Các vấn đề của quá trình tái hình thành cộng đồng qua khảo sát ý hướng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng đông bắc nhật bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011 (Trang 69 - 75)

người nạn nhân sau thảm họa

Quay lại cuộc khảo sát hàng năm của đài truyền hình NHK liên quan tới quá trình phục hƣng sau thảm họa, các vấn đề khác của quá trình tái thiết đã bộc lộ. Trong cuộc khảo sát mới nhất diễn ra từ tháng 12/2017 tới tháng 2/2018, với mẫu khảo sát 5700 ngƣời và tỉ lệ trả lời đạt hơn 30% tƣơng ứng 1.932 ngƣời, có gần 40% ngƣời trả lời là có sự khác biệt giữa nơi sống hiện tại và hình dung sau thảm họa. Chi tiết các điểm khác biệt đƣợc giải thích bằng thống kê bảng dƣới đây.

Bảng 0-14: Có sự khác biệt ở hiện tại và hình dung sau thảm họa thì đó là gì ?

Câu trả lời Tỉ lệ %

Từ bỏ việc tái xây dựng lại nhà ở 21,4 Tiền phí chi trả các khoản nhiều 36,2 Tới lúc chuyển vào mất nhiều thời gian 37,0

Ngƣời không quay lại 18,3

Gia đình trở nên rối loạn 21,3

Không còn liên kết, giao lƣu khu vực 44,3

Khác 11,7

Nguồn: [67,tr 4]

Từ bảng thống kê trên có thể nhận thấy ngoài sự khác biệt lớn nhất là về mối liên hệ, giao lƣu khu vực hiện tại không đạt đƣợc nhƣ hình dung tại thời điểm sau thảm họa. Tiếp sau đó là các vấn đề liên quan tới việc chuyển vào nhà tạm trú, tái xây dựng lại nhà ở và các khoản tiền phải chi trả cho cuộc sống quá nhiều tạo ra áp lực về kinh tế.

Cho đến thời điểm 2018, tỉ lệ những ngƣời cảm thấy bất an vẫn ở mức 70,7%, gấp 4,2 lần những ngƣời đã vƣợt qua đƣợc nỗi sợ sau thảm họa (16,8%). Còn lại tỉ

lệ những ngƣời có cảm giác bị bỏ lại sau thảm họa và tiếp tục phải gánh chịu nỗi đau về thể chất và tinh thần cũng ở mức khả cao, giá trị lần lƣợt là 44,7 và 50,4%.

Bảng 0-15: Trải qua thời gian 7 năm sau thảm họa, cảm giác lúc này là:

(Đơn vị %) Không nghĩ nhƣ vậy Không nghĩ nhƣ vậy lắm Bình thƣờng Đại khái là nhƣ vậy Đúng là nhƣ vậy Cảm thấy cuộc sống bất an 6,7 10,1 12,5 32,1 38,6 Cảm giác bị bỏ lại từ sau phục hƣng 12,6 21,0 26,2 20,9 19,3 Tiếp tục bị ảnh hƣởng bởi thiên tai tới tâm hồn và thể chất

12,0 15,5 19,0 29,6 23,8

Nguồn: [67, 07]

Những ảnh hƣởng của thảm họa tới tinh thần thể chất dân cƣ đƣợc biểu hiện ra là mất ngủ, rơi vào trạng thái chìm đắm tinh thần, huyết áp tặng, giảm thể trọng. Một điều hết sức đáng lo ngại là những biểu hiện này ngày càng gia tăng và trở nên phổ biến. Trong hạng mục ảnh hƣởng của thiên tai tới tới tâm hồn và thể chất dù đã qua 7 năm, tỉ lệ vẫn đạt trên 53%. Trong đó tỉ lệ câu trả lời ở tỉnh Fukushima là cao nhất, chiếm tới hơn 66,3%.

