3.1. Khái quát về thành phố Mianamisoma và tình hình sau thảm họa
3.1.2. Tình hình thành phố Minamisoma sau thảm họa kép
Thành phố Minamisoma chịu ảnh hƣởng của trận động đất ở cƣờng độ 6 độ M. Với đƣờng bờ biển trải dài, sau động đất những khu vực ven biển của Minamisoma tiếp tục chịu ảnh hƣởng lớn của sóng thần với độ cao lên tới trên 9,3 m, cuốn trôi lƣợng lớn nhà cửa, tài sản vật chất và phá hủy những công trình xây dựng. Hơn nữa, sau sự cố phát nổ nhà máy điện hạt nhân, ở khu vực nhiễm xạ, ngƣời dân đã gặp khó khăn trong tiếp nhận thông tin và đồ cứu trợ bao gồm cả thực phẩm và nhiên liệu.
Do ảnh hƣởng sự cố nhà máy điện hạt nhân, trong bối cảnh việc trở về quê hƣơng của toàn thể bộ phận dân cƣ di tản đang trong tình trạng khó khăn, ngày 12/7/2016, ngoại trừ những khu vực còn khó khăn trong việc hồi hƣơng, về cơ bản lệnh sơ tán ở thành phố Minamisoma đã đƣợc gỡ bỏ.
Theo bảng 1-1 thống kê thiệt hại thảm họa kép ngày 11/3/2011 tính đến 2018 theo số liệu tổng kết của trụ sở ứng phó hỏa hoạn và thiên tai, cho tới thời điểm
ngày 1/3/2018 thì thiệt hại về ngƣời của Minamisoma là 1.037 ngƣời chết, 111 ngƣời không rõ tung tích. 2.323 căn nhà bị phá hủy toàn bộ, 2.430 căn nhà bị hƣ hại một nửa.
Chịu ảnh hƣởng của trận động đất ngày 11/3/2011, khu vực Otaka, Kashima, Takami (Haramachi) đã có chấn động cấp độ 6, khu vực Honmachi, Mishima (Haramachi) ghi nhận chấn động cấp độ 5. Từ sau ngày 11/3/2011 tới ngày 31/3/2011, trạm quan trắc Mishima (Haramachi) đã ghi nhận đƣợc trên 418 dƣ chấn trên chấn độ 1. Từ sau tháng 4, số lƣợng dƣ chấn đã giảm đi rõ rệt với số liệu tƣơng ứng tháng 4 là 142 lần, tháng 5 là 53 lần và tháng 6 là 34 lần. [68, tr 10]
Tại Minamisoma, sóng thần đƣợc ghi nhận bắt đầu ra vào 15 giờ 35 phút. Theo tài liệu của cục khí tƣợng, tại điểm quan trắc Soma gần nhất với thành phố Minamisoma, vào 14 giờ 55 phút sóng cao 0,3 m, đợt sóng cao nhất vào 15 giờ 50 phút cao 9,3m. Sóng thần đã cƣớp đi sinh mạng của nhiều ngƣời bao gồm 36 ngƣời đang ở tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi Yoshi Land tại Haramachi, số lƣợng nhà bị sóng thần phá hủy toàn bộ và rơi vào ngập lụt lên tới 1.500 hộ.
Bảng 0-1: Diện tích các khu vực ảnh hƣởng của sóng thần tại Minamisoma
Quận Địa phƣơng, khu vực Diện tích (Km²)
Otaka Tsukahara-Kurobe 5,6
Sông Ida- khu vực Uragahiri 4,9
Tổng 10,5
Kashima Yasawa 5,0
Minamiebi- Oasaki 10,8
Tổng 15,8
Haramachi Kanazawa- Kitaizumi 1,6
Izumi- Shizuki 9,1
Obama- Ozawa 3,8
Tổng 14,5
Tổng 40,8
Ngay sau khi động đất và sóng thần xảy ra, tại hội nghị ứng phó với thiên tai, đã ra chỉ thị triển khai các khu vực lánh nạn. Đến buổi sáng ngày 12/3, trong thành phố đã có 46 điểm lánh nạn đƣợc thiết lập. Mặt khác do ảnh hƣởng của động đất sụt lún đất, hƣ hại cầu đƣờng, ở khu vực hành chính ven biển đã không thể lánh nạn bằng ô tô. Ngoài ra, do sự hƣ hỏng của cột và đƣờng dẫn điện, tại các khu vực rơi vào tình trạng không có điện lƣới. Trong đó tại khu vực Murakami (Otaka), do ảnh hƣởng của sóng thần khu vực xung quanh bị ngập nƣớc, cƣ dân đã lánh nạn lên đồi cao tuy nhiên lại không thể di chuyển tới nơi lánh nạn đƣợc chỉ định nên rơi vào trạng thái bị cô lập. Ngày 12/3, máy bay cứu trợ của Sở Cứu hỏa đã giải thoát ngƣời dân ở đây khỏi khu vực bị cô lập. Sau đó, do ảnh hƣởng sự cố nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, các điểm sơ tán đã đƣợc di chuyển và sắp xếp lại. [68, tr 32]
Ngay sau khi thảm họa kép xảy ra, các điểm lánh nạn đƣợc thiết lập tại trƣờng học hay sơ sở đào tạo ở mỗi địa phƣơng, buổi tối đầu tiên ƣớc tính khoảng 7.600 ngƣời (khoảng 10% dân số thành phố) đã lánh nạn tại các cơ sở này. Thƣ viện Chuuno không đƣợc chỉ định là điểm lánh nạn, tuy nhiên khi do vị trí gần ga Hararanomachi nên khi tuyến JR Joubansen bị nghẽn lại, phòng họp đã đƣợc sử dụng làm nơi lánh nạn cho hành khách cho tới ngày 15/3. [68, tr 32]
Ngày 12 do ảnh hƣởng sự cố phát nổ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, cƣ dân quận Otaka đã chuyển sang điểm lánh nạn ở quận Haramachi. Ngoài ra theo chỉ thị lánh nạn trong nhà, hoạt động lánh nạn lại tại các nhà cao tầng kín ở khu vực Ishinjin đã vƣợt quá sức chứa, buộc phải đƣa chỉ dẫn tới các khu vực khác lánh nạn khác. Hệ quả của tình trạng di cƣ, lánh nạn hỗn loạn đó là ngày 13 chỉ quận Kashima tổng hợp, kiểm soát đƣợc dữ liệu từ các cơ sở lánh nạn.
