Khái niệm “cộng đồng” và bối cảnh “tái hình thành cộng đồng” dân cƣ sau thảm họa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng đông bắc nhật bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011 (Trang 39 - 43)

Thảm hoạ kép 11/3/2011 xảy ra đột ngột kéo theo nhiều cơn rung chấn, dƣ chấn và sóng thần khổng lồ đã gây thiệt hại nghiêm trọng trên phạm vi rộng lớn vùng Đông Bắc Nhật Bản. Do ảnh hƣởng của thảm họa cuộc sống của toàn bộ dân cƣ trong khu vực đã bị xáo trộn và thay đổi. Đặc biệt do phát sinh sự cố nhà máy điện hạt nhân, một lƣợng lớn chất phóng xạ đã rò rỉ ra ngoài môi trƣờng đã khiến ngƣời dân khu vực lân cận nhà máy điện rơi vào tình trạng buộc phải di cƣ và di cƣ lâu dài. Ngay sau khi xảy ra sự cố nhà máy điện hạt nhân, ngƣời dân các địa phƣơng nhận chỉ thị sơ tán đã sơ tán ra ngoài thị trấn, khu vực. Từ động đất tới sau khi phát sinh sự số nhà máy điện hạt nhân có nhiều hình thái sơ tán khác nhau: một bộ phận sơ tán theo chỉ thị của chính quyền địa phƣơng tới các địa điểm sơ tán nhƣ nhà thể chất, trƣờng học; một bộ phận sơ tán tại nhà ngƣời thân quen, có những ngƣời sơ tán xa hơn sang tỉnh khác. Nhƣ nội dung đã đề cập tới trong chƣơng 1, khác với các trận động đất khác trƣớc đây trong lịch sử, sơ tán sau thảm họa kép mang tính chất lâu dài và phức tạp. Ở mỗi hình thái sơ tán ứng với các giai đoạn ứng phó, phục hƣng sau thảm họa, liên kết con ngƣời, quá trình tái hình thành cộng đồng lại mang đặc trƣng khác nhau. Bằng những dẫn chứng cụ thể, ngƣời viết sẽ làm sáng tỏ điều đó trong nội dung chƣơng 2 này.

2.1. Khái niệm “cộng đồng” và bối cảnh “tái hình thành cộng đồng” dân cƣ sau thảm họa thảm họa

2.1.1. Định nghĩa “cộng đồng” và sự cần thiết của “cộng đồng”

Chúng ta dù không mang một ý thức chính xác thì cũng sống trong nhiều mối quan hệ. Có gia đình, tới trƣờng có thầy cô bạn bè, tới cơ quan có các mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên, cấp dƣới; hơn vậy trong các sinh hoạt đời sống thƣờng nhật còn gặp gỡ giao lƣu với hàng xóm hay những ngƣời xung quanh. Con ngƣời không chỉ tham gia vào một “cộng đồng” duy nhất mà cuộc sống thƣờng ngày còn trải qua trong nhiều mối quan hệ “cộng đồng” khác nhau. Vậy các “cộng đồng” đó

nên đƣợc hiểu chung nhất theo nghĩa nào? Tính liên kết cộng đồng yếu sẽ gây ảnh hƣởng nhƣ thế nào?

Trƣớc hết, chúng ta cần làm rõ khái niệm “cộng đồng”. Khái niệm đầu tiên về “cộng đồng” đƣợc định nghĩa bởi nhà xã hội học Robert M. MacIver (1917). MacIver cho rằng: “Cộng đồng là cuộc sống có sự gắn kết diễn ra trong khu vực nhất định”. 19 Còn trong đại từ điển tiếng Nhật của nhà xuất bản Kodansha, khái

niệm “cộng đồng” đƣợc định nghĩa là: “コミュニティ(Cộng đồng) là phiên âm từ

Community trong tiếng Anh, là xã hội đƣợc xây dựng dựa trên tính khu vực và tính liên kết (hỗ trợ). Đây là định nghĩa của nhà xã hội học ngƣời Anh tên là MacIver. Đôi khi nó mang ý nghĩa tính đoàn kết của khu vực xã hội nhƣ làng xã, thị trấn, quốc gia”20.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, cộng đồng xã hội là “một tập đoàn ngƣời rộng lớn, có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cƣ trú. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng họ, một sắc tộc, một dân tộc. Nhƣ vậy, cộng đồng xã hội bao gồm một loạt yếu tố xã hội chung mang tính phổ quát. Đó là những mặt cộng đồng về kinh tế, về địa lý, về ngôn ngữ, về văn hóa, về tín ngƣỡng, về tâm lý, về lối sống. Những yếu tố này trong tính tổng thể của nó tạo nên tính ổn định và bền vững của một cộng đồng xã hội. Khẳng định tính thống nhất của một cộng đồng xã hội trên một quy mô lớn, cũng đồng thời phải thừa nhận tính đa dạng và nhiều màu sắc của các cộng đồng xã hội trên những quy mô nhỏ hơn.” 21

Một cách định nghĩa khác đơn giản hơn về “cộng đồng” trong từ điển tiếng Việt là: “Toàn thể những ngƣời cùng sống, có những đặc điểm giống nhau, gắn bó

19「一定の地域において営まれる共同生活」と規定している。[12, tr 71] 20「コミュニティ: 地域性と共同性を基礎にする社会。マッキーバー社会類型の理念と してとられた概念。国家・都市・町村など帰属意識と連帯性をもつ地域社会をさすこと もある。共同社会。比較:アソシエーションCommunity」 (Nguồn:日本語大辞典, -第二 版, Kodansha, tr.800)

thành một khối trong sinh hoạt xã hội” 22. Theo Tô Duy Hợp, “Cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức, là một nhóm ngƣời cùng chia sẻ và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung đƣợc thiết lập thông qua tƣơng tác và trao đổi giữa các thành viên.” [3, tr 1].