Bảng 0-16: Biểu hiện ảnh hƣởng của thảm họa tới tâm hồn và thể chất là:

2016(%) 2017(%) 2018(%)

Mất ngủ 32,7 31,3 44,1

Xuống tinh thần, chìm đắm 40,2 32,0 47,7

Thuốc lá và rƣợu 16,2 13,6 15,4

Cần tới thuốc 29,5 30,7 42,8

Đi lại khó khăn 23,4 24,2 31,2

Không nắm bắt đƣợc động lực 34,3 27,7 38,8

Huyết áp tăng cao 27,1 25,1 33,2

Cân nặng giảm trên 5kg 25,7 27,1 31,0

Cần tới điều dƣỡng 10,1 3,8 6,5

Nguồn: Ngƣời viết tự tổng hợp trên tài liệu tham khảo [65,66,67]

Khi đƣợc hỏi về về tiến độ phục hƣng của khu vực đang sinh sống tổng tỉ lệ ngƣời cảm thấy tiến triện chậm (33,6%) và không thấy tiến triển (17,5%) chiếm tới hơn 50% trên tổng số điều tra. Một số ngƣời cho rằng việc chậm lại của tiến độ phục hƣng là do ảnh hƣởng của chuẩn bị cho Olympic sẽ đƣợc tổ chức ở Nhật Bản vào 2020. [67, tr 08]

Bảng 0-17: Bảng hỏi cảm giác về sự phục hƣng với các yếu tố tƣơng ứng

(Đơn vị %) Hoàn toàn không có cảm giác biến chuyển Không có cảm giác biến chuyển mấy Bình thƣờng Có giác biến cảm chuyển tƣơng đối Có cảm giác biến chuyển Về nhà ở 16,2 13,0 18,5 28,3 24,0 Về kinh kế gia đình 17,0 25,4 41,0 12,2 4,4 Về kinh tế khu vực 22,9 33,2 30,2 11,7 2,0 Về liên kết k.vực 25,4 28,7 26,7 14,7 4,4 Nguồn: [67, tr 08]

Cụ thể đánh giá về mức độ phục hƣng của từng yếu tố: nhà ở, kinh tế gia đình, kinh tế khu vực và liên kết khu vực; yếu tố đƣợc cho là có sự chuyển biến phục hƣng rõ rệt nhất là về hạ tầng nhà ở. Những ngƣời đƣợc hỏi đều cảm thấy không có sự chuyển biến trong vấn đề liên kết khu vực, kinh tế gia đình và kinh tế khu vực.

“Trải qua 5 năm sau thảm họa, có nhiều người đã ra khỏi nhà tạm, và suy nghĩ là quá trình phục hưng đang diễn ra. Hiện tại thì số người vẫn sống trong nhà tạm vẫn rất nhiều. Đáng ra đang trong giai đoạn cần thiết chuẩn bị nhà ở cho khu vực sau thảm họa trước thì tiến độ chuẩn bị cho Olympic diễn ra khá sớm. Olympic cũng quan trọng tuy nhiên vì Olympic mà đã dẫn

tới tình trạng thiếu nhân sự và nguồn lực cho tái thiết và phục hưng.” (Nhân chứng nữ 30 tuổi tại thành phố Yamada, tỉnh Iwate)44

“Việc trải qua 6 năm sau thảm họa vẫn phải kéo dài cuộc sống nhà tạm thật sự là trong mơ cũng không nghĩ tới. Tuy nhiên, hiện tại chỉ còn cách tiếp tục thôi. Việc phục hưng ở địa phương diễn ra chậm nên cảm thấy lo lắng về việc tới bao giờ có thể chuyển ra khỏi nhà tạm. Trước đây, tôi cũng từng nghĩ chuyển sang một địa phương khác, nhưng cho đến bây giờ vẫn đang trải qua những ngày đợi có thể trở lại quê hương. Trải qua nhiều năm khiến tôi cảm thấy sốt ruột, số lần đến bệnh viện cũng tăng lên. Những người quen biết cũng đã dời khỏi nhà tạm và di chuyển tới một địa phương khác nên tôi cảm giác rất cô đơn.” (Nhân chứng nam 75 tuổi, tại thị trấn Otsuchi, tỉnh Iwate).45