Bảng 0-2: Số ngƣời di cƣ lánh nạn từ ngày 12 đến 19/3/2011 tại các địa phƣơng của Minamisoma (Đơn vị: ngƣời) Ngày Số ngƣời lánh nạn Số nơi lánh nạn
Kashima Haramachi Otaka Tổng
12/3 2.322 2.218 3.109 7.649 46 13/3 1.160 - 0 1.160 6 14/3 1.368 6.454 0 7.822 32 15/3 1.383 6.888 0 8.271 34 16/3 839 2.538 0 3.377 20 17/3 735 669 0 1.404 14 18/3 196 274 0 740 7 19/3 168 120 0 288 6 28/3 70 92 0 162 - 4/4 76 153 0 229 - 2/5 94 355 0 449 - 6/6 64 346 0 410 - 4/7 51 306 0 357 - 8/8 0 195 0 195 - 5/9 0 105 0 105 - 3/10 0 68 0 68 - 7/11 0 32 0 32 - 5/12 0 17 0 17 - 26/12 0 12 0 12 -
(Nguồn: Ngƣời viết tự lập dựa trên bảng số liệu số ngƣời lánh nạn ở Minamisoma từ ngày 12 tới 19/3 [68, tr 33] và biểu đồ số ngƣời lánh nạn từ 21/3 tới 28/12 [68, tr34])
Ghi chú: (-) Không có số liệu
Ngày 14/3, do tiếp tục phát sinh động đất cấp độ 5 kèm theo cảnh báo sóng thần, số ngƣời lánh nạn tới sáng ngày 15 đã vƣợt lên trên 8.000 ngƣời. Nơi lánh nạn
có sức chứa lớn nhất là trƣờng trung học Ishigami vào thời điểm cao nhất có tới hơn 1.500 ngƣời. [68, tr 32]
Sau sự cố nhà máy điện hạt nhân, do tình hình không thể tiếp tế vật phẩm cần thiết vào trong thành phố, tình hình cấp bách đe dọa cuộc sống của ngƣời dân nên chính quyền thành phố đã lập kế hoạch sơ tán khẩn cấp, đƣa nhóm cƣ dân sơ tán ra ngoài khu vực bằng xe bus.
Ảnh 0-2: Một điểm lánh nạn ở quận Haramachi vào ngày 12/3 [68, tr 32] Ngày 12/3 do sự cố nhà máy điện hạt nhân, Chính phủ Nhật Bản đã đƣa ra với chỉ thị sơ tán cƣ dân sinh sống trong phạm vi bán kính 20km từ nhà máy điện Fukushima số 1, toàn bộ quận Otaka và một phần Haramachi nằm trong phạm vi 20km đã buộc phải di tản. Do đó, các điểm lánh nạn ở Otaka đã đóng cửa và những ngƣời dân đang lánh nạn tại đây đã đƣợc chuyển tới các địa phƣơng khác. Tối ngày 14/3, những thông tin không rõ ràng nhƣ có yêu cầu sơ tán ngoài bán kính 100 km từ Lực lƣợng phòng vệ Nhật Bản và những tin đồn về tình trạng xấu đi tại các nhà máy điện hạt nhân đƣợc lan truyền tại các nơi di tản làm tình trạng trở nên hỗn loạn. Ngày 15/3, áp dụng đạo luật liên quan đến các biện pháp đặc biệt đối ứng với sự cố hạt nhân, chính phủ Nhật Bản đã đƣa ra chỉ thị lánh nạn trong nhà trong phạm vi bán kính 20-30 km từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1. Trong phạm vi 30km các nhà phân phối hàng hóa không thể tiếp cận vào, xăng và các nhu yếu phẩm trở nên khan hiếm, hơn nữa các cửa hàng phân phối trong thành phố cũng đóng cửa và di tản nên việc duy trì cuộc sống ở đây rơi vào tình trạng khó khăn. [68, tr 36]
Việc di tản tập thể ra ngoài thành phố đƣợc thực hiện cho tới ngày 20/3. Tại thời điểm ngày 21/3 số ngƣời lánh nạn còn lại là 171 ngƣời. Sang tháng 4, một bộ phận những ngƣời đã di tản ra ngoài thành phố nhƣng không quen với cuộc sống di tản bên ngoài địa phƣơng và những ngƣời có suy nghĩ không thể sống mãi cuộc sống nơi sơ tán đã bắt đầu trở lại về địa phƣơng. Ngoài ra, tại các khu vực đƣợc chỉ định là khu vực cảnh báo tạm thời không thể sinh sống, nắm bắt đƣợc tình hình phải kéo dài cuộc sống ở nơi lánh nạn, một số gia đình trong phạm vi bán kính 20km đã trở về nhà lấy những nhu yếu phẩm vật dụng cần thiết cho cuộc sống.