Nhƣ vậy, về mặt xã hội, tồn tại rất nhiều định nghĩa về cộng đồng. Hiểu một cách chung nhất cộng đồng là một nhóm xã hội của các cơ thể sống chung trong cùng một môi trƣờng thƣờng là có cùng các mối quan tâm chung. Các mối quan tâm chung đó là kế hoạch, niềm tin, các mối ƣu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có và cùng ảnh hƣởng đến đặc trƣng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng. Đây cũng là cách hiểu về “cộng đồng” tác giả mong muốn sử dụng trong chuyên đề luận văn lần này. Có thể nhận thấy rằng cộng đồng xã hội bao gồm một loạt yếu tố xã hội chung mang tính phổ quát. Đó là những mặt cộng đồng về kinh tế, địa lý, ngôn ngữ, văn hóa, tín ngƣỡng, tâm lý, lối sống. Những yếu tố này trong tính tổng thể của nó tạo nên tính ổn định và bền vững của một cộng đồng xã hội.

Điểm chung của các khái niệm cộng đồng đƣợc nhắc tới ở trên là đƣợc xác lập theo hai nghĩa:

(1) Nghĩa thứ nhất liên quan tới cái nhìn địa lý gắn kết với cộng đồng và cho cộng đồng là một nhóm cƣ dân cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản.

(2) Nghĩa thứ hai gắn liền với lịch sử, cuộc sống con ngƣời. Những ngƣời sống trong cùng cộng đồng có chung những mối quan tâm cơ bản, chung ý hƣớng và những yếu tố đó có thể đƣợc biến đổi theo những thay đổi môi trƣờng sống.

Năm chức năng chính của “cộng đồng” đƣợc giải thích là: 1) giải quyết các công việc lớn nhƣ những nghi lễ lớn (ma chay cƣới hỏi), công việc liên quan tới phúc lợi mà bằng tƣ cách cá nhân hay gia đình không thể ứng phó đƣợc (tính năng tƣơng trợ); 2) lƣu giữ kế thừa các giá trị mặt tinh thần nhƣ văn hóa, truyền thống

(tính năng duy trì văn hóa khu vực); 3) tiến hành thu thập điều chỉnh ý kiến đối với các vấn đề toàn khu vực (tính năng điều chỉnh những yếu tố lợi, hại tổng hợp); 4) truyền đạt yêu cầu từ phía hành chính và tổng hợp ý hƣớng của ngƣời dân (tính năng liên lạc) và 5) thay cơ quan hành chính thực hiện những việc đơn giản nhƣ dọn dẹp khu vực, tu bổ đƣờng xá (tính năng hỗ trợ hành chính). [12, tr 71]

Có thể thấy rõ vai trò của liên kết cộng đồng trong nhiều lĩnh vực đời sống thƣờng nhật: là cơ sở hình thành những tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau trong trƣờng hợp cần thiết, duy trì những nét đặc trƣng mang tính chất văn hóa thuộc về truyền thống. Có thể nói khu vực có liên kết cộng đồng chặt chẽ là khu vực có đời sống phong phú trên cả hai phƣơng diện vật chất và tinh thần. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, ở Nhật Bản đã có sự chuyển biến về phân bố dân cƣ từ nông thôn di cƣ tới các khu đô thị, sự tồn tại của liên kết cộng đồng cũng đã có thay đổi. Quá trình đô thị hóa cùng với giai đoạn tập trung phát triển kinh tế ở Nhật Bản những năm sau chiến tranh đã thúc đẩy lối sống cá nhân hóa dần trở nên phổ biến và thay thế, phá vỡ những tính năng cộng đồng vốn có. Theo kết quả cuộc khảo sát của chính phủ Nhật Bản về đời sống dân cƣ vào năm 2007, tỉ lệ ngƣời không có nhiều những giao lƣu trao đổi với hàng xóm và những ngƣời lân cận tới 51,2%; tỉ lệ ngƣời không tham gia vào cáo hội nhóm, hoạt động tập thể trong địa phƣơng là 51,5%. [12, tr 67]

Cộng đồng bằng việc phát huy tính năng trong mọi khía cạnh đời sống, đóng góp vai trò trong việc bảo vệ làm phong phú cuộc sống. Liên kết giữa ngƣời với ngƣời hình thành lên một cộng đồng giúp duy trì những truyền thống văn hóa tới các thế hệ sau; khi xảy ra sự cố khó khăn mối tƣơng trợ giữa các thành viên là nguồn lực để vƣợt qua những mất mát sau thảm họa. Do sự cố nhà máy điện hạt nhân, việc sơ tán ở vùng Đông Bắc Nhật Bản, đặc biệt là tỉnh Fukushima, đã diễn ra một cách phức tạp với nhiều hình thức khác nhau đã làm phân cắt, chia rẽ cộng đồng dân cƣ từ trƣớc tới nay. Chặng đƣờng phục hƣng khu vực ảnh hƣởng bởi sự cố hạt nhân sau thảm họa trong bối cảnh ƣu tiên hồi phục xoa dịu nỗi đau về tinh thần cho những ngƣời mất đi quê hƣơng, nơi chốn thì việc tái hình thành cộng đồng mang một ý nghĩa hết sức quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn quá trình tái hình thành cộng đồng cư dân tại vùng đông bắc nhật bản sau thảm họa kép tháng 3 năm 2011 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)