Tiến độ phục hƣng chậm của các khu vực còn đƣợc thể hiện qua bảng hỏi về thời điểm phục hƣng của vấn đề thiết yếu trong cuộc sống nhƣ nhà ở, kinh tế, công việc và cả cuộc sống tinh thần đối với ngƣời chịu ảnh hƣởng của thảm họa. Trong tất cả các vấn đề đƣợc đƣa ra, đến thời điểm hiện tại, nhà ở, công việc và nhịp sống hàng ngày là những nhân tố có tiến triển hơn so với kinh tế gia đình và khu vực. Đặc biệt là đến thời điểm 7 năm sau thảm họa, vẫn trên hơn 80% ngƣời tham gia khảo sát cho rằng chƣa thể xóa bỏ hết tác động của thảm họa tới kinh tế khu vực.

Về câu hỏi cho đến thời điểm 7 năm sau thảm họa, bạn đã quên mình là nạn nhân của thảm họa hay chƣa, câu trả lời “tôi không nghĩ nhƣ vậy” chiếm tới 59%. So với cùng thời điểm 7 năm sau thảm họa của động đất Awaji-Hanshin, con số này cao hơn 2 lần (trƣờng hợp động đất Awaji-Hanshin là 28,2%). Điều đó phản ánh mức độ ảnh hƣởng nghiêm trọng của thảm họa kép tới tinh thần, thể chất ngƣời dân trong khu vực và đồng thời cũng cho thấy tiến độ phục hồi sau thảm họa kép không đƣợc nhƣ mong đợi.

44

http://www.nhk.or.jp/d-navi/link/shinsai5/ (03/12/2018)

Bảng 0-18: Khảo sát- thời điểm các vấn đề dƣới đây đƣợc giải quyết 1 năm sau thảm họa 3 năm sau thảm họa 5 năm sau thảm họa 6 năm sau thảm họa Tới hiện tại Hiện tại cũng không nghĩ nhƣ vậy

Công việc quay lại nhƣ ban đầu

30,5 17,9 7,2 2,8 5,4 36,3 Vấn đề nơi sinh sống (nhà ở)

đƣợc giải quyết triệt để

5,4 17,5 19,1 15,1 16,2 26,7 Không còn ảnh hƣởng của

thảm họa tới kinh tế gia đình

9,1 11,7 9,6 5,2 10,2 54,3 Cuộc sống mỗi ngày bình

yên trở lại

5,3 13,9 14,1 11,4 18,7 36,6 Không còn ý thức về bản

thân là ngƣời chịu ảnh hƣởng thiên tai

3,2 8,4 8,6 6,9 13,9 59,0

Cuộc sống khu vực thiên quay trở lại nhƣ ban đầu

1,5 5,0 7,6 4,1 9,8 72,1

Xóa bỏ đƣợc ảnh hƣởng của thảm họa tới kinh tế khu vực

0,6 2,3 4,6 3,2 5,8 83.5

Khu vực lớn mạnh hơn thời điểm trƣớc xảy ra thảm họa

1,1 2,1 4.2 4,8 15,7 72,1

Nguồn: [67, tr 09]

Trong toàn bộ quá trình tái thiết vẫn có những điểm tiêu cực còn tồn tại nhƣ là trƣờng hợp không vƣợt qua đƣợc nỗi đau, mất mát từ thảm họa dẫn tới tự tử, một bộ phận không tin tƣởng sự hỗ trợ từ bên ngoài, quá trình tái thiết gặp khó khăn, bị gián đoạn do di cƣ nhƣ trƣờng hợp vừa thích nghi với tập thể, cộng đồng mới lại quay trở về, tính ổn định chƣa đƣợc đảm bảo....Những khó khăn đó phát sinh từ trong thảm họa là những điều không tránh khỏi. Tăng cƣờng những hành động, hoạt động thiết lập cộng đồng, đƣa tất cả mọi ngƣời trong mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau sẽ góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong tƣ tƣởng của những trƣờng hợp nói trên.