Tại thời điểm ngày 19/3, số ngƣời lánh nạn của Minamisoma đã giảm xuống 288 ngƣời, tuy nhiên tới đầu tháng 4 con số tăng lên hơn 400 ngƣời. Sau khi hệ thống các nhà tạm trú khẩn cấp đƣợc triển khai, từ cuối tháng 6, số ngƣời lánh nạn tại các điểm lánh nạn trong thành phố đã giảm xuống. Cho tới ngày 7/8, điểm lánh nạn cuối cùng của Kashima là trung tâm y tế Kashima đóng cửa, số ngƣời lánh nạn của Minamisoma chỉ còn lại ở quận Haramachi. Đến ngày 31/10, tất cả những ngƣời lạnh nạn còn lại đƣợc tập hợp tại tòa nhà quản lý sân vận động Hibarigahara Athletic Field bắt đầu chuyển vào các nhà tạm trú khẩn cấp. Tới ngày 28/12, tất cả các điểm lánh nạn trong thành phố đã đóng cửa. [68, tr 34]
Ảnh 0-3: Chỉ thị sơ tán trong vòng bán kính 30 km từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 Nguồn: http://www.enecho.meti.go.jp/about/w hitepaper/2011html/1-1-1.html
Sau sự cố hạt nhân và có chỉ thị sơ tán từ Chính phủ các phƣơng tiện truyền thông không thể thu thập đƣợc tin tức nên không ai biết đƣợc chính xác tình trạng thành phố. Do đó, Thị trƣởng Minamisoma đã tiếp nhận thông tin từ các video trên internet, cuộc điện thoại đƣa tin và đƣa thông báo cụ thể về tình hình trong thành phố. Nắm bắt đƣợc tình hình, Thống đốc tỉnh Niigata là Izumida Hirohiko đã đƣa ra đề nghị tiếp nhận ngƣời di tản từ Minamisoma. Kế hoạch di tản khẩn cấp đã đƣợc xây dựng, khuyến khích những ngƣời có khả năng tự chủ lánh nạn chủ động đi di tản và khi di tản ra ngoài thành phố cũng khuyến khích lánh nạn theo nhóm tập trung. Từ ngày 17/3, tại các điểm lánh nạn trƣờng tiểu học và trung học đã tổ chức giải thích kế hoạch di tản sang các điểm di tản ngoài thành phố bằng xe bus. Kế hoạch đã đƣợc thực hiện liên tục tới ngày 20 và tới ngày 25/3, ngày cuối cùng tiến hành kế hoạch, đã có 2.867 ngƣời đƣợc đƣa đi sơ tản. Phƣơng tiện sơ tán ngoài xe bus của thành phố còn có xe bus của địa phƣơng tiếp nhận. Sau đó, từ ngày 31/3, các nhân viên đƣợc bố trí tới hỗ trợ ngƣời dân tại các điểm lánh nạn ngoài thành phố. [68, tr36]
Các địa điểm tiếp nhận ngƣời lánh nạn từ thành phố Minamisoma là trƣờng nữ sinh Soma cũ thuộc thành phố Soma, trung tâm thể chất Yumikawa thành phố Date, tòa thị chính thị trấn Marumori (tỉnh Miyagi), thành phố Ojiya, thành phố Sanjo, thành phố Joetsu, thành phố Itoigawa (tỉnh Niigata), thành phố Iida (tỉnh Nagano), thị trấn Higashi Azuma, Kusatsu và làng Katashima (tỉnh Gunma). Riêng tại điểm lánh nạn trƣờng nữ sinh thành phố Soma, do ảnh hƣởng của dƣ chấn động đất vào khoảng đầu tháng 4 nên những ngƣời lánh nạn ở đây tiếp tục đƣợc đƣợc di tản sang điểm lánh nạn ở thành phố Fukushima và điểm lánh nạn ở Hararamachi. Cũng nhƣ các điểm lánh nạn trong thành phố, thời gian đóng cửa của từng điểm khác nhau nhƣng tới ngày 31/8/2012, tất cả các điểm lánh nạn ngoài thành phố cũng đã đóng cửa. [68, tr 36]