt ra là “Bạn có suy nghĩ là không muốn nói cho ngƣời khác là đang thực hiện sơ tán do thảm họa không?”. Có 61 ngƣời trả lời là có, chiếm 41%36. Lý do đƣợc đƣa là câu chuyện sẽ trở nên khó nói khi nhắc tới tiền bồi thƣờng, hoặc lo ngại trẻ em sẽ bị bắt nạt ở trƣờng. 34 https://www.asahi.com/articles/ASK2N7VK8K2NUGTB014.html?iref=pc_extlink (03/12/2108) 35 http://web.uni-plovdiv.bg/vebaev/NHK/2017-03-09-nof.html (03/12/2108) 36 https://www.asahi.com/articles/ASK2N7VK8K2NUGTB014.html?iref=pc_extlink (03/12/2108)

Nguyên nhân của mối lo ngại đó hoàn toàn có cơ sở. Những nạn nhân bị tổn thƣơng nghiêm trọng nhất của vấn đề phân biệt đối xử là các em học sinh ở tất cả các cấp bậc mẫu giáo, tiểu học và trung học. Theo công bố Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản về khảo sát thực tế lần đầu tiên vào tháng 3/2017, có 129 trƣờng hợp bắt nạt đối với những học sinh sơ tán từ tỉnh Fukushima, trong đó xác minh rõ ràng liên quan trực tiếp tới động đất và sự cố hạt nhân là 4 vụ, 125 vụ còn lại có liên quan tới sự cố hạt nhân hay không chƣa đƣợc xác minh.37

Về hình thức bắt nạt, một số em bị quấy rối bằng ngôn từ “đồ nhiễm xạ hãy tránh xa”, “đồ nhiễm xạ đừng lại gần” “Tại mày mà nhà máy điện hạt nhân phát nổ” “hãy trở về Fukushima”, một số khác bị tẩy chay, chịu bạo hành hoặc bị trấn lột tiền. Theo khảo sát của Đài truyền hình NHK, trong số 13 trƣờng hợp bị bạo hành, một em bị ép nhảy từ tầng 4 của tòa nhà, một em khác bị đe dọa bằng dao, những kẻ bắt nạt nói rằng em không có quyền sống. Một trƣờng hợp em học sinh di cƣ từ tỉnh Fukushima bị bạo hành nghiêm trọng đƣợc phát hiện ở trƣờng Yokohama. Các hình thức bắt nạt bắt đầu từ khi em học lớp hai tiểu học, tên gọi của em đƣợc thêm chữ “vi khuẩn”, đỉnh điểm là em đã bị các bạn học trấn lột số tiền tổng cộng lên tới 1,5 triệu Yên. Sau khi vụ việc đƣợc phát hiện, cậu bé đã phải chuyển trƣờng. Hầu hết những học sinh bị bắt nạt rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi và, không thể giao tiếp bình thƣờng với mọi ngƣời xung quanh38.

Chứng kiến những trƣờng hợp trẻ em sơ tán sau thảm họa hạt nhân bị bắt nạt, cha mẹ của một cậu bé phải sơ tán từ tỉnh Fukushima đến thành phố Yokohama sau năm 2011 đã công bố tờ ghi chép của con trai trƣớc kỷ niệm 6 năm thảm kịch. Họ hy vọng lời nhắn sẽ truyền thông điệp tới những đứa trẻ khác có cùng cảnh ngộ: “Cho đến bây giờ tôi đã bao nhiêu lần nghĩ tới cái chết. Tuy nhiên đã có quá nhiều ngƣời ra đi vì thảm họa, vì vậy, dù đau khổ tôi quyết định mình phải tiếp tục sống”39; “Tôi đang tận hƣởng cuộc sống của mình. Nếu bạn nhìn về phía trƣớc mỗi

37 https://www.nikkei.com/article/DGXLASDG11H2H_R10C17A4CC0000/ (03/12/2108) 38 http://www.nhk.or.jp/gendai/articles/3947/1.html (03/12/2108) 39 Nguyên bản tiếng Nhật : 「今まで何回も死のうと思った。 でも、震災でいっぱい死んだから、つらいけど、僕は生きると決めた。」

ngày, mọi thứ rồi sẽ tốt đẹp lên. Cho dù có những thời điểm khó khăn, xin đừng nghĩ đến việc tự tử ”.40

Ngoài đối tƣợng trẻ em, ngƣời lớn và các hoạt động của cƣ dân sơ tán từ tỉnh Fukushima cũng bị phân biệt và kỳ thị. Một gia đình cho biết họ bị ngăn cấm tham gia một sự kiện cộng đồng vì họ là ngƣời đi sơ tán. Một nhân chứng khác cho biết ngƣời ta nói rằng anh không cần đƣợc tăng lƣơng hay học thêm làm gì vì đã có tiền bồi thƣờng. Hầu hết các hành vi phân biệt đối xử liên quan tới các từ khóa “nhiễm xạ” “tiền bồi thƣờng” và “ngƣời sơ tán”. Những ngƣời dân tỉnh Fukushima bị phân biệt đối xử vì suy nghĩ họ đã nhận đƣợc tiền bồi thƣờng từ điện lực TEPCO, hay họ là những ngƣời bị nhiễm xạ hay sản xuất ra các sản phẩm nhiễm xạ…

Do có khoản bồi thường từ công ty điện lực TEPCO nên chúng tôi luôn bị nhìn với ánh mắt kỳ thị và chúng tôi không thể thoát khỏi những áp lực và thành kiến cho dù đã trải qua 5 năm sau thảm họa. Trẻ em bị nói những lời tổn thương và người lớn cũng bị đồng nghiệp xa lánh. Dù ở vùng đất mới, những phiền toái này cũng vẫn xảy ra. Là những điều nhận được nhưng thật đáng buồn là cuộc sống của con người khi liên quan tới tiền thật là một điều đáng sợ. ” (Nhân chứng nữ giới 40 tuổi thị trấn Naraha, Fukushima)41

Điều này đã gây ra những khó khăn chồng chất trong công cuộc tái thiết lại cuộc sống sau thảm họa của ngƣời dân tỉnh Fukushima. Nếu nhƣ vấn đề phân biệt, kỳ thị đối với những ngƣời di cƣ từ tỉnh Fukushima không đƣợc xóa bỏ, liên kết cộng đồng dù trong hay ngoài khu vực sẽ không thể duy trì và nhƣ vậy không thể tạo đƣợc nguồn lực hồi phục và phát triển bền vững khu vực ảnh hƣởng sau thảm họa. http://www.nhk.or.jp/gendai/articles/3947/1.html (03/12/2108) 40 Nguyên bản tiếng Nhật 「今、僕は楽しく生きています。 1日1日前向きにいれば何とかなります。 だから、つらいことがあっても自殺を考えないでください。」 http://www.nhk.or.jp/gendai/articles/3947/1.html (03/12/2108) 41 http://www.nhk.or.jp/d-navi/link/shinsai5/ (03/12/2108)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng đông bắc nhật bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011 (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)