Tiểu kết

Con ngƣời là sinh vật bậc cao tồn tại dƣới hình thức tổ chức xã hội do vậy dù trong hoàn cảnh nào sự gắn kết cộng đồng là hết sức cần thiết. Sau thảm họa tháng 3/2011, ở mỗi bối cảnh khung thời gian khác nhau, mối quan hệ tƣơng trợ dù đƣợc hình thành một cách tự nhiên hay xuất phát là hành động theo chỉ thị đều góp phần tái hình thành cộng đồng - nền tảng hết quan trọng cho công cuộc phục hƣng. Tại các điểm sơ tán tạm trú khẩn cấp là những hành động tƣơng trợ tự nhiên, đặc biệt là hƣớng tới đối tƣợng ngƣời yếu thế. Tại các nhà ở xã hội quá trình tái hình thành cộng đồng gắn liền với việc thích nghi với cuộc sống sơ tán lâu dài nên yếu tố chính sách xây dựng các cứ điểm hỗ trợ đóng vai trò quan trọng. Trải qua khoảng thời gian 7 năm sau thảm họa kép, công cuộc tái thiết đã đạt đƣợc những kết quả nhất định thể hiện qua tỉ lệ ngƣời dân ổn định đƣợc nơi ở và dần khắc phục đƣợc những khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần. Cùng với quá trình tái hình thành cộng đồng diễn ra một cách tự nhiên ý thức của cƣ dân về các mối liên hệ xã hội cũng thay đổi. Tuy nhiên trong quá trình tái thiết, phát sinh những vấn đề tiêu cực nhƣ hiện tƣợng ngƣời chết cô độc, tệ nạn kỳ thị ngƣời sơ tán... thể hiện mặt trái của liên kết cộng đồng thiếu chặt chẽ tạo ra những áp lực lớn đối với nạn nhân thảm họa.

Thảm họa kép tháng 3/2011 với tính chất phức hợp, khác với các thảm họa trong lịch sử về mức độ ảnh hƣởng nghiêm trọng làm xáo trộn đời sống cƣ dân cả về không gian trên một phạm vi rộng và cần thời gian rất dài để hồi phục. Việc tái sinh lại các liên kết con ngƣời bị phá vỡ sau thảm họa là điều hết sức cần thiết. Điều đó, không thể chỉ trông đợi vào các hành động tƣơng trợ tự nhiên giữa ngƣời dân trong khu vực hay sự chung tay của các tình nguyện viên mà còn yêu cầu hành động từ chính phủ hay chính quyền địa phƣơng thông qua các chính sách tạo dựng các mô hình trung tâm hỗ trợ, tạo môi trƣờng giao lƣu dân cƣ qua các hoạt động lễ hội hay sự kiện văn hóa thể thao lễ hội ....

CHƢƠNG 3: QUÁ TRÌNH TÁI HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ SAU THẢM HỌA-TRƢỜNG HỢP THÀNH PHỐ MINAMISOMA ( TỈNH FUKUSHIMA).

Nhƣ đã trình bày trong phần lời mở đầu, về phƣơng diện chịu ảnh hƣởng tính chất phức hợp của thảm họa kép, thành phố Minamisoma (tỉnh Fukushima) là một trong các địa phƣơng bị thiệt hại nặng nề và có nhiều biến động lớn về dân cƣ của tỉnh Fukushima và vùng Đông Bắc. Tính tới thời điểm ngày 1/9/2018, số dân của Minamisoma là 54.581 ngƣời, chƣa bằng thời điểm trƣớc khi xảy ra thảm họa tháng 3/2011 (71.561 ngƣời), tuy nhiên đời sống cƣ dân trong các khu vực nhà tạm trú hay khu vực trở về đều đã dần dần phục hồi và ổn định. Trong chƣơng 3, luận văn này sẽ khảo sát quá trình tái hình thành cộng đồng ở thành phố Minamisoma trong thời gian 7 năm xảy ra thảm họa kép.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng đông bắc nhật bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011 (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)